29A Di nhập gen luôn làm tăng tần số alen trội của quần thể.

Một phần của tài liệu TRẮC NGHIỆM THI ĐẠI HỌC MÔN SINH 5+ (Trang 29 - 31)

A. Di - nhập gen luôn làm tăng tần số alen trội của quần thể.

B. Sự phát tán hạt phấn ở thực vật chính là một hình thức di - nhập gen.

C. Di - nhập gen luôn mang đến cho quần thể những alen có lợi.

D. Di - nhập gen có thể làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu 54. Trong quần thể có xuất hiện thêm alen mới là kết quả của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.

C. Đột biến. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 55. Khi nói về nhân tố tiến hoá, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho đột biến và CLTN?

A. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể

B. Có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền hoặc làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể C. Làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp.

D. Làm tăng tần số các alen có lợi và giảm tần số các alen có hại.

Câu 56. Khi nói về vai trò của đột biến đối với quá trình tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng? A. Đột biến gen trong tự nhiên làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể.

B. Đột biến đa bội có thể dẫn đến hình thành loài mới.

C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa. D. Đột biến cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.

Câu 57. Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biếu nào sau đây không đúng?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.

B. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật.

C. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

D. Tiến hoá nhỏ sẽ không xảy ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì

không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 58. Cách li địa lí có vai trò quan trọng trong tiến hoá vì

A. Cách li địa lí giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giũa các quần thể gây nên bởi các nhân tố tiến hoá.

B. Điều kiện địa lí khác nhau là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự biến đổi trên cơ thể sinh vật. C. Điều kiện địa lí khác nhau sản sinh ra các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới. D. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện sự cách li sinh sản.

Câu 59. Nhân tố tiến hóa nào sau có thể làm thay đổi đồng thời tần số alen thuộc cùng một gen của hai quần thể?

30

A. Chọn lọc tự nhiên. B. Yếu tố ngẫu nhiên. C. Đột biến. D. Di - nhập gen.

Câu 60. Theo quan niệm hiện đại, thực chất của quá trình chọn lọc tư ̣ nhiên là

A. Sự phân hóa khả năng tồn tại của các cá thể trước các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.

B. Sự phân hóa khả năng tìm kiếm bạn tình trong quần thể.

C. Sự phân hóa các cá thể có sức khỏe và khả năng cạnh tranh khi kiếm mồi.

D. Sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Câu 61. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố có vai trò định hướng quá trình tiến hóa là

A. Đột biến. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 62. Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quá trình hình thành loài diễn ra trong một thời gian rất dài, trải qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

B. Loài mới luôn có bộ nhiễm sắc thể với số lượng lớn hơn bộ nhiễm sắc thể của loài gốc.

C. Loài mới được hình thành có thể từ những cá thể cùng loài.

D. Xảy ra chủ yếu ở những loài động vật có tập tính giao phối phức tạp.

Câu 63. Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế:

A. Cách li địa lí. B. Lai xa và đa bội hóa. C. Cách li tập tính. D. Cách li sinh thái.

Phần III. SINH THÁI HỌC

Câu 1: Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.

B. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng dễ bị thay đổi.

C. Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

D. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.

Câu 2: Quần xã ở rừng mưa nhiệt đới có đặc điểm là

A. các loài có ổ sinh thái rộng và độ đa dạng của quần xã cao. B. các loài có ổ sinh thái hẹp và độ đa dạng của quần xã cao. C. các loài có ổ sinh thái hẹp và độ đa dạng của quần xã thấp. D. các loài có ổ sinh thái rộng và độ đa dạng của quần xã thấp.

Câu 3: Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ cạnh tranh trong quần xã? A. Các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng.

Một phần của tài liệu TRẮC NGHIỆM THI ĐẠI HỌC MÔN SINH 5+ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)