2.5.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu
Các nghiên cứu trên thế giới về đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng chủ yếu đếu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính. Kế thừa từ những nghiên cứu trên và áp dụng phương pháp khe hở tài trợ, bài viết xây dựng mô hình hồi quy cho nghiên cứu như sau:
Y = α + β1*lnTA + β2* LLP/TL + β3*ROA + β4*CAP + β5*LRA + β6*GDP + β7*GDP t-1 + β8*INF + β9*INFt-1+ εit
Trong đó: biến phụ thuộc Y được mô tả qua 2 chỉ số là khe hở tài trợ và tỷ lệ cho vay trên huy động để đo lường khả năng thanh khoản của các NHTM.
2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Khe hở tài trợ được dùng để đo lường rủi ro thanh khoản của ngân hàng (Thông, 2013). Bên cạnh đó, bài viết sử dụng tỷ lệ cho vay trên huy động là một chỉ số đại diện cho biến phụ thuộc. Theo Vũ Thị Hồng (2015), tỷ lệ này thể hiện mức độ sử dụng bao nhiêu phần nguồn vốn huy động được để cho vay và đã được quy định mức tối đa trong thông tư 36/2014/TT-NHNN. Khe hở tài trợ được tính là chênh lệch giữa số dư bình quân của các khoản cho vay và số dư bình quân vốn huy động. Để phù hợp với mô hình thực nghiệm, tác giả sử dụng biến FGAP để đo
lường tỷ lệ giữa số chênh lệch giữa tổng cho vay bình quân và tổng huy động bình quân trên tổng tài sản làm biến phụ thuộc của bài nghiên cứu.
Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại là những biến giải thích trong mô hình nghiên cứu được phân loại thành 2 nhóm, một là nhóm biến nội sinh bao gồm những nhân tố phản ánh tình hình tài chính, hoạt động của ngân hàng, hai là nhóm biến ngoại sinh phản ánh môi trường kinh tế vĩ mô. Bảng 2.2 bên dưới liệt kê các biến phụ thuộc và độc lập được sử dụng trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm. Bên cạnh liệt kê, tác giả có trình bày tóm tắt mô tả biến và kỳ vọng tác động của biến độc lập đến biến giải thích.
Bảng 2.2. Mô tả biến trong mô hình nghiên cứu
Biến Mô tả biến Kỳ vọng dấu
Biến phụ thuộc
FGAP Khe hở tài trợ
CV/HD Tổng cho vay bình quân/ Tổng huy động bình quân
Nhóm nhân tố nội sinh
LNTA Logarit tự nhiên của tổng tài sản ngân hàng
+
LLP/TL Tỷ lệ chi phí dự phòng rui ro tín dụng với tổng giá trị các khoản cho vay
+
CAP Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản
-
LRA Tỷ lệ dự trữ thanh khoản
trên tổng tài sản
-
CROA Khả năng sinh lời trên
tổng tài sản
-
Nhóm nhân tố ngoại sinh
hàng năm
INF Tỷ lệ lạm phát hàng năm
của nền kinh tế
-
Trong phạm vi bài viết, biến nội sinh gồm nhóm biến đo lường quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng, đòn bẩy tài chính, dự trữ thanh khoản và khả năng sinh lời. Dữ liệu của các biến nội sinh được thu thập từ bảng cân đối kế toán và báo cáo KQKD hàng năm của mỗi ngân hàng trong mẫu nghiên cứu.
- Quy mô ngân hàng
Quy mô ngân hàng được thể hiện qua giá trị logarit tự nhiên của tổng tài sản bình quân của ngân hàng (SIZE). Vai trò của biến giải thích SIZE trong mô hình nghiên cứu minh họa cho nhận định rủi ro thanh khoản chịu tác động bởi nhân tố quy mô. Tác động thứ nhất cho rằng những ngân hàng lớn dễ dàng huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng và ngược lại ngân hàng nhỏ gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn hoặc phải chịu chi phí cao khi huy động. Từ đó, những ngân hàng nhỏ thường duy trì 1 tỷ lệ thanh khoản cao (Aspachs,2005). Trong một nghiên cứu của các tác gỉa Gibilario, Giannotti, Mattarocci 2010, gồm 675 ngân hàng tại Ý cho rằng các ngân hàng lớn duy trì tỷ lệ thanh khoản thấp. Tác giả cho rằng chiến lược này được duy trì dựa trên học thuyết các ngân hàng có quy mô lớn sẽ có uy tín hơn, như vậy ít bị rủi ro thanh khoản (Lucia Gibilaro, 2010).
Tác động thứ hai cho rằng, những ngân hàng có quy mô lớn thường duy trì tỷ lệ thanh khoản cao. Do đó, đối với những ngân hàng lớn, tiền gửi huy động từ dân cứ luôn dồi dào, tài sản ngân hàng bao gồm nhiều trái phiếu chính phủ và các loại giấy tờ có giá thanh khoản cao khác. Hơn nữa, những ngân hàng này luôn dự trữ thanh khoản lớn tại ngân hàng trung ương và dễ dàng tiếp cận sự hỗ trợ từ ngân hàng trung ương với vai trò người cho vay cuối cùng (Allen N.Berger, 2009).
Trong phạm vi bài nghiên cứu, tác giả kỳ vọng tác động cùng chiều của quy mô ngân hàng đến khe hở tài trợ.
Kết quả nghiên cứu của Bunda & Desquilbet (2008) tại 36 quốc gia có nền kinh tế mới nổi (trong đó có Việt Nam) giai đoạn từ 1995 đến 2004 với dữ liệu thu thập từ 1107 ngân hàng thương mại cho thấy tỷ lệ vốn được đo bằng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối quan hệ ý nghĩa và tác động tích cực lên tỷ lệ thanh khoản. Nghiên cứu kết luận với tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các ngân hàng luôn có sẵn lượng dự trữ thanh khoản cao, nhờ đó tỷ lệ thanh khoản luôn duy trì ổn định.
Kết quả ngược lại được thể hiện trong nghiên cứu của Horvat R et al 2012 tại Cộng hòa Séc khi tác giả cho rằng các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhỏ, dưới áp lực của các tiêu chuẩn thông lệ quốc tế như Basel III lại duy trì tỷ lệ thanh khoản cao để đảm bảo an toàn trong thanh toán (Horvat R., Seidler J & Weill L., 2012).
Tác giả kỳ vọng tỷ lệ vốn có tác động ngược chiều đối với khe hở tài trợ.
- Khả năng sinh lời
Lợi nhuận và thanh khoản là hai vấn đề luôn được các ngân hàng quan tâm hàng đầu. Khi lợi nhuận tăng đồng nghĩa với việc các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tăng, trong đó có rủi ro thanh khoản. Trong nghiên cứu của Valla & Saes-Escorbiac (2006) chỉ ra rằng lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản có tác động tiêu cực đến tỷ lệ thanh khoản. Những ngân hàng sở hữu lợi nhuận và mức tăng trưởng lợi nhuận lớn có được tỷ lệ thanh khoản thấp, nguyên nhân là do khi sở hữu mức tăng trưởng lợi nhuận lớn, các ngân hàng sẽ chấp nhận những khoản đầu tư rủi ro hơn như những khoản cho vay, dẫn đến tài sản thanh khoản giảm (Natacha Valla, Beatrice Saes- Escorbiac, 2006). Tuy nhiên nghiên cứu của Bonfirm và Kim (2011) lại tìm ra tác động cùng chiều của tỷ lệ thanh khoản (Diana Bonfim, Moshe Kim, 2012). Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng khả năng sinh lời ngân hàng ROA có tác động ngược chiều với khe hở tài trợ. Điều này phù hợp với thực tiễn thị trường tài chính Việt Nam khi các ngân hàng lớn có lợi nhuận cao sẽ đối mặt với nguy cơ vỡ nợ mất thanh khoản thấp hơn.
- Rủi ro tín dụng
Yếu tố rủi ro tín dụng được đề cập ở nhiều nghiên cứu về tính thanh khoản của ngân hàng. Nghiên cứu của Muhammad và Amir 2013 với mẫu 26 NHTM ở Pakistan giai
đoạn 2007-2011 đưa ra kết luận rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra nếu ngân hàng thương mại gánh chịu rủi ro tín dụng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng bị giảm sút nghiêm trọng. Những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao bị công bố, những ngân hàng này áp dụng nhiều phương pháp để giảm tỷ lệ nợ xấu, tăng trích lập dự phòng rủi ro. Điều này khiến cho tỷ lệ thanh khoản sụt giảm. Hơn nữa, một khi hứng chịu rủi ro tín dụng cao, đồng nghĩa với việc khả năng thu hồi vốn để thanh toán các khoản tiền gửi khi đến hạn cũng bị ảnh hưởng, các ngân hàng có thể phải giảm nắm giữ cổ phiếu, các chứng khoán thanh khoản để có tiền chi trả cho người gửi tiền. Do đó, những ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao là những ngân hàng gặp khó khăn trong thanh toán. Rủi ro tín dụng được đo lường bởi tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng giá trị các khoản cho vay khách hàng. Bài viết kỳ vọng quan hệ cùng chiều giữa rủi ro tín dụng và khe hở tài trợ.
- Tỷ lệ dự trữ thanh khoản
Bài viết sử dụng tỷ lệ dự trữ bao gồm dự trữ sơ cấp và thứ cấp trên tổng tài sản nhằm đo lường tác động của nhân tố dự trữ thanh khoản đối với khe hở tài trợ. Nghiên cứu của Chung Hua Shen (2009) kết luận dự trữ thanh khoản cao sẽ giảm rủi ro thanh khoản vì khi đó ngân hàng có thể bán hay cầm cố tài sản để có được nguồn vốn thanh khoản. Trong phạm vi bài viết, tác giả kỳ vọng quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ dự trữ thanh khoản và biến phụ thuộc khe hở tài trợ (Chung-Hua Shen, 2009).
Rủi ro thanh khoản của ngân hàng không chỉ chịu tác động bởi các yếu tố thuộc nhóm nội sinh mà còn chịu tác động bởi các nhân tố ngoại sinh. Điển hình trong nghiên cứu của tác giả Trương Quang Thông (2013) đã chứng minh hai nhân tố thuộc nhóm ngoại sinh là tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản (Thông, 2013). Kết luận trên cũng được tìm thấy ở nhiều nghiên cứu của Chung Hua Shen (2009) và Vodova (2013). Trong phạm vi bài viết này tác giả lựa chọn 2 nhân tố tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát đóng vai trò là nhóm ngoại
sinh trong mô hình nghiên cứu. Số liệu các biến trên được thu thập từ cơ sở dữ liệu của World Bank và Tổng cục Thống kê.
- Tăng trưởng kinh tế
Yếu tố tăng trưởng kinh tế được đo lường bởi tốc độ tăng trưởng GDP (Vodova, 2013). Kinh tế tăng trưởng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh các chủ thể, khuyến khích ngân hàng cho vay nhiều hơn và chất lượng các khoản vay cũng như các tài sản khác tốt hơn và rủi ro ngân hàng đối mặt ít hơn. Nghiên cứu của tác giả Trương Quang Thông (2013) nhận định tăng trưởng kinh tế cao hơn của năm hiện hành sẽ làm gia tăng rủi ro thanh khoản. Hơn nữa, tác giả kiểm định tác động của biến độ trễ nhân tố tăng trưởng kinh tế và tìm ra kết quả ngược lại là tăng trưởng kinh tế cao hơn của năm trước lại làm giảm rủi ro thanh khoản. Bài viết dự kiến sử dụng cả hai biến GDP và GDPt-1 vào mô hình nghiên cứu tác động đến biến khe hở tài trợ và kỳ vọng tác động ngược chiều của cả 2 biến.
- Tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát được tác giả sử dụng chỉ số giá cả các mặt hàng tiêu dùng (CPI) để đo lường (Thông, 2013). Ngoài nhận định của (Perry, 1992) về biến tỷ lệ lạm phát như với mức lạm phát đúng kỳ với kỳ vọng ngân hàng vẫn có lợi nhuận vì đã có sự chuẩn bị, tuy nhiên khi lạm phát thực chệch so với kỳ vọng thì ngân hàng có thể gặp rủi ro lợi nhuận giảm và gia tăng các loại hình rủi ro khi tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ điều chỉnh ban đầu của thu nhập. Kết quả nghiên cứu của tác giả Vodova năm 2011 đưa ra kết quả quan hệ ngược chiều của thay đổi lạm phát với tỷ lệ thanh khoản. Trong nghiên cứu tác giả Trương Quang Thông (2013) cho rằng thay đổi lạm phát năm nay không ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản năm đó nhưng có ảnh hưởng làm giảm rủi ro thanh khoản của năm sau đó. Trong phạm vi bài viết, tác giả sử dụng biến INF và INFt-1 tương ứng là tỷ lệ lạm phát năm hiện hành và năm trước đó trong mô hình đánh giá tác động đến rủi ro thanh khoản. Nghiên cứu kỳ vọng quan hệ ngược chiều đối với hai biến.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Mở đầu chương, bài viết giới thiệu khái niệm thanh khoản ngân hàng thương mại bao gồm định nghĩa cung cầu và các nhân tố chính tạo nên trạng thái thanh khoản. Nguyên nhân ảnh hưởng đến thanh khoản cũng được trình bày trong phần này bao gồm những yếu tố chủ quan và khách quan. Tiếp theo nội dung chương là nhận định của tác giả về phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản và các nhân tố tác động đến thanh khoản được chia thành 2 nhóm nhân tố bên trong và bên ngoài ngân hàng. Lựa chọn tiếp cận theo hướng nhân tố ảnh hưởng, bài viết tổng hợp nội dung nghiên cứu trên thế giới cũng như nhận định của từng công trình đối với hướng tác động của các nhân tố chủ yếu đến rủi ro thanh khoản của NHTM. Đồng thời, các nghiên cứu về đề tài tương tự ở trong nước cũng được giới thiệu và phân tích trong phần nội dung chương. Tóm lại, nội dung ở chương hai hỗ trợ cho tác giả trong việc nhận định được chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố đến trạng thái thanh khoản để từ đó làm cơ sở cho phân tích ở các chương tiếp theo.
CHƢƠNG 3 DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1.1.1. Thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm như: tổng số mẫu quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất.
3.1.1.2. Phân tích hồi quy tuyến tính trên dữ liệu bảng
Phân tích hồi quy sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối quan hệ và qua đó hỗ trợ dự đoán mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của các biến độc lập. Dữ liệu nghiên cứu trong bài thuộc loại dữ liệu bảng kết hợp các quan sát nhiều đối tượng trong một giai đoạn thời gian nhất định. Theo phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất có 3 dạng mô hình dành riêng cho dữ liệu bảng là mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình những ảnh hưởng cố định (Fixed effect model – FEM ) và mô hình các tác động ngẫu nhiên (Random effect model – REM)(Khải, 2012).
Mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS)
Mô hình hồi quy gộp là mô hình hồi quy trong đó tất cả các hệ số đều không đổi theo thời gian và theo các đối tượng. Ước lượng bỏ qua bình diện không gian và thời gian của dữ liệu kết hợp. Khi đó, mô hình xem xét ảnh hưởng của từng đối tượng riêng lẻ là như nhau:
Mô hình hồi quy gộp có thể được thực hiện đơn giản cũng như hạn chế biến xuất hiện trong mô hình nhưng lại bộc lộ nhiều hạn chế. Nhược điểm lớn nhất đó là kết quả thực hiện được từ Pooled OLS không phân biệt được đặc điểm khác nhau giữa các đối tượng trong mẫu nghiên cứu và cũng không thể ước lượng đối tượng theo thời gian. Để có thể thực hiện phân tích theo chiều thời gian hay không gian, các
biến giả sẽ được đưa vào phương trình gốc. Ngoài ra, kết quả kiểm định Durbin – Watson của ước lượng theo Pooled OLS thông thường khá nhỏ đã cho thấy mô hình xảy ra hiện tượng tự tương quan dương. Các hạn chế của mô hình hồi quy gộp được khắc phục qua hai mô hình tiếp theo của dữ liệu bảng được trình bày bên dưới.
Mô hình những ảnh hưởng cố định (Fixed effects model – FEM)
Mô hình FEM cho phép phân tích dựa trên đặc điểm riêng biệt của mỗi đối tượng chéo trong mẫu nghiên cứu không đổi theo thời gian (Baltagi, 2003; Hsiao, 2003; Wooldridge, 2002).
Sở dĩ mô hình FEM được lựa chọn vì thống kê cho phép thể hiện tính riêng biệt của mỗi đối tượng vì chính những đặc điểm riêng biệt đó cũng có ảnh hưởng đến biến độc lập. Chẳng hạn như bộ máy điều hành, cách thức quản lý của ban giám đốc tác