Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Gia Lai (Trang 51 - 54)

1.3. CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

1.3.3.3. Các nhân tố khác

- Môi trường kinh tế

Nói đến môi trường kinh tế là nói đến tổng thể các yếu tố trong nền kinh tế quốc gia và thế giới như : thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, mức ổn định giá cả… Các yếu tố kinh tế này ảnh hưởng đến tâm lý và nhu cầu vay của KHCN. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, người

dân thường có tâm lý lạc quan về thu nhập trong tương lai và khả năng tạo ra lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đủ trang trải chi phí các khoản vay; do đó nhu cầu tiêu dùng và mở rộng sản xuất kinh doanh của khu vực dân cư cũng tăng lên. Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp gia tăng thì người dân sẽ có xu hướng hạn chế nhu cầu vay vốn, gia tăng tiết kiệm; các KHCN, hộ gia đình vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ cũng bị ảnh hưởng về thu nhập, ảnh hưởng tới khả năng thu nợ của ngân hàng. Vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động tín dụng dành cho KHCN của ngân hàng.

- Môi trường pháp lý

Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động kinh tế trong tổng thể nền kinh tế vì vậy nó cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật nhất là luật các TCTD. Nói đến môi trường pháp lý là nói đến tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, tính thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí. Nếu các quy định của pháp luật không đầy đủ, rõ ràng, thiếu tính đồng bộ và nhất quán sẽ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng dành cho KHCN nói riêng bởi nó tạo ra các lỗ hổng trong quản lý tín dụng. Nếu hệ thống pháp luật và các quy định về hoạt động tín dụng đầy đủ, cụ thể, rõ ràng sẽ thu hút được khách hàng tìm đến ngân hàng nhiều hơn, khuyến khích các ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng cho mảng KHCN. Việc hoàn chỉnh cơ chế, thể hiện tín dụng của ngành đúng với Luật Ngân hàng, phù hợp với thực tiễn là một điều quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng.

- Môi trường chính trị

Sự ổn định của môi trường chính trị sẽ thu hút các nguồn đầu tư từ nhiều hướng khác nhau, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển và đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân. Từ đó, ngân hàng sẽ huy động được nhiều nguồn vốn khác nhau để tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tác động tích cực đến hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng cho KHCN nói riêng. Các yếu tố như tình hình trật tự an ninh và an toàn xã hội, trình độ dân trí, niểm tin tưởng lẫn

nhau… cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng.

- Môi trường văn hóa - xã hội

Bao gồm các yếu tố như thói quen tiêu dùng, phong tục tập quán, trình độ dân trí… sẽ tác động đến nhu cầu vay vốn của người dân trong xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng dành cho KHCN của ngân hàng. Ở những khu vực tập trung dân cư có trình độ dân trí cao, có công việc ổn định, có lợi thế sản xuất, kinh doanh… thì nhu cầu vay để thỏa mãn mục đích tiêu dùng và mở rộng sản xuất, kinh doanh là rất lớn. Trong khi đó, bộ phận dân cư ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo có mức sống và trình độ dân trí còn thấp sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để tiêu dùng, mua sắm, sản xuất kinh doanh với quy mô lớn.

- Môi trường tự nhiên

Đây là những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh… Những điều này xảy ra thường xuyên sẽ tác động gây hậu quả xấu đến cả ngân hàng và khách hàng, chất lượng tín dụng cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Qua các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, ngân hàng có thể phân tích được là nhân tố tốt, đâu là không tốt để có những biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho những mặt tích cực phát huy và hạn chế mặt tiêu cực để nâng cao chất lượng tín dụng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Nội dung của chương 1 đề cập đến một số lý luận cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng KHCN, đồng thời cũng xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng KHCN của NHTM. Từ góc độ lý luận những nội dung đã trình bày nêu trên, tác giả đã phân tích, làm sáng tỏ một số vấn đề về tín dụng và chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Đây là cơ sở lý luận quan trọng làm nền tảng cho việc đánh giá chất lượng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Gia Lai.

CHƢƠNG 2:

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM-CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI

Giới thiệu

Chương 2 của luận văn giới thiệu sơ lược về lịch sự phát triển của và mô hình tổ chức của Agribank Gia Lai. Trên cơ sở phân tích kết quả về tín dụng KHCN của Agribank Gia Lai qua giai đoạn năm 2015-2017, bài viết đã đi sâu phân tích những yếu tố tác động đến chất lượng tín dụng tại Agribank Gia Lai. Đồng thời bài viết cũng tiến hành khảo sát các cán bộ làm công tác tín dụng để có cái nhìn chính xác hơn về thực trạng chất lượng tín dụng KHCN tại Agribank Gia Lai.

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2015-2017:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Gia Lai (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)