2 .Mục tiêu của đề tài
Bảng 2.11 Kết quả khảo sát về trình độ học vấn và khả năng thoát nghèo
Trình độ học vấn Sô phiếu trả lời Tỷ lệ
Không bằng cấp 16 10% Tốt nghiệp tiểu học 14 16% Tốt nghiệp THCS 37 33% Tốt nghiệp THPT 24 43%
Khác 16 67%
(Nguồn: số liệu khảo sát của tác giả)
Trình độ học vấn hộ nghèo vay vốn NHCSXH chiếm đại đa số dưới bậc tiểu học. Theo khảo sát số liệu trong 430 hộ nghèo vay vốn có 238 hộ có trình độ từ tiểu học trở xuống chiếm 55% (xem bảng 2.9). Điều này chứng tỏ đối tượng khách hàng của NHCSXH Tỉnh Đăk Nông chủ yếu là người có trình độ thấp, mức độ tiếp cận với khoa học công nghệ chưa cao, khả năng nắm bắt các phương thức sản xuất mới, hiện đại, các mô hình vật nuôi, cây trồng còn thấp. Do đó, tỷ lệ thoát nghèo của NHCSXH tỉnh Đăk Nông còn thấp; năm 2017 có 25,4% hộ nghèo vay vốn thoát nghèo.
2.3.1.3 Mục đích vay vốn
Kết quả bảng 2.12 cho thấy hầu hết các hộ nghèo vay vốn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Đắk Nông sử dụng vào một trong các mục đích: đầu tư vào sản xuất, kinh doanh ngành nghề không trái pháp luật (mua sắm máy móc, công cụ sản xuất, dịch vụ nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán…). Trong đó Mua sắm máy móc, công cụ sản xuất chiếm 41,4%, Mua sắm nguyên vật liệu sản xuất kinh doanh với 34,7% và Cải tạo đất sản xuất với 17,2%. Thông qua các chương trình vay vốn ưu đãi, được sự giúp đỡ, quan tâm sát sao của các cấp hội, đoàn thể, hầu hết các hộ vay đã sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.
Bảng 2.12 Mục đích vay vốn của các hộ tại NHCSXH Đắk Nông
Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ %
Mua sắm máy móc, công cụ sản xuất 178 41,4% Cải tạo đất sản xuất 74 17,2% Mua sắm nguyên vật liệu sản xuất kinh
doanh 149 34,7%
Trả nợ 6 1,4%
Chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày 12 2,8% Gửi ngân hàng lấy lãi 11 2,6%
Tổng 430 100%
(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)
Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát vẫn còn tình trạng hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích. Thay vì sản xuất kinh doanh họ sử dụng vốn vay vào các mục đích khác như để tra nợ, phục vụ cho các chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, gửi ngân hàng để lấy lãi...đi ngược lại quy định của NHCSXH tỉnh Đăk Nông. Do đó, một mặt ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, không phục vụ sản xuất kinh doanh nên đến hạn trả nợ hộ vay không có nguồn thu từ vốn vay để trả nợ; mặt khác ảnh hưởng đến ý nghĩa, hình ảnh của NHCSXH dẫn đến còn hộ lợi dụng chính sách để sử dụng vào mục đích không chính đáng.
2.3.2. Về môi trường tự nhiên
Điều kiện môi trường tự nhiên không ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay của ngân hàng nhưng có tác động đến hoạt động sản xuất của người vay vốn, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của hộ vay do đó tác động gián tiếp đến trả năng thu hồi vốn của ngân hàng cũng như khả năng thoát nghèo của hộ vay giảm.
Đặc biệt với khí hậu vùng Tây nguyên, một năm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô kéo dài 6 tháng. Thời tiết khô hạn, hạn hán kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng chủ lực của vùng là hồ tiêu, cây cà phê,...Cơn bão số 12 Damrey đợt tháng 11/2017 đã gây thiệt hại nghiệm trọng về người và của cho địa phương, ảnh hưởng trực tiếp lên 3 huyện Đắk Glong, Krông Nô, Cư Jút với tổng thiệt hại do bão gây ra ước khoảng 15 tỷ đồng. Ước tính trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có 154 hộ vay vốn chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão Damrey, bị thiệt hại nặng nề về tài sản, không còn nguồn thu để trả nợ, khả năng thoát nghèo giảm.
2.3.3 Các tổ chức liên quan trong quy trình cho vay.
Hoạt động cho vay của Ngân hàng chính sách phụ thuộc nhiều vào các tổ chức liên quan ngoài ngân hàng như chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác; tổ TK&VV.
2.3.3.1 Chính quyền địa phương.
Sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với hoạt động cho vay ngân hàng chính sách càng lớn thì ở địa phương đó chất lượng tín dụng càng cao. Sự phối hợp của chính quyền địa phương trong việc thực hiện giao ban đình kỳ hàng tháng, tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động ngân hàng chính sách; tham gia chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện hết trách nhiệm theo hợp đồng ủy thác đã ký kết với Ngân hàng; phối hợp trong công tác ngăn chặn các tình trạng bỏ đi khỏi địa phương . Nếu làm tốt sự phối hợp này sẽ giúp cho ngân hàng quản lý và bảo toàn được nguồn vốn.
Theo số liệu tác giả khảo sát thì có sự đồng ý của hộ vay về sự vào cuộc của chính quyền địa phương giúp hộ nghèo tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay và hạn chế hộ chây ỳ, bỏ trốn khỏi địa phương. ( từ 3,6 đến 4 điểm trên thang 5). Chứng tỏ sự phối hợp của chính quyền địa phương với ngân hàng làm tăng hệ số sử dụng vốn, giúp giảm chí phí quản lý vốn và tăng số lượng hộ nghèo được vay vốn trên địa bàn Tỉnh và hạn chế tăng nợ quá hạn cho chi nhánh qua công tác chỉ đạo các ban ngành địa phương giúp hạn chế hộ chây ỳ, hộ bỏ đi khỏi địa phương
Bảng 2.13:Tổng hợp kết quả khảo sát tác động của chính quyền địa phƣơng
Nội dung Điểm bình
quân
Sự vào cuộc của chính quyền địa phương giúp hộ nghèo tiếp
cận được vốn vay 3,6
Sự vào cuộc của chính quyền địa phương giúp hạn chế hộ
chây ỳ, bỏ trốn khỏi địa phương 4
(Nguồn: Khảo sát số liệu của tác giả) 2.3.3.2. Hoạt động ủy thác của tổ chức chính trị - xã hội.
Nhận ủy thác thực hiện một số công đoạn trong quy trình cho vay của NHCSXH do đó hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội nếu thực hiện tốt, nắm bắt
được các chủ trương, chính sách của Đảng về hoạt động cho vay chính sách và các nghiệp vụ ngân hàng sẽ giúp nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo.
.Bảng 2.14 Khảo sát về hoạt động ủy thác của tổ chức chính trị - xã hội
Nội dung Điểm bình quân
Tổ chức hội, đoàn thể là cầu nối giữa hộ nghèo với ngân hàng 4,06 Tố chức hội nắm vững kiến thức chuyên môn ngân hàng 3,79
(Nguồn: Khảo sát số liệu của tác giả)
Điếm đánh giá về việc tổ chức Hội là cầu nối giữa hộ nghèo và ngân hàng l,à điểm và tổ chức hội nắm vững kiến thức chuyên môn ngân hàng 3,79 điểm. Từ đó cho thấy sự đồng ý của hộ vay về hoạt động của tổ chức hội giúp tăng khả năng tiếp cận hộ nghèo với nguồn vốn vay ngân hàng, giúp nhiều hộ nghèo hơn được vay vốn. Nắm vững kiến thức chuyên môn giúp tổ chức Hội tăng cường cầu nối giữa hộ vay và ngân hàng như truyền đạt những quy định, chính sách về vay vốn, thông báo vốn kịp thời đến hộ vay vốn giúp càng nhiều hộ nghèo đủ điều kiện được vay vốn và chấp hành đúng các quy định, quy ước của Ngân hàng về trả nợ gốc, nợ lãi đúng hạn.
Theo khảo sát cho thấy tại chi nhánh vẫn còn một số tổ chức Hội chưa năm vững kiến thức chuyên môn, khi hộ vay có thắc mắc về lãi suất, mức vay, thời gian cho vay...thì cán bộ tổ chức Hội lại hỏi ngược lại ngân hàng.
2.3.3.3 Hoạt động của tổ TK&VV
Hoạt động của tổ TK&VV là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất trong nhóm tổ chức liên quan đến hoạt động ngân hàng. Quan trọng nhất bởi lẽ, tổ TK&VV là người gần gũi nhất với hộ vay; là người trực tiếp truyền đạt các nội dung, chính sách ngân hàng đến người vay vốn; là người chịu trách nhiệm về con người được vay vốn trước ngân hàng; tổ trưởng tổ TK&VV còn thường là cán bộ hoạt động phong trào tại thôn, bon nên luôn nắm bắt được tình hình đời sống của hộ vay vốn. Do đó, tổ TK&VV hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng cho vay ngân hàng nói chung và chất lượng cho vay hộ nghèo nói riêng.
Biểu đồ 2.3 cho thấy những người được khảo sát có sự đánh giá cao về uy tín của tổ trưởng, tổ trưởng nắm vững kiến thức nghiệp vụ ngân hàng để trả lời khi hộ
đúng quy định của ngân hàng về việc thu lãi theo tháng. Kết quả này thể hiện phần nào tác động tích cực của hoạt động tổ TK&VV đến nâng cao tính tuân thủ quy định của hộ vay, chấp hành đúng quy định tổ, không để phát sinh nợ lãi tồn đọng, hộ vay không trả nợ đúng hạn, tăng khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng.
Biều đồ 2.3.Kết quả khảo sát hoạt động tổ TK&VV
2.3.4 Quy trình cho vay.
Quy trình cho vay là các quy định cần thực hiện trong các khâu: bình xét vay vốn, giải ngân, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, thu hồi vốn. Đảm bảo các khâu trong quy trình cho vay được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ sẽ giúp hạn chế những rủi ro gây ra mất vốn đối với ngân hàng.
Bảng 2.15: Tổng hợp khảo sát về quy trình cho vay
Nội dung Điểm đánh giá
Tổ trưởng thông báo vốn đến hộ vay. 3,81
Tiến hành bình xét công khai khi vay vốn 3,57
Tổ chức Hội thường xuyên kiểm tra, giám sát hộ vay. 3,66
Tổ chức Hội, Trưởng thôn có tham gia họp bình xét cho vay 3,73
(Nguồn: Khảo sát số liệu của tác giả)
Qua kết quả khảo sát. Có sự đồng ý của hộ vay về việc tuân thủ quy trình cho vay của tổ trưởng tỏ TK&VV, tổ chức Hội: có tiến hành họp bình xét công khai, có Hội, trưởng thôn tham dự; tổ chức Hội cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát hộ hộ vay về sử dụng vốn, tổ trưởng thông báo vốn đến hộ vay. Việc tuân thủ đúng quy trình cho vay giúp công khai minh bạch nguồn vốn vay đến rộng rãi hộ nghèo tăng
Hộ vay có tín nhiệm đối với
tổ trưởng Tổ trưởng nắm vững kiến thức để trả lời cho hộ vay Tổ thường xuyên đôn đốn hộ vay trả nợ đúng hạn Tổ trưởng thu lãi hàng tháng 3.9 3.6 4.1 4
khả năng được tiếp cận vốn vay; mặt khác còn giúp hạn chế việc cho vay sai đối tượng, cho vay các hộ không đủ điều kiện vay vốn, ý thức chấp hành không cao được vay vốn; hạn chế khả năng phát sinh nợ khó thu hồi.
Tuy nhiên, điểm đánh giá ở chỉ ở mức trung bình từ 3,57 đến 3,81 điểm trên thang 5 điểm. Điều này chứng tỏ tại chi nhánh tỉnh Đăk Nông, ở một số nơi quy trình cho vay vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc.
2.3.5 Về trình độ, thái độ của cán bộ ngân hàng.
Khác với các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội ủy thác một số khâu cho vay tổ chức Hội, đoàn thể; cho tổ TK&VV nên cán bộ ngân hàng không trực tiếp tham gia các khâu cho vay. Tuy nhiên, cán bộ ngân hàng và đặc biệt là cán bộ quản lý đia bàn là người trực tiếp tham mưu với chính quyền xã các văn bản, các chính sách về hoạt động ngân hàng, là người thường xuyên đôn đốc tổ chức nhận ủy thác và tổ trưởng tổ TK&VV làm việc để đạt được chất lượng tốt.
Kết quả khảo sát bảng 2.16 cho thấy có sự độ đồng ý của hộ được điều tra về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thái độ giao tiếp, ứng xử, thái độ làm việc của cán bộ ngân hàng chính sách. Tuy nhiên mức độ đồng ý chưa cao đặc biệt là ở khâu tham dự họp bình xét của cán bộ ngân hàng điểm trung bình 3,421 gần rơi vào khoảng không ý kiến( 2,61-3,4điểm)..
Bảng 2.14: Khảo sát về trình độ, thái độ của cán bộ ngân hàng
Trình độ, thái độ của cán bộ ngân hàng. Điểm trung bình
Cán bộ ngân hàng có thái độ phục vụ hòa nhã. 3,942 Cán bộ ngân hàng có kiến thức tốt, giải đáp thắc mắc tận tình
cho hộ vay 4,002
Cán bộ ngân hàng thường xuyên kiểm tra hộ vay vốn 3,744 Cán bộ thường xuyên đôn đốc hộ vay trả nợ 3,793 Cán bộ ngân hàng tham dự họp bình xét vay vốn 3,421
(Nguồn: Khảo sát số liệu của tác giả)
Năng lực làm việc của cán bộ ngân hàng vững vàng, giải đáp được các thắc mắc của hộ vay; thái độ làm việc tận tình, sâu sát, thường xuyên kiểm ta hộ vay trước và sau khi cho vay, đôn đốc hộ vay trả nợ đúng hạn, kiểm tra việc bình xét
vay vốn dưới cơ sở sẽ đảm bảo việc quy trình cho vay được thực hiện chặt chẽ, hộ vay có ý thức hơn trong việc trả nợ và sử dụng vốn vay đúng mục đích có tác động làm tăng khả năng thu hồi nợ cho ngân hàng, ngăn chặn ngay từ đầu khả năng phát sinh nợ quá hạn, giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của hộ vay
Ngân hàng là ngành kinh doanh tiền tệ, do đó vấn đề về đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm đóng vai trò quan trọng gây ảnh hưởng đến hình ảnh, chất lượng cho vay nói chung và cho vay hộ nghèo nói riêng. Vụ việc tham ô hơn 10 tỷ đồng của 3 cán bộ phòng giao dịch huyện Đăk Mil chi nhánh tỉnh Đăk Nông năm 2016 một mặt ảnh hướng đến hình ảnh của cả Chi nhánh mặt khác kéo theo 10 tỷ nợ xấu cho ngân hàng, khiến tỷ lệ nợ quá hạn huyện Đăk mil năm 2016 từ 0,62% tăng lên 2,53%, nợ quá hạn cả chi nhánh từ 0,34% lên 0,98%.
2.4. Đánh giá chất lƣợng cho vay hộ nghèo tại ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Đắk Nông
2.4.1. Kết quả đạt được
Thứ nhất: Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo tăng trưởng mạnh qua các năm, tăng từ 680.048,32 triệu đồng năm 2015 lên 845.287,47 triệu đồng năm 2017. Mức tăng trưởng dư nợ này luôn nằm trong kế hoạch thông báo vốn được cho phép. Việc tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng về vốn rất quan trọng đối với bất kỳ một ngân hàng nào, nó thể hiện sự tăng trưởng bền vững, không phải là tăng trưởng nóng, tiềm ẩn nhiều rủi ro về khả năng thanh toán. Và đối với NHCSXH, tăng trưởng nằm trong kế hoạch vốn được thông báo là vô cùng quan trọng, nó đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng. Vì đặc thù hoạt động của NHCSXH là hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, huy động với lãi suất thị trường, cho vay với lãi suất ưu đãi, phần chênh lệch này nằm trong kế hoạch cấp bù ngân sách hàng năm của nhà nước.
Thứ hai: Hoạt động cho vay hộ nghèo đã đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Đắk Nông.
Trong những năm qua, kinh tế tỉnh đã phát triển nhanh và toàn diện, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Công tác cho vay hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Đắk Nông đã giúp 23.879 hộ nghèo của tỉnh thoát nghèo. Đến năm 2015 tỷ lệ hộ thoát nghèo của tỉnh là 21%, năm 2016 tỷ lệ thoát nghèo là 25%, năn
2017 là 25,4%. Tỷ lệ hộ thoát nghèo từ 2015 đến 2017 tăng dần khẳng định chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo tăng. Công tác cho vay hộ nghèo của ngân hàng đã đóng góp và sự phát triển kinh tế chung của tỉnh nhà, giúp rất nhiều hộ nghèo vay vốn thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.
2.4.2 Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả quan trọng trong công tác cho vay hộ nghèo NHCSXH tỉnh Đắk Nông đã đạt được trong những năm qua, thì kết quả cho vay trên cũng cho thấy còn một số bất cập cần tiếp tục được tháo gỡ trong cho vay hộ nghèo. Những bất cập đó là:
Thứ nhất:Số hộ thoát nghèo có tăng nhưng chưa bền vững. Cụ thể năm 2015 số hộ thoát nghèo nhờ được vay vốn của NHCSXH là 2.045 hộ, năm 2016 là 2.071 hộ đến năm 2017 là 2.305 hộ. Nhưng có một bộ phận hộ nghèo có nguy cơ tái nghèo trong thời gian tới do: Các hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống trên địa bàn có điều kiện tự nhiên khó khăn, khắc nghiệt,