Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 67 - 83)

Biến Kỳ vọng dấu Kết quả Mức ý nghĩa

BSIZE + 0.0141 10%

LSIZE + - 0.1083 1%

CRISK + - 0.4587 5%

EQUITY + 0.3837 1%

QOM - - 0.0016 1%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu

Thứ nhất, quy mô ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của NHTM với mức ý nghĩa 10%, khi BSIZE tăng lên 1% thì NIM sẽ tăng lên 0.0141%.

Thứ hai, quy mô cho vay có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của NHTM với mức ý nghĩa thống kê là 1%, khi LSIZE tăng lên 1% thì NIM sẽ giảm đi 0.1083%.

Thứ ba, rủi ro tín dụng có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của NHTM với mức ý nghĩa thống kê là 5%, khi CRISK tăng lên 1% thì NIM sẽ giảm đi 0.4587%.

Thứ tư, quy mô vốn chủ sở hữu có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của NHTM với mức ý nghĩa thống kê là 1%, khi EQUITY tăng lên 1% thì NIM sẽ tăng lên 0.3837%.

Thứ năm, hiệu quả quản lý chi phí của các NHTM có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của NHTM với mức ý nghĩa thống kê là 1%, khi QOM tăng lên 1% thì NIM sẽ giảm 0.0016%.

56

Câu hỏi nghiên cứu thứ ba, Nhà quản trị tài chính của các NHTM niêm yết tại

Việt Nam cần có chính sách gì để gia tăng thu nhập lãi cận biên?

Để trả lời cho câu hỏi này, tác giả xin đưa ra những gợi ý, kiến nghị được trình bày tại phần 5.2 sau đây.

5.2. GỢI Ý, KHUYẾN NGHỊ

5.2.1. Gia tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên thông qua gia tăng quy mô ngân hàng

Theo kết quả nghiên cứu, quy mô ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTM, quy mô ngân hàng càng tăng thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên càng tăng. Do đó, việc mở rộng quy mô có ảnh hưởng tích cực đến chỉ số này. Các NHTM có thể mở rộng quy mô thông qua mở rộng địa bàn hoạt động, thành lập thêm các phòng giao dịch, chi nhánh,... Như đã phân tích khi mở rộng được quy mô lớn, các NHTM có thể tận dụng được lợi thế kinh tế về quy mô, bên cạnh đó có thể nâng cao hình ảnh, uy tín, từ đó có thể huy động được nguồn vốn với chi phí thấp. Việc mở rộng quy mô cũng cần phải tính toán và cân nhắc sao cho phù hợp với sự phát triển của nguồn nhân lực có số lượng và trình độ để đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, cũng đòi hỏi các NHTM cần tăng cường trau dồi kinh nghiệm quản lý của bộ phận lãnh đạo để nâng cao khả năng quản trị nhằm tránh tình trạng mở rộng quy mô nhưng không thể quản lý tốt dẫn đến phát sinh rủi ro nhiều và vượt tầm kiểm soát, kết quả tác dụng ngược. Các NHTM cũng cần thường xuyên theo dõi, đánh giá lại danh mục tài sản theo hướng tối ưu đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả.

5.2.2. Gia tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên thông qua kiểm soát quy mô cho vay hiệu quả hiệu quả

Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô cho vay cho ảnh hưởng ngược với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Khi đưa ra giả thuyết, tác giả kì vọng rằng khi quy mô cho vay tăng tức là các NHTM đang tăng cường hoạt động cho vay, từ đó thu được nhiều lãi vay hơn nên tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tăng và ngược lại. Tuy nhiên kết quả lại trái ngược có thể cho thấy một số ngân hàng lớn tích cực phát triển kinh doanh tín dụng của họ ở mức lợi nhuận thấp bên cạnh đó trong giai đoạn khủng hoảng, nợ xấu tăng

57

cao, quy mô cho vay lớn cũng đi kèm với rủi ro tăng thêm. Có thể thấy hai trường phái lập luận đều có sự hợp lý riêng nhưng để phát triển bền vững nhất, tác giả nhận thấy nên tăng trưởng quy mô cho vay trong mức kiểm soát được rủi ro để lợi nhuận được đảm bảo. Nếu không kiểm soát tốt việc tăng quy mô có thể gây ra những hậu quả đáng lo ngại, gây mất an toàn vốn, nợ xấu tăng, lạm phát cũng đẩy lên cao. Các NHTM cần mở rộng quy mô cho vay với sự kiểm soát chặt chẽ hơn về chất lượng tín dụng (đưa ra điều kiện cho vay cụ thể, quy định rõ thẩm quyền phê duyệt,...), nâng cao khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng, mở rộng cho vay ở những lĩnh vực có tiềm năng phát triển, đưa ra các sản phẩm cho vay mới phù hợp với phân khúc khách hàng và tình hình của nền kinh tế hiện tại để vừa đáp ứng nhu cầu tăng trưởng vừa đảm bảo việc cho vay được quản lý trong tầm kiểm soát nhằm đánh giá, phát hiện kịp thời rủi ro. Các NHTM cần tuân thủ các điều kiện về an toàn tín dụng theo quy định của NHNN theo từng thời kỳ. Thực hiện tốt điều đó, các NHTM có thể mở rộng quy mô cho vay an toàn và đem lại hiệu quả bền vững hơn.

5.2.3. Gia tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên thông qua các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng

Theo kết quả nghiên cứu của đề tài, rủi ro tín dụng là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và theo hướng ngược chiều. Kiểm soát rủi ro tín dụng tốt đồng nghĩa hạn chế được nợ xấu, từ đó dự phòng rủi ro được trích lập ít hơn và lợi nhuận của các NHTM sẽ được cải thiện đáng kể. Để làm được điều đó cần có nhiều biện pháp trong cả khâu đề phòng và xử lý. Để phòng ngừa rủi ro tín dụng, các NHTM cần thiết lập chính sách tín dụng phù hợp bao gồm: chính sách khách hàng, chính sách quy mô, giới hạn tín dụng, chính sách lãi suất và hệ thống xếp hạng tín dụng. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp giúp tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Các NHTM cần đánh giá tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư mà khách hàng xin vay vốn, đồng thời đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, góp phần làm giảm thiểu rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, cần định giá tài sản đảm bảo chính xác, phù hợp giá trị

58

thị trường và đảm bảo được rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Một biện pháp khác cũng trở nên phổ biến hiện nay đó là mua bảo hiểm tín dụng, đây cũng là một biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng khá phù hợp với điều kiện ở Việt Nam hiện nay. Nếu khách hàng không may rơi vào tình trạng chết, thương tật dẫn đến thất nghiệp, không có thu nhập để trả nợ thì công ty bảo hiểm sẽ chi trả. Trong trường hợp, rủi ro tín dụng đã xảy ra cần có các biện pháp tích cực thu hồi nợ sớm qua nhiều cách. Khi người vay gặp khó khăn về tài chính do tình hình kinh doanh không thuận lợi, ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp như đưa ra lời khuyên giúp người vay khôi phục tình hình kinh doanh dựa trên sự am hiểu về khách hàng và thị trường; gia hạn nợ cho khách hàng, tái cơ cấu lại các khoản vay cho khách hàng. Đối với những khoản nợ không thu hồi được thì cần vận dụng tiến hành thanh lý tài sản qua biện pháp như: ngân hàng thuyết phục khách hàng tự bán tài sản thế chấp, thỏa thuận với khách hàng ủy quyền cho ngân hàng bán tài sản để thu hồi nợ, sử dụng biện pháp pháp lý để thu hồi nợ vay... Hiện nay, các NHTM đang áp dụng biện pháp xử lý để cải thiện tình hình nợ xấu bằng cách bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC), đây cũng là một cách để xử lý nợ, lành mạnh hóa tài chính cho các NHTM.

5.2.4. Gia tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên thông qua gia tăng vốn chủ sở hữu

Với kết quả cho thấy quy mô vốn chủ sở hữu ảnh hưởng cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cho ta kết luận quy mô vốn chủ sở hữu càng tăng thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cũng tăng lên. Có rất nhiều cách để ngân hàng gia tăng quy mô vốn chủ sở hữu như phát hành thêm cổ phiếu, bán cổ phần cho các đối tác, các nhà đầu tư nước ngoài, thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, sử dụng thăng dư vốn cổ phần để bổ sung thêm vào vốn chủ sở hữu, trích lập các quỹ bằng lợi nhuận của năm trước. Việc tăng cổ phần theo biện pháp nào cần phù hợp với thế mạnh của từng NHTM và hoàn cảnh kinh tế lúc bấy giờ sao cho đảm bảo được nguồn vốn ổn định nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển của hiện tại và tương lại nhưng cũng hài hòa được lợi ích của các cổ đông.

59

5.2.5. Gia tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên thông qua cải thiện hiệu quả quản lý chi phí của các NHTM chi phí của các NHTM

Tỷ trọng chi phí/thu nhập hoạt động cao có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Do đó, việc tăng cường các biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả quản lý chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao lợi nhuân của các NHTM. Các NHTM cần chú trọng hơn việc nâng cao trình độ quản trị của bộ máy lãnh đạo, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên thông qua các lớp học đào tạo, bồi dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm quản lý. Cần có chính sách và hệ thống rà soát chi phí chi tiêu hàng năm và định kì, phân định các mức chi tiêu hợp lý. Bên cạnh đó, cần cơ cấu, sắp xếp lại bộ máy hoạt động, bố trí hợp lý cán bộ công tác trong các phòng ban, tinh gọn bộ máy hoạt động nhằm cắt giảm chi phí nhân viên. Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng suất lao động, tránh tuyển dụng quá nhiều nhân sự không cần thiết. Hiện đại hóa bộ core-banking, phát triển các hệ thống quản trị rủi ro theo hướng đáp ứng các chuẩn mực của Basel.

5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI 5.3.1. Hạn chế của đề tài 5.3.1. Hạn chế của đề tài

Đề tài nghiên cứu trường hợp của 13 NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó có 10 ngân hàng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và 03 ngân hàng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trong thời gian 10 năm từ năm 2008 đến năm 2017, như vậy, đề tài chưa bao quát tất cả các NHTM tại Việt Nam để có kết quả tổng quan hơn về hệ thống ngân hàng trong nước.

Phạm vi nghiên cứu về nội dung của đề tài chỉ giới hạn ảnh hưởng của các nhân tố đặc thù bên trong của các NHTM dẫn đến kết quả nghiên cứu chỉ giải thích được ở một mức độ nhất định và chưa bao quát hết. Thực tế kết quả nghiên cứu cho thấy cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu ở mức 35,42%. Sự ảnh hưởng còn được giải thích bởi nhiều nhân tố khác, đặc biệt là các nhân tố bên ngoài (vĩ mô, chính sách,…)

60

Thứ nhất, điều chỉnh cỡ mẫu nghiên cứu.

Về không gian, các nghiên cứu trong tương lai có thể thực hiện đối với nhiều NHTM hơn, không chỉ dựa vào NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam mà có thể bổ sung thêm các NHTM khác trên sàn OTC hoặc nhiều NHTM chưa niêm yết. Hoặc các nghiên cứu tương lai có thể được tiếp cận cho hai nhóm NHTM khác nhau là NHTM nhà nước và NHTM cổ phần nhằm đánh giá được sự khác biệt rõ hơn.

Thứ hai, mở rộng nội dung nghiên cứu.

Các nghiên cứu tương lai có thể mở rộng nội dung theo hướng phân tích mở rộng thêm các nhân tố ảnh hưởng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTM, không chỉ là nhân tố bên trong mà bao gồm cả các nhân tố bên ngoài.

Thứ ba, phương pháp phân tích hồi quy.

Các nghiên cứu tương lai có thể thực hiện phân tích hồi quy phi tuyến, xác định ngưỡng giới hạn của từng nhân tố nhằm đảm bảo tối ưu hóa mục tiêu gia tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.

---

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Chương 5 đã rút ra kết luận về về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên tại các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, theo đó các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTM niêm yết tại Việt Nam bao gồm 5 nhân tố: quy mô ngân hàng và quy mô vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên trong khi quy mô cho vay, rủi ro tín dụng, và hiệu quả quản lý chi phí có ảnh hưởng ngược chiều.

Căn cứ kết quả nghiên cứu, chương 5 cũng đưa ra các gợi ý, khuyến nghị cho nhà quản trị tài chính của NHTM nhằm gia tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, chẳng hạn như gia tăng quy mô ngân hàng, kiểm soát quy mô cho vay hiệu quả, giảm thiểu rủi ro tín dụng, gia tăng vốn chủ sở hữu và cải thiện hiệu quả quản lý chi phí của các NHTM.

61

Cuối cùng chương này đã nêu ra các hạn chế của đề tài, từ đó đã đưa ra các gợi cho hướng nghiên cứu tiếp theo liên quan thời gian và không gian nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và phương pháp phân tích hồi quy.

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Hoàng Trung Khánh và Vũ Thị Đan Trà (2015). “Những nhân tố ảnh hưởng đến hệ số thu nhập lãi thuần (NIM) của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam”.

Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 215 (II), tr. 47-55

2. Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015). “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam”. Tạp chí Ngân hàng, số 19/2015, tr. 43-51.

3. Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Hữu Tuấn (2015). “Mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập phi truyền thống và lãi cận biên: Nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(12), tr. 30-52.

4. Nguyễn Phúc Cảnh và Lê Tiến Hữu (2015), “Các yếu tố tác động đến biên lãi suất của hệ thống ngân hàng thương mại: Nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á”. Tạp chí Ngân hàng, 16, tr. 42-49

5. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại (Tái bản lần 2), NXB Thống kê, tr. 20-25.

6. Trần Thị Kim Chi (2017), Cơ hội và thách thức của ngành Ngân hàng trong bối cảnh Việt Nam gia nhập CPTPP, http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/co-hoi- va-thach-thuc-cua-nganh-ngan-hang-trong-boi-canh-viet-nam-gia-nhap-cptpp- 130986.html [truy cập ngày 08/08/2018]

7. Trịnh Thị Thuý Hồng và cộng sự (2018), Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam,

http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tac-dong-cua-da-dang-hoa-thu- nhap-den-hieu-qua-hoat-dong-cua-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam- 144082.html, [truy cập ngày 08/08/2018]

8. Nguyễn Thị Loan (2017), Thu nhập của các nhà băng đến từ đâu, https://www.stockbiz.vn/News/2017/thu-nhap-cua-cac-nha-bang-den-tu-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 67 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)