Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng khởi (Trang 39 - 49)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết & mô hình nghiên cứu

Thang đo sơ bộ Nghiên cứu định tính

(phỏng vấn trực tiếp 10 khách hàng)

Thang đo chính thức

Nghiên cứu định lượng (Điều tra bảng câu hỏi)

- Phân tích Cronbach’Alpha - Phân tích EFA

- Phân tích hệ số tương quan - Phân tích mô hình hồi quy - Kiểm định các giả thuyết Kết quả nghiên cứu và giải pháp

3.2 Xây dựng thang đo cho các nhân tố trong mô hình nghiên cứu

Từ mô hình đề xuất của luận văn, nghiên cứu tiến hành xây dựng thang đo cho các biến độc lập và biến phụ thuộc của mô hình.

3.2.1 Thang đo nhận thức sự hữu ích

Theo mô hình TAM của Davis và cộng sự (1989), sự hữu ích của việc sử dụng thư điện tử là: tăng chất lượng công việc, kiểm soát công việc dễ hơn, tăng hiệu quả công việc, hoàn thành công việc nhanh hơn, tăng hiệu suất công việc, thực hiện công việc dễ hơn, thư điện tử thì hữu ích. Trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận Internet banking, (Sara Naimi Baraghnai, 2007) đã đề xuất các thang đo : Cải thiện các giao dịch với ngân hàng, công việc liên quan đến ngân hàng trở nên dễ hơn, hoàn thành các giao dịch nhanh hơn, tăng chất lượng và số lượng các giao dịch, sử dụng Internet banking hữu ích cho các giao dịch ngân hàng.

Nghiên cứu về chấp nhận dịch vụ NHĐT tại New Zealand của Braja Podder (2005) cũng đưa các yếu tố tương tự. Từ các nghiên cứu trước đây, thang đo được xây dựng như sau :

Bảng 3.1: Thang đo nhận thức sự hữu ích

Biến Kí hiệu Thang đo Nguồn

Nhận thức sự hữu ích

PU1 Sử dụng dịch vụ NHĐT giúp các giao dịch

thuận tiện, dễ dàng Davis và các

cộng sự (1989) PU2 Sử dụng dịch vụ NHĐT giúp thực hiện các giao

dịch nhanh hơn

PU3 Sử dụng dịch vụ NHĐT tăng năng suất và chất lượng công việc

PU5 Dễ dàng thực hiện các giao dịch mọi lúc, mọi nơi

PU6 Dịch vụ NHĐT rất hữu ích và thuận tiện

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.2.2 Thang đo nhận thức sự dễ dàng sử dụng

Mô hình TAM gốc, Davis (1989) đưa ra dễ dàng sử dụng thư điện tử là : học cách sử dụng thư điện tử thì dễ dàng, thư điện tử dễ sử dụng, dễ học và làm việc với thư điện tử, thư điện tử rõ ràng và dễ hiểu. Từ mô hình TAM của Davis, và các nghiên cứu về việc chấp nhận NHĐT của Mohammed Al Smadi (2012), chấp nhận Internet banking của Braja Podder (2005), Sara Naimi Baraghani ( 2007), tác giả xây dựng thang đo cho biến Nhận thức sự dễ dàng sử dụng được trình bày như bảng sau:

Bảng 3.2: Thang đo Nhận thức sự dễ dàng sử dụng

Biến Kí hiệu Thang đo Nguồn

Nhận thức sự dễ dàng sử dụng PEU1 Dễ dàng học cách sử dụng các dịch vụ NHĐT Davis và các cộng sự (1989) PEU2 Dễ dàng thực hiện các thao tác trên Ebaking

PEU3 Các giao dịch trên NHĐT rõ ràng và dễ hiểu PEU4 Giao diện NHĐT thân thiện, đẹp

PEU5 NHĐT dễ dàng sử dụng

PEU6 Dễ dàng thực hiện các yêu cầu của người thực hiện

3.2.3 Thang đo chuẩn chủ quan

Trong nghiên cứu của Mohammad (2012) đo lường mức độ ảnh hưởng đối với ý định sử dụng dịch vụ NHĐT là: ý kiến của những người quan trọng, những người ảnh hưởng đến quyết định của họ, quan điểm của những người có kiến thức. Trong bài nghiên cứu của Sara (2007) xây dựng thang đo cho biến chuẩn chủ quan là: gia đình, bạn bè, truyền thông. Dựa vào lý thuyết TPB và nghiên cứu của Taylor và Tood (1995), thang đo cho chuẩn chủ quan được đề xuất :

Bảng 3.3: Thang đo Chuẩn chủ quan

Biến Kí hiệu Thang đo Nguồn

Chuẩn chủ quan

SN1 Gia đình khuyên tôi sử dụng dịch vụ NHĐT Taylor và Tood (1995) SN2 Bạn bè đồng nghiệp khuyên tôi sử dụng dịch vụ NHĐT

SN3 Sử dụng dịch vụ NHĐT có sự tác động bởi các phương tiện truyền thông

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.2.4 Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi

Sử dụng lý thuyết TPB để nghiên cứu quyết định sử dụng dịch vụ NHĐT tại Đài Loan, Shih và Fang (2004) xây dựng thang đo cho biến nhận thức kiểm soát hành vi của cá nhân là nguồn lực, kiến thức, và khả năng kiểm soát. Các nghiên cứu của Braja Podder (2005), Li (2010) về sự chấp nhận công nghệ cũng sử dụng thang đo tương tự để đo lường biến này. Thang đo về nhóm yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi được tổng hợp:

Bảng 3.4: Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi

Biến Kí hiệu Thang đo Nguồn

Nhận thức kiểm soát hành vi

PBC1 Tôi có đủ nguồn lực để sử dụng dịch vụ NHĐT Shih & Fang 2004 PBC2 Tôi có những kiến thức cần thiết để sử dụng dịch vụ

NHĐT

PBC3 Sử dụng dịch vụ NHĐT trong tầm kiểm soát

Nguồn : Tổng hợp của tác giả

3.2.5 Thang đo thái độ

Bảng 3.5: Thang đo Thái độ

Biến Kí hiệu Thang đo Nguồn

Thái độ ATT1 Sử dụng dịch vụ NHĐT là quyết định đúng Nor and Pearson 2007 ATT2 Tôi thích sử dụng dịch vụ NHĐT ATT3 Sử dụng dịch vụ NHĐT là một ý tưởng thú vị ATT4 Tôi thích ý tưởng sử dụng dịch vụ NHĐT. ATT5 Sử dụng dịch vụ NHĐT phù hợp với thời đại

công nghệ hiện nay

ATT6 Sử dụng dịch vụ NHĐT mang lại lợi ích cho người sử dụng.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Dựa trên lý thuyết TPB của Ajzen (1975); TAM của Davids (1989); nghiên cứu của Taylor và Todd (1995) về sự chấp nhận công nghệ; Nor và Pearson (2007) về sự

chấp nhận dịch vụ NHĐT, đo lường cho Thái độ trong bài nghiên cứu này được tác giả đề xuất trình bày như trong bảng 3.5.

3.2.6 Thang đo cảm nhận rủi ro

Để đo lường cảm nhận rủi ro khi sử dụng dịch vụ NHĐT, Long Nguyen và Tarlok Singh (2014) sử dụng 13 yếu tố, Mohammad (2013) sử dụng 5 yếu tố, Braja Podder đo lường bằng 4 yếu tố. Tổng hợp từ các nghiên cứu trước, thang đo cho yếu tố cảm nhận rủi ro được trình bày trong bảng 3.6.

Bảng 3.6 : Thang đo Cảm nhận rủi ro Biến Biến

hiệu

Thang đo Nguồn

Cảm nhận rủi ro

PR1 Sử dụng dịch vụ NHĐT thì không tin cậy

Prodder Braja (2013) PR2 Sử dụng dịch vụ NHĐT thì không an toàn

PR3 Sử dụng dịch vụ NHĐT có thể bị gian lận hoặc mất tiền khi giao dịch

PR4 Sử dụng dịch vụ NHĐT có thể lộ thông tin cá nhân PR5 Sử dụng dịch vụ NHĐT làm tăng chi phí giao dịch

PR6 Sử dụng dịch vụ NHĐT có thể bị người khác giả mạo thông tin

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.2.7 Thang đo hình ảnh ngân hàng

Nghiên cứu của Moore và Benbasat (1991) về việc chấp nhận công nghệ bằng mô hình IDT mở rộng đo lường biến hình ảnh bằng yếu tố: sự tự hào, danh tiếng, lịch sử của ngân hàng. Thi Cao và Thanh Nguyen (2011) đưa ra hình ảnh ngân hàng là:

uy tín, hệ thống ebanking, nhân viên…. Dựa trên các nghiên cứu trước, thang đo cho hình ảnh ngân hàng được mô tả:

Bảng 3.7: Thang đo Hình ảnh ngân hàng

Biến

hiệu

Thang đo Nguồn

Hình ảnh ngân hàng

IB1

Ngân hàng có uy tín danh tiếng tốt

Thi Cao và Thanh Nguyen (2011) IB2 Ngân hàng có hệ thống dịch vụ NHĐT phát triển

IB3 Ngân hàng có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp IB4 Ngân hàng cung cấp đầy đủ hướng dẫn hỗ trợ trực

tuyến

IB5 Ngân hàng thực hiện tốt các cam kết về dịch vụ NHĐT

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.2.8 Thang đo quyết định sử dụng

Quyết định sử dụng dịch vụ NHĐT (UE) là việc khách hàng chấp nhận sử dụng dịch vụ NHĐT của ngân hàng. Trong các bài nghiên cứu về chấp nhận dịch vụ NHĐT, Mohammad (2012) đo lường ý định sử dụng bằng nhiều câu hỏi nhận định độ tin cậy và tính nhất quán của biến này. Dựa vào mô hình TAM (Davis, 1989), mô hình IDT (Rogers, 1995) và các nghiên cứu trước đây, thang đo cho biến phụ thuộc như bảng 3.8.

Bảng 3.8: Thang đo Quyết định sử dụng NHĐT

Biến Kí hiệu Thang đo Nguồn

Quyết định sử dụng

NHĐT

UE1 Sử dụng dịch vụ NHĐT thường xuyên và nhiều hơn

Davis (1989); Thi Cao và Thanh Nguyen

(2011) UE2 Giới thiệu cho người khác sử dụng

UE3 Cảm thấy hài lòng khi sử dụng dịch vụ NHĐT

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.3 Thu thập và xử lý số liệu

Dữ liệu dùng để phân tích hoạt động dịch vụ NHĐT của các NHTM là nguồn dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ các chi nhánh NHTM trên đại bàn tỉnh. Và các thông tin được tham khảo từ các cuộc hội thảo về dịch vụ NHĐT, các thông tin trên các phương tiện đại chúng, các tài liệu và Internet...

Nguồn dữ liệu để chạy mô hình là nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng việc phát phiếu khỏa sát phỏng vấn khách hàng. Thời gian khảo sát từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 2 năm 2019. Cách thức thu thập số liệu như sau :

- Địa bàn khảo sát: BIDV Chi nhánh Đồng Khởi.

- Đối tượng khảo sát: các khách hàng cá nhân đã sử dụng, và các khách hàng có ý định sử dụng dịch vụ NHĐT tại BIDV Đồng Khởi.

- Mẫu nghiên cứu: 350 khách hàng

Kích thước mẫu phụ thuộc thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA). Theo Gorsuch (1983), phân tích nhân tố có mẫu ít nhất 200 quan sát.

Hair và cộng sự (1998) cho rằng kích cỡ mẫu cần ít nhất gấp 5 lần biến quan sát.

Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định kích cỡ mẫu cho phân tích nhân tố thường ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Ngoài ra, theo quy tắc kinh nghiệm của Nguyễn Đình Thọ (2011) thì số quan sát lớn hơn (ít nhất) 5 lần số biến, tốt nhất gấp 10 lần.

Nghiên cứu có 38 biến quan sát, do vậy cỡ mẫu tối thiểu là 38*5 = 190, để đảm bảo có thể đạt được kích thước cho việc chạy mô hình này tác giả chọn thu thập thông tin từ: 350 khách hàng.

- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện

- Phương pháp khảo sát: khảo sát các khách hàng giao dịch tại BIDV Đồng Khởi và gửi email bảng câu hỏi.

- Thời gian khảo sát: từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 2 năm 2019.

Xử lý dữ liệu: trong số 350 khách hàng được khảo sát có 33 người không biết về dịch vụ NHĐT, và một số phiếu để trống nhiều câu trả lời và có câu trả lời giống nhau từ đầu đến cuối, những mẫu khảo sát này bị loại bỏ khi chạy mô hình. Tổng số phiếu thu về hợp lệ là 297 phiếu trong 350 phiếu gửi đi chiếm (84,86%). So với số mẫu tối thiểu được đặt ra là 190 thì số phiếu hợp lệ vượt yêu cầu, đây là một kết quả rất tốt. Toàn bộ mẫu hợp lệ sẽ được xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22 để tiến hành các kiểm định, phân tích nhân tố, phân tích độ tin cậy, phân tích tương quan, phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết.

Kết luận Chương 3

Chương 3 đã trình bày các vấn đề về quy trình nghiên cứu, cách thức thu thập dữ liệu và phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu. Bên cạnh đó, dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu trước tác giả xây dựng thang đo cho các nhân tố trong mô hình nghiên cứu, đây là cơ sở để tác giả hình thành bảng câu hỏi để tiến hành thu thập dữ liệu nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam.

Tên gọi tắt: BIDV.

Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:

- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.

- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.

- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.

- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC),…

Lược sử phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: + Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957.

+ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981. + Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990.

+ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 27/04/2012.

- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty nhà nước (Tập đoàn) mang tính hệ thống thống nhất. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng Việt Nam, BIDV đã có những bước phát triển vượt bậc và trở thành ngân

hàng hàng đầu ở Việt Nam, có uy tín, thương hiệu ở trong nước, khu vực và thế giới. Đến nay, BIDV đã thiết lập hiện diện thương mại tại 04 quốc gia gồm Myanmar, Cộng hòa Séc, Cộng hòa Liên bang Nga và Đài Loan, đồng thời tăng cường vai trò, vị thế tại Lào và Campuchia. BIDV đã thiết lập quan hệ đại lý với trên 1.700 định chế tài chính lớn tại 122 quốc gia và vùng lãnh thổ. Được WB đánh giá là Định chế tài chính triển khai có hiệu quả nhất đối với Dự án nông thôn II, III, BIDV tiếp tục được tin tưởng ủy thác quản lý 150 dự án ODA với tổng số vốn cam kết trên 4 tỷ USD. (Nguồn: Báo cáo tổng kết toàn hệ thống BIDV năm 2017).

4.2. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đồng Khởi, tỉnh Bến Tre Đồng Khởi, tỉnh Bến Tre

4.2.1. Cơ cấu tổ chức

Tên giao dịch đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đồng Khởi. Tên viết tắt: BIDV Đồng Khởi.

Trụ sở đặt tại: Số 59, đại lộ Đồng Khởi, phường 2, Tp Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Cơ cấu tổ chức hiện tại của BIDV Đồng Khởi như sau:

BAN GIÁM ĐỐC KHỐI QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI TÁC NGHIỆP KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ KHỐI TRỰC THUỘC PHÒNG QUẢN LÝ KH PHÒNG QL RỦI RO PHÒNG QL NỘI BỘ CÁC ĐV TRỰC THUỘC PHÒNG QUẢN TRỊ TD PHÒNG GIAO DỊCH KH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng khởi (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)