CHƢƠNG 4 : THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Nhìn chung, cả hai mô hình các biến liên quan đến rủi ro tín dụng (LLPTL), chất lượng quản lý đối với biến OPEXTI và biến vĩ mô tỷ lệ lạm phát (CPI) có tương quan thuận với hiệu quả hoạt động các NHTM Việt Nam, riêng nhân tố quy mô tài sản (LOGTA) và đòn bẩy tài chính cũng có tác động tích cực nhưng chỉ thể hiện tương quan thuận đối với ROE. Còn về tương quan nghịch thì cả mô hình có biến phụ thuộc ROA và ROE đều do hai nhân tố: cấu trúc tài sản (LA) và chất lượng quản lý đối với biến OPEXTA có ảnh hưởng đối với hiệu quả hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu không tìm ra được tương quan giữa các nhân tố còn lại tác động lên hiệu quả hoạt động ngân hàng, tức là các giả thuyết H2, H5, H6, H7, H8, H11, H12, H14 không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu hoặc là bị loại bỏ ngay từ bước kiểm định đa cộng tuyến.
Liên quan đến (H1) tức là tác động của cấu trúc tài sản (LA) đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Hệ số hồi quy mang dấu âm có ý nghĩa ở mức 5% đối với ROA và ROE. Điều này cho thấy tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản càng cao thì hiệu quả hoạt động càng giảm, cụ thể là khả năng sinh lời của ngân hàng thấp. Kết quả này trái ngược với kỳ vọng của tác giả. Đồng thời, kết quả của mô hình cũng khác biệt so với những nghiên cứu trước đây (Abreu và Mendes, 2002; Deyong và Rice, 2004) khi họ nhận định rằng tỷ lệ này càng cao thì khả năng sinh lời cao. Dễ dàng nhận thấy rằng, mô hình nghiên cứu có tính chất mới so với những nghiên cứu trước và cũng phù hợp với thực trạng các NHTM ở Việt Nam trong những năm gần đây khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao, mà cấu trúc tài sản lại tập trung chủ yếu là dư nợ cho vay, đồng nghĩa với việc hiệu quả ngân hàng bị giảm sút vì lý do tăng trưởng tín dụng nhanh nhưng chất lượng tín dụng kém.
Về rủi ro tín dụng (H3), kết quả thực nghiệm trong cả hai mô hình kiểm định tìm ra mối liên hệ có tác động cùng chiều và mạnh nhất (giá trị tuyệt đối của hệ số hồi quy lớn nhất) lên khả năng sinh lời ROA và ROE của các NHTM (ở mức ý
ngân hàng (với yếu tố tổng nợ không thay đổi). Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả. Mức độ phù hợp của biến cũng được Syafri (2012) chứng minh kết quả tương tự. Thông thường việc tăng thêm trong trích lập chi phí sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình hình thực tế trong hệ thống NHTM hiện nay, nợ xấu đang tăng cao đến mức báo động, hiệu quả hoạt động tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của cả ngân hàng vì tín dụng mang lại nguồn thu rất lớn cho ngân hàng. Do vậy, việc tăng thêm nguồn chi phí trong công tác dự phòng rủi ro tín dụng là điều cần thiết nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng diễn ra an toàn và hiệu quả, góp phần tích cực đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Xét giả thuyết (H4), quy mô tài sản (LOGTA) càng cao thì hiệu quả hoạt động ngân hàng càng tốt. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng tương quan thuận ban đầu với mức ý nghĩa 5%. Gul, Irshad và Zaman (2011) cũng có nhận định tương tự như nghiên cứu của tác giả. Hiện nay, tình trạng yếu kém trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đang sôi sục cảnh báo sự trì trệ của ngành tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Động thái tăng quy mô tài sản hoặc sát nhập giữa những ngân hàng nhỏ, kém phát triển góp phần mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm dịch vụ, thúc đẩy gia tăng lợi nhuận, đảm bảo hiệu quả hoạt động ngân hàng tốt hơn.
Nhân tố đòn bẩy tài chính FL là công cụ quan trọng để dự kiến lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (giả thuyết H9). Thật vậy, kết quả mô hình cho thấy FL chỉ tác động cùng chiều lên ROE (ở mức ý nghĩa 5%), còn trong mô hình ROA, FL không có ý nghĩa thống kê. Đòn bẩy tài chính tăng ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định để làm tăng khả năng sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính cũng là con dao hai lưỡi làm tăng tính rủi ro trong lợi nhuận. Tác giả cần lưu ý trong việc ra quyết định khi sử dụng đòn bẩy tài chính.
có tác động ngược chiều lên cả hai biến phụ thuộc ROA và ROE với mức ý nghĩa 5%, chỉ đúng 50% với kỳ vọng của nghiên cứu. Nghiên cứu của Podviezko và Ginevcius (2010) cũng xem xét nhân tố tỷ trọng chi phí hoạt động trên tổng tài sản và trên tổng thu nhập của ngân hàng nhằm đánh giá khả năng quản lý của nhà quản trị, sự gia tăng trong chi phí hoạt động kéo theo sự sụt giảm trong lợi nhuận. Thật vậy, mô hình nghiên cứu thể hiện đúng bản chất thực trạng của hệ thống NHTM Việt Nam trong những năm gần đây, áp lực mở rộng mạng lưới hoạt động, gia tăng nguồn nhân lực chất lượng, phát triển sản phẩm dịch vụ đi đôi đổi mới công nghệ buộc các NHTM phải chạy đua gia tăng chi phí hoạt động, làm giảm lợi nhuận. Bên cạnh đó, một khi chất lượng quản lý tốt, bộ máy ngân hàng hoạt động hiệu quả thì việc đầu tư nhiều chi phí hoạt động để thực hiện mục tiêu dài hạn nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động là điều hiển nhiên. Đó là lý do vì sao ngành ngân hàng Việt Nam lại đi ngược với xu hướng chung của thế giới. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, mối quan hệ giữa chi phí hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng có tương quan hai chiều. Tuy nhiên, đối với nhân tố này tác giả cần lưu ý phương án sử dụng chi phí sao cho có hiệu quả nhất.
Đối với các nhân tố vĩ mô, chỉ có tỷ lệ lạm phát (CPI) có ý nghĩa thống kê và có mối liên hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam (ở mức ý nghĩa 5%). Kỳ vọng giả thuyết H13 của tác giả là đúng, cũng như Syafri (2012) đã nhận định, việc các nhà quản trị ngân hàng dự đoán được lạm phát kỳ vọng và điều chỉnh mức lãi suất phù hợp thì sẽ đạt được mục tiêu lợi nhuận cao, từ đó ổn định hiệu quả hoạt động trong ngân hàng.
Nhìn bao quát cả 2 mô hình nghiên cứu, ngoài biến CPI thì không có biến bên ngoài nào có ý nghĩa thống kê. Điều đó cho thấy, hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam chịu tác động chủ yếu từ các yếu tố bên trong.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Kết quả mô hình thực nghiệm đã chứng minh và đưa ra các nguyên nhân, mức độ tác động của các nhân tố vi mô và vĩ mô lên hiệu quả hoạt động ngân hàng, giúp cho các nhà quản trị có cái nhìn đầy đủ, toàn diện và chính xác hơn với phương thức tiếp cận một phương pháp khoa học mới trong đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng.
So với mô hình ban đầu mà tác giả xây dựng gồm 17 biến độc lập thì có 12 biến tác động đến mô hình nhưng trong đó chỉ có 7 biến là có ý nghĩa thống kê và tác giả dựa vào kết quả đó đưa ra nhận định cuối cùng cho sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM.
Điều đáng chú ý nhất từ kết quả của mô hình, nhân tố chất lượng quản lý mà tác giả sử dụng OPEXTI và OPEXTA làm biến đại diện có tác động hai chiều lên cả hai biến phụ thuộc ROA và ROE, trong đó OPEXTI thì có tác động tích cực, còn OPEXTA thì có tác động tiêu cực. Điều này cho thấy, cùng một nhân tố tác động mà có hai xu hướng tồn tại tương quan lên hiệu quả hoạt động ngân hàng. Đây được xem là tính mới của bài nghiên cứu, qua đó cho thấy các nhà quản trị ngân hàng cần phải linh hoạt trong việc sử dụng chi phí hoạt động nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Chính vì vậy, trong chương 5 tác giả sẽ đề ra các mục tiêu và kiến nghị giải pháp dựa trên kết quả của mô hình và tình hình thực tiễn của ngành ngân hàng Việt Nam nhằm hỗ trợ các nhà quản trị ngân hàng dễ dàng hơn trong công tác hoạch định chiến lược và điều hành quản lý để vực dậy tình hình hoạt động của ngân hàng mình. Bên cạnh đó, tác giả cũng đặc biệt lưu ý một số khó khăn, vướng mắc chưa thể thực hiện được trong các kiến nghị.