2.2. Các cơ sở lý thuyết về ảnh hƣởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt
2.2.5. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế
Jõeveer (2013) cho rằng nền kinh tế vĩ mô nói chung hay GDP nói riêng có ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hay đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Hệ số đòn bẩy tài chính cho biết tổng vốn của doanh nghiệp gấp bao nhiêu lần so với vốn chủ sở hữu, khi hệ số đòn bẩy tài chính lớn hơn 2 nghĩa là trong cơ cấu vốn, nợ sử dụng nhiều hơn so với vốn chủ sở hữu, tức cơ cấu vốn nghiêng về nợ.
Trong hầu hết các nền kinh tế, chỉ số GDP đại diện cho cơ hội tăng trƣởng. Theo lý thuyết trật tự phân hạng, các doanh nghiệp có cơ hội tăng trƣởng cao sẽ có nhu cầu vốn nhiều hơn, vì vậy nguồn tài trợ từ bên ngoài sẽ đƣợc ƣu tiên thông qua nguồn tài trợ từ nợ (Lim, 2012). Cũng liên quan đến vấn đề này, Kosmidou (2008) tìm ra mối quan hệ giữa GDP và lợi nhuận của ngân hàng, chỉ số GDP tăng cho thấy sự cải thiện trong thu nhập chung của nền kinh tế làm tăng lợi nhuận ngân
19
hàng. Thật vậy, tăng trƣởng GDP ảnh hƣởng tích cực đến nhu cầu vay và cung tiền gửi, do đó, tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng (Kagecha, 2014). Athanasoglou và cộng sự (2008) lập luận rằng, trong quá trình suy thoái kinh tế, việc cho vay của ngân hàng có thể bị thu hẹp, ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Mặt khác, trong giai đoạn bùng nổ kinh tế, khi tất cả các ngành trong nền kinh tế đều hoạt động tốt, nhu cầu vay vốn có thể tăng lên, điều này giúp mở rộng biên lợi nhuận của ngân hàng. Trong khi đó, nghiên cứu của Siddik và cộng sự (2017) lại kết luận rằng tốc độ tăng trƣởng kinh tế có mối tƣơng quan ngƣợc chiều đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở các nƣớc phát triển, cụ thể trong bài nghiên cứu này là Bangladesh.