Tên biến Ký hiệu Phương pháp tính Giá trị
kỳ vọng Biến phụ thuộc Khả năng trả nợ thẻ tín dụng Y Trả nợ đúng hạn (nợ nhóm 1) nhận giá trị 1, trả nợ không đúng hạn ( nợ nhóm 2,3,4,5) nhận giá trị 0 Biến độc lập
Độ tuổi TUOI Thời điểm vay trừ năm sinh -
Giới tính GT Nếu quan sát có giới tính nam nhận giá trị
1, ngược lại nhận giá trị 0 -
Tình trạng hôn
nhân HN
Nếu quan sát có gia đình nhận giá trị 1,
ngược lại nhận giá trị 0 +
Trình độ học
vấn HV
Nhận giá trị 1 nếu quan sát có trình độ học vấn là trung học; 2 nếu quan sát có trình độ học vấn là cao đẳng, trung cấp; 3 nếu quan sát có trình độ đại học; 4 nếu quan sát có trình độ học vấn là sau đại học
+
Nghề nghiệp NGHE
Nhận giá trị 1 nếu khách hàng có nghề nghiệp là sản xuất, kinh doanh, ngược lại nhận giá trị 0
+ Hạn mức cho
vay HM
Giá trị tối đa khoản vay của khách hàng
tính theo đơn vị triệu đồng -
Tài sản đảm bảo TSDB
Thể hiện giá trị 1 nếu người vay có tài sản thế chấp và giá trị 0 nếu người vay theo hình thức tín chấp
+
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương này, tác giả trình bày sơ bộ về các bước nghiên cứu để thực hiện luận văn từ khi hình thành ý tưởng, nghiên cứu lý luận đưa ra các giả thiết, lựa chọn mô hình, tiến hành khảo sát đến khâu xử lý dữ liệu, đọc và hiểu kết quả. Tác giả trình bày mô hình nghiên cứu được đề xuất Binary Logistic và các tiêu chuẩn đo lường độ phù hợp của mô hình. Đồng thời nêu ra phương pháp nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, xác định biến phụ thuộc và các biến độc lập. Đồng thời đưa ra những giả thiết nghiên cứu đối với các biến độc lập.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ RỦI RO NỢ QUÁ HẠN THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
4.1. Tổng quan về Vietcombank và Vietcombank trên địa bàn Tp.HCM
Giới thiệu chung về Vietcombank
4.1.1.1. Lịch sử hình thành
Ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức khai trương hoạt động theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tên giao dịch là Bank Foreign Trade Of Viet Nam viết tắt là VCB hay Vietcombank.
Trong giai đoạn từ năm 1963 – 1989, đây là giai đoạn nền kinh tế đất nước phát triển hết sức khó khăn do những điều kiện lịch sử trong giai đoạn này. Một trong những nhiệm vụ đặt ra cho Vietcombank là đảm bảo an toàn vốn ngoại hối của đất nước, phục vụ kháng chiến chống Mỹ và vượt qua cấm vận của nước ngoài. Trong thời kỳ khó khăn này, Vietcombank không chỉ thực hiện chức năng trung tâm thanh toán xuất nhập khẩu và tín dụng Quốc tế mà còn được Nhà nước giao quản lý toàn bộ vốn ngoại tệ của đất nước.
Đến năm 1990, Vietcombank chuyển đổi thành Ngân hàng Thương mại đa năng. Ngày 2/6/2008 Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Đến ngày 30/6/2009 cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) được niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2011, ngân hàng Mizuho trở thành đối tác chiến lược để VCB phát triển trong những giai đoạn tiếp theo.
trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 96 chi nhánh và 368 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài, 4 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, VCB còn phát triển một hệ thống Autobank với 2346 máy ATM và 69346 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 176 quốc gia và vùng lãnh thổ. 4.1.1.2. Mạng lưới hoạt động của Vietcombank
Theo báo cáo thường niên của Vietcombank năm 2018, tính đến thời điểm 31/12/2018, VCB hiện có 106 chi nhánh với 431 phòng giao dịch hoạt động tại 53 trên 64 tỉnh thành phố trong cả nước, phân bổ cụ thể theo 07 khu vực sau: Bắc bộ có 21 chi nhánh chiếm tỷ lệ 19.8%; Hà Nội có 15 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 14.2%; Bắc và Trung bộ có 14 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 13.2%; Nam Trung bộ và Tây Nguyên có 11 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 10.4%; Hồ Chí Minh có 17 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 16.0%; Đông Nam Bộ có 13 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 12.3%; Tây Nam Bộ có 15 chi nhánh, chiếm 14.2%. VCB thiết lập và mở rộng mạng lưới với hơn 1,800 ngân hàng đại lý tại 118 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
4.1.1.3. Tình hình hoạt động chung của Vietcombank
Nhìn chung, tổng tài sản của Vietcombank tăng trưởng đều qua các năm. Ngoài ra, các chỉ tiêu như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, huy động vốn, dư nợ tín dụng, lợi nhuận,… của VCB đều đạt tỷ lệ tăng trưởng khá tốt.
Biểu đồ 4-1 Tổng tài sản của Vietcombank giai đoạn năm 2015 – 2018
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính Vietcombank các năm
Thời điểm cuối năm 2018, Vietcombank có tổng tài sản 1,074,027 tỷ đồng, tăng 16.1% so với năm 2017. Cuối năm 2017, Vietcombank có tổng tài sản đạt 1,035,293 tỷ đồng, tăng 31.39% so với cuối năm 2016, vốn chủ sở hữu đạt 52,558 tỷ đồng, tăng 9.16% so với năm 2016, lợi nhuận trước thuế cuối năm 2017 đạt 11,341 tỷ đồng tăng 32.2% so với năm 2016. Huy động vốn từ nền kinh tế đạt 726,732 tỷ đồng tăng 20.97% so với năm 2016. Về hoạt động tín dụng, đến cuối năm 2017, dư nợ tín dụng đạt 557,688 tỷ đồng tăng 17.2% so với năm 2016, tỷ lệ nợ xấu được khống chế ở mức 1.11%. Các hoạt động dịch vụ khác đều đạt tăng trưởng tốt như dịch vụ thẻ, thanh toán quốc tế, dịch vụ ngân hàng điện tử...(Nguồn: Từ báo cáo thường niên Vietcombank)
Về thị phần tính theo số lượng của thẻ ghi nợ thì VCB chiếm khoảng 14% thị phần. Cụ thể, số lượng thẻ ghi nợ nội địa năm 2016 do VCB phát hành là 7,571,185 thẻ, đến năm 2017 thì số lượng thẻ phát hành là 8,892,296 thẻ (tăng khoảng 17.45% so với năm 2013). Vào năm 2018, thì số lượng thẻ được phát hành là 10,339,281 thẻ (tăng khoảng 16.27% so với năm 2017 và tăng khoảng 36.56% so với năm 2016). Qua đây ta thấy rằng
674.4 787.9 1035.3 1074 0 200 400 600 800 1000 1200
số lượng thẻ ghi nợ nội địa của VCB phát hành có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh và từ đây cũng tạo điều kiện cho ngân hàng huy động được những nguồn vốn giá rẻ từ số lượng tiền mà khách hàng để trong tài khoản.
Ngoài ra, số lượng thẻ ghi nợ quốc tế do VCB phát hành cũng tăng trưởng tương đối nhanh như những loại thẻ khác do VCB phát hành. Cụ thể, năm 2016 VCB phát hành 697,787 thẻ thì đến năm 2017, số lượng thẻ này do VCB phát hành là 883,889 thẻ (tức là tăng 26.67% so với năm 2016). Đến năm 2018, số lượng thẻ này đạt 1,057,749 thẻ (tăng 19.67% so với năm 2017 và tăng khoảng 51.59% so với năm 2016).
Tóm lại, số lượng khách hàng sử dụng thẻ của VCB qua các năm ngày gia tăng nhanh chóng, điều này được thể hiện thông qua số lượng các loại thẻ được phát hành tại VCB qua các năm đều tăng nhanh và doanh số thanh toán bằng thẻ, đặc biệt là thanh toán bằng thẻ tín dụng tăng nhanh. Nguyên nhân là do phí giao dịch ngoại tệ thấp, chỉ khoảng 2% tổng số tiền giao dịch. Bên cạnh đó Vietcombank cho vay với mức lãi suất cạnh tranh, chỉ từ 15%/năm.
Với sự mở rộng của hệ thống máy ATM và máy POS thì thẻ của VCB ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn vì đây là điều kiện để tạo thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng thẻ dùng để rút tiền hoặc là thanh toán tiền khi mua các hàng hóa, dịch vụ.
Sơ lược về các chi nhánh VCB trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Thực hiện, Quyết định 888/2005/QĐ-NHNN về việc mở, thành lập, chấm dứt hoạt động của Sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của Ngân hàng thương mại và được sự chấp thuận của NHNN, Hội đồng quản trị VCB đã ra các quyết định thành lập 8 chi nhánh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh vào T10 năm 2019,trên cơ sở tách ra từ các chi nhánh cấp 2 trực thuộc các Chi nhánh thành phố Hồ Chí minh, Nam Sài Gòn, Bình Tây. Sau 10 năm hoạt động, các chi nhánh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được những kết quả tích cực: tăng trưởng tín dụng và huy động
trưởng bình quân đạt 30%/năm, lợi nhuận đóng góp cho toàn hệ thống tăng mạnh qua các năm và đến nay chiếm 10% toàn hệ thống. Đến ngày 01/01/2019 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 18 chi nhánh, 61 phòng giao dịch, cụ thể phân bổ tại các quận huyện như sau: Quận 1 (12), Quận 3 (11), Bình Thạnh (8), Quận 10 (5), Tân Phú (5), Quận 7 (5), Tân Bình (4), Thủ Đức (4), Quận 11 (4), Quận 2 (3), Phú Nhuận (3), Bình Chánh (3), Gò Vấp (3), Nhà Bè (3), Bình Tân (3), Quận 5 (3).
4.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Vietcombank trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng 2016-2018 của Vietcombank trên địa bàn Tp.HCM.
Trong hơn nửa thập kỷ hình thành và phát triển thì hiện nay VCB được xem là ngân hàng số 1 Việt Nam về thẻ tín dụng với doanh số tăng mạnh qua các năm, đặc biệt là các Vietcombank trên địa bàn TP.HCM có tốc độ tăng trưởng về số lượng phát hành cũng như doanh số thanh toán thẻ rất mạnh. Cụ thể, số lượng phát hành thẻ tín dụng năm 2016 là 35,980 đến năm 2017 là 75,756 thẻ, (tức là đã tăng khoảng 110.5% so với năm 2016), đến cuối năm 2018, số lượng thẻ là 116,642 thẻ (tăng khoảng 224.18% so với năm 2017).
Bảng 4.1 Số lượng thẻ tín dụng Vietcombank khu vực Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2018
Đơn vị tính: thẻ
Năm 2016 2017 2018
Số lượng thẻ 35 980 75 756 116 642
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank TP.HCM
Số lượng thẻ tín dụng tăng mạnh thì doanh số mà khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán các hàng hóa dịch vụ đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2016 doanh số thanh toán thẻ tín dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ là 21 558 tỷ đồng ( tăng
khoảng 26,81% so với năm 2015). Đến năm 2017 doanh số này đạt 33 682 tỷ đồng tăng nhanh hơn, cụ thể là tăng 56% so với năm 2016. Đến cuối năm 2018, doanh số thanh toán thẻ đạt được 55 090 tỷ đồng, tăng 64% so với năm 2017. Điều này cho thấy rằng, khách hàng đang có xu hướng sử dụng thẻ để thanh toán các hàng hóa dịch vụ ngày càng nhiều hơn và thẻ cũng được chấp nhận thanh toán rộng rãi hơn khi khách hàng thực hiện mua hàng hóa, dich vụ.
Biểu đồ 4-2 Doanh số thẻ tín dụng Vietcombank TPHCM 3 năm gần đây
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank TP.HCM Công tác quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Vietcombank
Công tác quản lý rủi ro tín dụng (RRTD) ở Vietcombank đang dần được hoàn thiện theo hướng tiếp cận ngày càng gần hơn với thông lệ quốc tế và tiến tới tuân thủ các quy định của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Cụ thể, công tác quản trị RRTD tại Vietcombank đang được chuẩn hóa theo 5 bước, bao gồm: Nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro, giám sát rủi ro, và báo cáo.
21558 33682 55090 26.81% 56.23% 63.55% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Để đo lường rủi ro tín dụng hiệu quả, Vietcombank hiện áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng (theo phương pháp chuyên gia) riêng cho từng loại khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Xếp hạng tín dụng là một trong những cơ sở quan trọng để xem xét cấp hạn mức tín dụng đối với khách hàng. Ngoài ra, Vietcombank đang trong quá trình xây dựng và thử nghiệm hệ thống tính PD, EAD, LGD sử dụng phương pháp thống kê nhằm tiếp cận gần hơn với quy định của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (PD – Probability of Default: được sử dụng để đo lường khả năng khách hàng không trả được nợ trong một khoảng thời gian thường là một năm; LGD – Loss Given Default: tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ; EAD – Exposure at Default: tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ).
Để kiểm soát và giám sát rủi ro tín dụng hiệu quả, Vietcombank thực hiện phân cấp quyết định tín dụng từ hội đồng quản trị đến trưởng phòng giao dịch; cảnh báo rủi ro đối với các ngành hàng, các khu vực kinh tế, các doanh nghiệp, tài sản bảo đảm... Đặc biệt để đảm bảo tính độc lập, khách quan trong quyết định cấp và quản lý tín dụng, Vietcombank đã triển khai thành công mô hình thẩm định và phê duyệt tập trung với mục tiêu chủ yếu là quản lý tập trung công tác thẩm định trước khi cấp tín dụng, tăng cường khả năng phát hiện, phòng ngừa, cảnh báo sớm rủi ro tín dụng. Ngoài các quy trình quản lý rủi ro tín dụng, Vietcombank còn chú trọng công tác xây dựng văn hóa rủi ro, thực hiện kiểm tra nghiệp vụ hàng năm và chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng. Đây là một trong những ưu thế lớn cho Vietcombank trong việc phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ.
Để phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh, Vietcombank luôn thực hiện chiến lược thận trọng trong lựa chọn khách hàng cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng, chủ yếu phát hành thẻ tín dụng bằng hình thức có bảo đảm và chưa cho phép rút tiền vượt quá hạn mức tín dụng nên đến nay ít có trường hợp khách hàng thanh toán chậm, rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng được hạn chế một cách thấp nhất có thể.
Tuy nhiên khi nhu cầu thanh toán thẻ tín dụng tiến dần đến các nước hiện đại trên thế giới, sự cạnh tranh thẻ tín dụng sẽ ngày càng gia tăng trong tương lai không chỉ ở các ngân hàng trong nước mà còn cả các ngân hàng nước ngoài thì việc cấp hạn mức thẻ tín dụng bằng phương thức có bảo đảm bằng tài sản sẽ không còn tính cạnh tranh, do đó việc cấp hạn mức thẻ tín dụng bằng hình thức tín chấp là một điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó Vietcombank cũng dự kiến sẽ cung cấp dịch vụ sử dụng vượt hạn mức tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở đánh giá quá trình sử dụng tín dụng của từng khách hàng trong tương lai.
Thực trạng hiện nay đa số các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng vẫn áp dụng kiểm soát rủi ro thông qua phương pháp định tính, chưa định lượng được các yếu tố tác động đến khả năng nợ thẻ tín dụng nên tiềm ẩn nhiều rủi ro khách hàng không thanh toán được thẻ tín dụng trong tương lai. Do đó, việc đề xuất một mô hình lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nợ thẻ tín dụng tại Vietcombank là vấn đề cấp thiết.
4.3. Thống kê mô tả
Nghiên cứu thu thập mẫu ngẫu nhiên bao gồm 3,120 khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại Vietcombank trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2016 – 2018, thống kê mẫu như sau:
Thống kê mô tả biến phụ thuộc
Trong bảng thống kê sau, khách hàng trả nợ đúng hạn là khách hàng có ngày trả nợ