Dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 46 - 48)

(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2013 Năm Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Tổng số 43.874 101.941 115.997 58.067 132,35 14.056 13,79 - Ngắn hạn 24.310 57.648 67.957 33.338 137,14 10.309 17,88 - Trung và dài hạn 19.564 44.293 48.040 24.729 126,40 3.747 8,46

Hình 2. 6: Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn

Qua bảng số liệu ta thấy xu hướng chung là dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn hơn và tăng lên qua các năm. Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2013 là 24.310 tỷ đồng, năm 2014 là 57.648 tỷ đồng và năm 2015 là 67.957 tỷ đồng. Năm 2014 so với năm 2013 tăng 33.338 tỷ đồng hay tăng 137,14%; năm 2015 so với năm 2014 tăng 10.309 tỷ đồng hay tăng 17,88%. Tốc độ tăng bình quân năm là 67,19%. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì DNCV ngắn hạn tăng nhanh qua các năm. Tuy năm 2015 tỷ lệ tăng trưởng không bằng năm 2014 nhưng đây cũng là một kết quả khả quan cho thấy trong thời gian qua ngân hàng luôn có một lượng khách hàng ổn định và thêm vào đó ngân hàng cũng đã nổ lực thu hút thêm khách hàng mới đến với ngân hàng.

Song song với tốc độ tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn là tốc độ tăng trưởng của dư nợ trung và dài hạn. Dư nợ trung và dài hạn năm 2013 là 19.564 tỷ đồng chiếm 44,59%, năm 2014 là 44.293 tỷ đồng chiếm 43,45% và năm 2015 là 48.040 tỷ đồng chiếm 41,42%. Năm 2014 so với năm 2013 tăng 24.729 tỷ đồng hay tăng 126,4%; năm 2015 so với năm 2014 tăng 3.747 tỷ đồng hay tăng 8,46%. Tốc độ tăng bình quân năm là 56,7%. Dư nợ cho vay trung, dài hạn cũng rất lớn vì các khoản vay trung, dài hạn có kì hạn kéo dài trên 1 năm nên khách hàng trả một phần nợ gốc và lãi khiến cho thời gian trả nợ được kéo dài ra vì vậy mà dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng lên qua các năm.

Mặc dù tổng dư nợ trung và dài hạn tăng nhưng tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn lại giảm. Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn phải từng bước phù hợp với tỷ trọng huy động vốn của ngân hàng. Do đó tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn giảm là do ngân hàng đang dần cơ cấu lại dư nợ trung và dài hạn. Bởi vì nếu dư nợ vay trung và dài hạn nhiều mà nguồn vốn huy động trung và dài hạn thấp thì khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro.

Với phong cách năng động, nhạy bén và biết cách điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh ACB đã thu được nhiều kết quả khả quan, nâng cao mức cạnh tranh so với các ngân hàng quốc doanh trên địa bàn. Dư nợ chính là nguồn thu lợi nhuận của ngân hàng do đó dư nợ càng cao thì qui mô tín dụng của ngân hàng càng lớn. Tuy nhiên ngân hàng cũng cần quan tâm đến chất lượng tín dụng để đảm bảo mức dư nợ cao nhưng vẫn thu hồi được và giảm thiểu RRTD.

2.2.2. Dư nợ khách hàng cá nhân theo mục đích vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)