4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U:
2.1 THỰC TRẠNG CƠ CẤU ĐẦU TƯ ỞV IỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2020
2.1.3 Cơ cấu đầu tư phát triển ngành
- Công nghiệp: Cơ cấu công nghiệp dịch chuyển đúng hướng và tích cực, giảm tỉ trọng của ngành khai khoáng, tăng nhanh tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Đã hình thành được một số ngành công nghiệp có quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh và vị trí vững chắc trên thị trường quốc tế. Một số doanh nghiệp công nghiệp trong nước có năng lực cạnh tranh tốt. Công nghiê ̣p hỗ trợ từng bước hình thành và phát triển, góp phần nâng cao tỉ lê ̣ nô ̣i địa hoá và giá trị gia tăng. Công
nghiệp năng lượng tái tạo được quan tâm đầu tư, nhiều dự án điện gió, điện mặt trời được khởi công xây dựng và đi vào hoạt động. Tỉ trọng hàng hoá xuất khẩu qua chế biến trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tăng từ 65% năm 2016 lên 85% năm 2020; tỉ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị sản phẩm công nghê ̣ cao tăng từ 63,9% năm 2016 lên 77,7% năm 2019.
- Nông nghiệp: Năm 2015, cả nước có 3.643 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2020 có 1.055 doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp được thành lập mới. Và đến tháng 3/2021, cả nước có 13.280 DN trong ngành Nông nghiệp. Với mức tăng gấp 3 lần trong 5 năm qua – đã cho thấy hiệu quả của chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Tuy nhiên, DN trong ngành Nông nghiệp vẫn chủ yếu là DN vừa và nhỏ. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này còn hạn chế, chỉ chiếm 2,9% tổng số dự án FDI, chưa đến 1% tổng số vốn của FDI.
Giai đoạn 2013-2017, vốn đầu tư toàn xã hội cho ngành nông lâm thuỷ sản là 389.000 tỉ đồng, chiếm 5,69% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp và nông thôn là 712.000 tỉ đồng, bằng 1,54 lần so với giai đoạn 5 năm trước (2008-2012). Đây là mức thấp hơn mức tăng trung bình vốn ngân sách của cả nước (tăng 1,66 lần). Nếu tính cả yếu tố trượt giá thì vốn đầu tư trong 5 năm qua chỉ tăng 1,3 lần so với 5 năm trước.
Tính riêng nguồn vốn do Bộ NN&PTNT quản lý giai đoạn 2013-2017 từ ngân sách Nhà nước là 59.270 tỉ đồng, trung bình khoảng gần 12.000 tỉ đồng/năm.
Về phía doanh nghiệp tham gia vào ngành, năm 2017, đã có khoảng gần 2.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 20% so với bình quân 3 năm giai đoạn 2014-2016, đưa tổng số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp lên hơn 7.000 doanh nghiệp.
Nếu tính tất cả các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp thì tính đến tháng 9-2018, cả nước có 49.600 doanh nghiệp, chiếm 8% tổng doanh nghiệp cả nước, trong đó có hơn 8.600 doanh nghiệp trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Dù tăng mạnh, tổng số doanh nghiệp hoạt động trực tiếp trong ngành nông nghiệp vẫn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 1% tổng số doanh nghiệp cả nước. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ trong nông nghiệp lên tới hơn 95%, năng suất lao động lại chỉ bằng 38% năng suất lao động chung của cả nước. Chính điều này cũng gây cản trở tới nguồn vốn tín dụng đổ vào lĩnh vực này.
Theo đại diện của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng cho nông nghiệp nông thôn đến nay đạt gần 1,6 triệu tỉ đồng, tăng 9% so với cuối năm 2017 và tăng 2,3 lần so với thời điểm bắt đầu triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp, chiếm tỷ trọng khoảng 21% tổng dư nợ đối với nền kinh tế.
Tuy nhiên, cũng theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, ngành nông nghiệp vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, chưa đáp ứng được yêu cầu tái cơ cấu, ảnh hưởng đến việc đầu tư tín dụng của ngành ngân hàng.
Sản xuất nông nghiệp hiện còn manh mún, tự phát, chuỗi giá trị sản phẩm chưa được tổ chức hiệu quả và phát triển hợp lý. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, thực tế cả nước chỉ có khoảng 300/700 chuỗi liên kết hoạt động hiệu quả.
Trình độ chế biến sâu còn hạn chế nên giá trị gia tăng thấp. Thị trường tiêu thụ thiếu ổn định trong khi công tác phân tích, dự báo thị trường cũng như quy hoạch chưa hiệu quả. Việc ứng dụng khoa học công nghệ và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, quốc tế còn hạn chế, với chỉ 5% doanh nghiệp nông nghiệp được chứng nhận VietGap và tương đương. Chưa có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bài bản, hiệu quả; số lượng các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và số lượng doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao được nhận còn hạn chế.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp như nhà kính, nhà lưới tại các địa phương theo Thông tư 33 của Bộ tài nguyên và môi trường còn chậm, cần các cấp, các ngành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.
Thời gian qua, với chủ trương khuyến khích của Đảng, Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhiều DN thuộc các thành phần kinh tế đã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn như đầu tư của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty TNHH Ba Huân, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính của Tập đoàn Việt Úc đầu tư tại Bạc Liêu… và bước đầu đã khẳng định hiệu quả. Đặc biệt, vài năm gần đây, số lượng DN đầu tư vào nông nghiệp gia tăng, trong đó có nhiều DN, tập đoàn lớn như: TH Truemilk, Dabaco, Vingroup, Hòa Phát… quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lẻ sang nền sản xuất hàng hóa tập trung thời gian gần đây cũng đã ghi nhận nhiều kết quả quan trọng. Nhiều ngành sản xuất nông nghiệp như sữa, thủy sản, chăn nuôi đã “tiệm cận” công nghệ hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, số lượng DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện còn rất khiêm tốn. Tính chung cả nước chỉ có khoảng 1% tổng số DN đầu tư vào nông nghiệp
- Dịch vụ: Đóng góp của ngành dịch vụ vào tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng. Các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao như viễn thông, công nghệ thông tin, logistics và vận tải, tài chính, ngân hàng, du lịch, thương mại điện tử... được tập trung phát triển. Một số doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Ngành du lịch được triển khai theo hướng tập trung đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật đồng bộ, chú trọng nâng cao chất lượng và phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, đặc biệt là sản phẩm, dịch vụ có năng lực cạnh tranh cao. Ngành du lịch đã có bước phát triển rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng, cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Số lượng khách du lịch quốc tế tăng nhanh, bình quân giai đoạn 2016 - 2019 tăng khoảng 15%/năm và năm 2019 đạt 18 triệu lượt khách, tăng trên 10 triệu lượt so với năm 2015. Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã tác động rất nghiêm trọng đến ngành du lịch và nhiều ngành dịch vụ như giao thông vận tải, hàng không, khách sạn, ăn uống, giải trí…, số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh. - Ngành xây dựng phát triển mạnh cả về khả năng thiết kế và thi công xây lắp. Sản xuất vật liệu xây dựng phát triển với tốc độ nhanh theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu cả về
khối lượng, chất lượng, chủng loại cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Doanh nghiệp xây dựng phát triển cả về số lượng và chất lượng, làm chủ được nhiều công nghệ tiên tiến trong tất cả các khâu từ thiết kế, thi công với các loại vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc hiện đại.
- Công nghệ thông tin:
Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020, trong đó ngành CNTT là một trong 20 ngành, lĩnh vực được phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020; Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2016- 2020 là một trong hai mươi mốt Chương trình mục tiêu được hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016- 2020;
Trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018 phê duyệt Chương trình mục tiêu CNTT giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu tổng quát là “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến thống nhất từ trung ương đến địa phương; nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin quốc gia và xác thực điện tử; phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) thông qua việc phát triển các Khu công nghệ thông tin trọng điểm và các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm”.
Tổng kinh phí thực hiện Chương trình là: 1.520 tỷ đồng. Trong đó: + Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương: 844 tỷ đồng; + Vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương: 273 tỷ đồng;
+ Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương: 403 tỷ đồng.
Đến nay theo cập nhật mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên hệ thống đầu tư công quốc gia thìtổng số vốn đầu tư công nguồn NSTW giai đoạn 2016-2020 đã giao cho các
Bộ, ngành địa phương là 858,381 tỷ đồng (bao gồm dự phòng 10% của các Bộ ngành, địa phương) để bố trí cho các dự án về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến thống nhất từ trung ương đến địa phương; nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin quốc gia và xác thực điện tử. Đến hết 2019, NSTW đã bố trí 699,408 tỷ đồng đạt 81% kế hoạch giao. Cụ thể như sau:
+ Khối bộ ngành trung ương: Tổng số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn NSNN giai đoạn 2016- 2020 đã phân bổ là 515,206 tỷ đồng cho 11 Bộ ngành. Lũy kế vốn kế hoạch đã được bố trí đến hết năm 2019 là 466,226 tỷ đồng (đạt hơn 90% tổng số vốn kế hoạch trung hạn).
+ Khối địa phương: Tổng số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn NSNN giai đoạn 2016- 2020 đã phân bổ là 343,175 tỷ đồng cho 18 địa phương. Lũy kế vốn kế hoạch đã được bố trí đến hết năm 2019 là 233,142 tỷ đồng (đạt hơn 68% tổng số vốn kế hoạch trung hạn), còn 01 địa phương chưa bố trí vốn để khởi công mới dự án thuộc Chương trình là Thái Bình.
+ Về phát triển khu CNTT tập trung: Hiện nay trên cả nước có 04 khu CNTT tập trung hoạt động, bao gồm: 03 khu đang hoạt động là Khu Công viên phần mềm Quang Trung, Khu Công viên phần mềm Đà Nẵng, Khu CNTT tập trung Cầu Giấy; 01 khu đang trong quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng là Khu Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội. Tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước từ khi thành lập đến nay cho Công viên phần mềm Quang Trung là 230 tỷ VND, cho Khu CNTT tập trung Cầu Giấy là 31,4 tỷ VND và Công viên phần mềm Đà Nẵng là 162 tỷ VND. Trong giai đoạn 2016-2020 các khu công nghệ thông tin nói trên chưa được địa phương quan tâm, đề xuất trong kế hoạch đầu tư công trung hạn từ nguồn ngân sách TW hỗ trợ thuộc Chương trình mục tiêu CNTT.
Ngành công nghệ thông tinkế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 nguồn NSTW Tổng số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn NSTW giai đoạn 2016 - 2020 đã phân bổ là 1.304,812 tỷ đồng cho 27 Bộ ngành. Lũy kế vốn kế hoạch đã được giao đến hết năm 2019
là 913,786 tỷ đồng (đạt 70% tổng số vốn kế hoạch trung hạn) cho Các dự án đầu tư hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin; bảo mật và an toàn thông tin điện tử trong cơ quan nhà nước; hạ tầng công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp; hạ tầng thương mại điện tử, giao dịch điện tử theo Quyết định số 40.
2.1.4 Cơ cấu đầu tư phát triển theo địa phương, vùng lãnh thổ
Trong năm 2020 có 2610 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đăng ký là hơn 30.045 triệu đô la mỹ. Trong đó có một số vung được đầu tư mạnh mẽ. Đông bằng sông Hồng có 925 dự án với tổng số vốn đầu tư là hơn 9.549 triệu đô la mỹ; Trung du và miền núi phía bắc có 84 dự án với tổng số vốn đầu tư là hơn 1.706 triệu đô la mỹ; Bắc trung bộ và duyên hải miền trung có 150 dự án với tổng sô vốn đầu tư là 1.341 triệu đô la mỹ; Đông nam bộ có 1288 dự án với tổng số vốn đầu tư là 12.111 triệu đô la mỹ
Năm 2020, do tác động của đại dịch COVID-19, nền kinh tế thế giới chịu thiệt hại nặng nề,khiến các dòng vốn đầu tư ra nước ngoài giảm mạnh – đặc biệt là đầu tư FDI, và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Cụ thể, tổng lượng vốn FDI vào Việt Nam năm 2020 giảm 6,7% so với năm 2019,với giá trị khoảng 21 tỷ USD, trong đó vốn đăng ký cấp mới là 14,6 tỷ USD và vốn đăng ký điều chỉnh là 6,4 tỷ USD.
Về cơ cấu vốn FDI trong giai đoạn này,giá trị vốn đăng ký cấp mới luôn cao hơn(gấp khoảng 2-3 lần)vốn đăng ký điều chỉnh,cho thấy Việt Nam liên tục thu hút các nhà đầu tư mới vào thị trường.
Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng là một trong hai khu vực kinh tế thu hút được nhiều vốn FDI nhiều nhất tại Việt Nam. Trong những năm đầu thu hút FDI, vốn đầu tư vào cả nước và đồng bằng sông Hồng chưa nhiều, năm 1995, vốn đầu tư vào đồng bằng sông Hồng mới đạt 40 triệu USD. Song từ năm 2000 số vốn đầu tư vào đồng bằng sông Hồng bắt đầu tăng
2010 là 2,7 tỷ USD, đạt mức 7,5 tỷ USD năm 2017, năm 2019, tổng vốn FDI vào đồng bằng sông Hồng là 6.84 tỷ USD (tuy có giảm song vẫn ở mức cao so với cả nước). Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đồng bằng sông Hồng so với cả nước có xu hướng tăng trong những năm gần đây, năm 1995 tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với cả nước mới đạt 4,17%, năm 2000 là 13,4%, tỷ trọng này đạt 15,5% năm 2010, đến năm 2017 là 21.1% và tỷ trọng năm 2019 là 22.8%.
Tính đến năm 2019, khu vực đồng bằng sông Hồng có một số tỉnh thu hút được nhiều vốn đầu thư nhất là Hà Nội với 5934 dự án, vốn đầu tư 34,11 tỷ USD (xếp thứ 3 cả nước về vốn đầu tư); Bắc Ninh với 1.510 dự án với vốn đầu tư 18,85 tỷ USD; Hải Phòng (xếp thứ 6 cả nước về vốn đầu tư); Hải Phòng 799 dự án với vốn đầu tư 10,7 tỷ USD (xếp thứ 7 cả nước về vốn đầu tư) và Hải Dương 449 dự án với 8,17 tỷ USD (xếp thứ 11 cả nước về vốn đầu tư). Tính riêng năm 2019 Hà Nội là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng số vốn đăng ký 8,45 tỷ USD, chiếm 22,2% tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư tại Hà Nội chủ yếu là theo phương thức góp vốn, mua cổ phần với 6,47 tỷ USD, chiếm tới 76,6% tổng vốn đầu tư đăng ký của Hà Nội. Tiếp sau Hà Nội là Bắc Ninh, Hải Phòng và Hà Nam đều thu hút được hơn 1 tỷ USD vốn FDI năm 2019.
Trong giai đoạn 2015-2019, tại vùng đồng bằng sông Hồng đã thu hút được một số dự án