Dịch tễ học

Một phần của tài liệu Báo cáo TTTN Bảo (Trang 27 - 29)

- Loài mắc bệnh

Vi khuẩn ORT được phân lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới chủ yếu ở gà thịt và gà tây, và ít xuất hiện ở các loài gia cầm khác như gà lôi, chim bồ câu, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, đà điểu, quạ và mòng biển (Chin và cs., 2008). Ở gà thương phẩm, tất cả các lứa tuổi đều nhạy cảm với bệnh tuy nhiên hay gặp nhất ở gà trưởng thành.

- Lứa tuổi mắc bệnh

Bệnh viêm đường hô hấp cấp tính (ORT) có thể gặp trên gà và gà tây ở mọi lứa tuổi, hay gặp nhất ở lứa tuổi gà giò và gà lớn. Gà thịt công nghiệp thường mắc ở độ tuổi từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 6. Gà thịt làm giống từ 20 - 50 tuần tuổi cũng bị mắc ORT, tỉ lệ mắc cao nhất vào thời kỳ đẻ hoặc ngay trước khi bước vào giai đoạn đẻ (Chin và cs., 2008). Gà lông màu, gà hậu bị, gà đẻ và gà giống thường mắc ở độ tuổi từ tuần thứ 6 trở đi và trong suốt quá trình đẻ trứng. Gà thương phẩm từ 20 - 50 tuần

mắc và tỉ lệ tử vong cao (Chin và cs., 2008), tỉ lệ tử vong thường là khoảng 1 - 15%, nhưng có thể lên đến 50%.

Triệu chứng điển hình là ho, khó thở, chảy nước mắt, nước mũi (Chin và cs., 2008). - Mùa vụ phát bệnh

Với bản chất là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nên bệnh có tính chất lây lan rất nhanh, đặc biệt ở những vùng chăn nuôi gà tập trung. Bệnh ORT hay gặp nhất ở gà giò và gà lớn thường xảy ra vào mùa đông, mùa xuân và thời điểm giao mùa trong năm khi nền nhiệt có sự biến đổi nhiều. Tuy nhiên, với phương thức chăn nuôi gà công nghiệp tập trung với mật độ cao nhưng chưa đảm bảo được an toàn sinh học như một số nơi hiện nay thì bệnh ORT có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong năm (Lopes và cs., 2002).

- Chất chứa mầm bệnh

Ở gà bệnh có thể tìm thấy vi khuẩn ORT trong phổi, túi khí, chất tiết của đường hô hấp như: nước mũi, nước mắt, dịch nhầy khí quản và ở hai bên phế quản (Back và cs., 1997).

- Phương thức truyền lây

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gà chủ yếu qua đường hô hấp, sinh sôi và phát triển ở niêm mạc đường hô hấp, sau đó đến cư trú ở cơ quan đích là phổi, hai phế quản gốc và gây nên bệnh tích đặc trưng của bệnh ORT ở đó. Bệnh ORT xuất hiện và truyền ngang thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với mầm bệnh có trong không khí hay nước uống. Do đó, các chuồng hở, sự thông thoáng của chuồng nuôi tạo điều kiện cho quá trình phát tán bệnh trở nên dễ dàng hơn. Bệnh lây truyền từ gà bệnh cho gà khoẻ qua tiếp xúc trực tiếp. Gà bệnh bài thải mầm bệnh ra ngoài không khí qua chất tiết đường hô hấp (hắt hơi) và từ đó lây cho gà khoẻ bằng đường hít thở. Ngoài ra, mầm bệnh có thể lây lan theo đường gió, qua dụng cụ chăn nuôi, xe vận chuyển, động vật mang mầm bệnh và con người cũng đóng vai trò lớn trong sự truyền lây của bệnh ORT. Ở những vùng chăn nuôi gà tập trung theo hình thức công nghiệp nhưng không đảm bảo các điều kiện vệ sinh như môi trường bị ô nhiễm (mùi phân, độ thông thoáng kém…) hoặc nuôi gà nhiều độ tuổi khác nhau trong cùng một khu vực luôn là điều kiện tốt cho bệnh ORT bùng phát và lây lan với tốc độ nhanh. Ngoài ra, vi khuẩn này có những bằng chứng cho thấy chúng có khả năng truyền dọc. Thêm nữa, ORT cũng được phân lập từ buồng trứng, ống dẫn trứng, trứng nở, trứng đã thụ tinh, trứng không được thụ tinh, trứng chết phôi và chết bệnh trong vỏ của gà và gà tây (Back và cs., 1998). Tuy nhiên, khi tiêm ORT vào trứng gà có phôi, phôi được giết ở ngày thứ 9 nhưng không phân lập được ORT từ trứng đó. Như vậy, có thể thấy rằng ORT không truyền qua trứng trong quá trình ấp (Nguyễn Vũ Sơn và cs., 2014).

Một phần của tài liệu Báo cáo TTTN Bảo (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w