BỘ ĐIỀU KHIỂN TÍN HIỆU TRONG THANG MÁY

Một phần của tài liệu Thiết kế và điều khiển mô hình thang máy sử dụng vi điều khiển PIC24FJ128GB106 - Khóa luận tốt nghiệp (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ THANG MÁY

1.2 BỘ ĐIỀU KHIỂN TÍN HIỆU TRONG THANG MÁY

Điều khiển thang máy bao gồm hai phần chính, một là điều khiển động lực chính là phần điều khiển tốc độ chạy của thang và hai là điều khiển tín hiệu. Điều khiển tín hiệu chính là bộ não trung tâm xử lý và điều khiển mọi tác vụ của hệ thống thang máy.

16

Trong đó bộ điều khiển được chia làm 2 loại:

Hình 1. 16 Board vi xử lý và PLC.

 Một là điều khiển bằng thiết bị điều khiển lập trình PLC (Programable Logic Controller).

 Hai là dùng board vi xử lý Microprocessor.

1.2.1 Thang máy dùng PLC

PLC là thiết bị điều khiển lập trình cho phép thực hiện các thuật toán điều khiển hoạt động của thang máy thông qua một ngôn ngữ lập trình. PLC bao gồm thiết bị phần cứng và phần mềm điều khiển.

Dùng PLC có nhiều ưu điểm như:

 Lập trình điều khiển cho thang máy rất dễ dàng  Dễ lắp đặt, sửa chữa

 Độ bền cao chính vì thế PLC được sử dụng nhiều trong điều khiển công nghiệp  Có thể kết nối dễ dàng với máy tính, bổ sung thêm các module mở rộng với chi

phí hợp lý  Giá thành rẻ

Do những ưu điểm trên nên PLC được dùng làm thiết bị điều khiển thang máy từ rất sớm và đã khẳng định được chất lượng, được nhiều nhà sản xuất là các công ty cung cấp thang máy cũng như người dùng tin tưởng.

Hiện nay, đến 80% thang máy gia đình vẫn sử dụng hệ điều khiển là thiết bị lập trình PLC và trong tương lai thì đây vẫn là lựa chọn hàng đầu cho loại thang máy này.

Bên cạnh cực nhiều ưu điểm như trên thì thang máy có hệ điều khiển là PLC cũng có một số nhược điểm là:

 Thang máy dùng điều khiển PLC không có chức năng xóa lệnh khi gọi tầng sai. Tuy nhiên với loại thang máy dùng cho gia đình thì số nút bẩm

17

trên bảng button điều khiển là rất ít cho nên hiếm khi xảy ra tình trạng bấm nhầm.

 PLC không dùng cho được cho thang máy tốc độ cao (từ 90m/phút trở lên) và cho điều khiển nhóm.

Hiện PLC Mitsubishi - Made in Japan được sử dụng nhiều nhất và đây cũng chính là sự lựa chọn hàng đầu cho các sản phẩm thang máy đang cung cấp ra trên thị trường Việt Nam cho phân khúc thang máy gia đình.

18

1.2.2 Thang máy dùng board vi xử lý Microprocessor

Hình 1. 18 Vi xử lý thang máy Schneider (Lisa 10) Đức (Germany).

So với PLC thì board vi xử lý ra đời sau, có thể nói board vi xử lý hiện đại hơn, thông minh hơn. Board xử lý khắc phục được tất cả những nhược điểm của PLC như đã nói ở trên. Đám ứng được các lệnh thông minh mà việc lập trình bằng PLC không làm được vì rất phức tạp hoặc PLC không đủ ROM để đáp ứng nhu cầu này.

- Tự động bù tải khi thang bắt đầu chạy.

- Tự động tắt đèn, quạt khi thang không hoạt động trong 1 thời gian do kỹ thuật viên đặt.

- Tự động chuyển sang chế độ chạy hỏa hoạn khi có tín hiệu hỏa hoạn. - Tự động bảo vệ khi thang chạy quá tốc độ cho phép.

- Tự động bảo vệ khi trượt cáp.

- Tự động hủy lệnh gọi nhầm trong cabin.

Tuy nhiên board vi xử lý thang máy cũng có những nhược điểm là: - Giá thành cao.

19

Một phần của tài liệu Thiết kế và điều khiển mô hình thang máy sử dụng vi điều khiển PIC24FJ128GB106 - Khóa luận tốt nghiệp (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)