1.1 .Các nghiên cứu nƣớc ngoài
2.3 Phân tích và đánh giá điều kiện tiền đề của ứng dụng Mobile Banking vào
hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng tại Việt Nam hiện nay
2.3.1 Cơ sở pháp lý
Mobile Banking là một ứng dụng tài chính do đó ngoài việc phải tuân thủ các quy định chung còn phải thực hiện đúng pháp luật trong ngành tài chính: nhƣ chống rửa tiền, các nguyên tắc bảo mật, chứng nhận chữ ký số…Ngân hàng còn phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạ tầng, phƣơng tiện phục vụ để Mobile Banking có thể vận hành an toàn và hiệu quả….Hiện nay, trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh Ngân hàng điện tử nói chung và Mobile Banking nói riêng ở nƣớc ta thì văn bản pháp lý cao nhất là: “Luật giao dịch điện tử” năm 2005 và “Luật công nghệ thông tin” năm 2006. Ngoài ra còn phải tuân theo “Pháp Lệnh ngoại hối 2013” nếu trong tƣơng lai các ngân hàng đƣợc phép chuyển-nhận tiền quốc tế thông qua Mobile Banking.
2.3.2 Nền tảng hạ tầng công nghệ Ngân hàng và viễn thông
Mobile Banking đƣợc phát triển dựa trên sự phát triển của công nghệ thanh toán và thông tin viễn thông. Chính vì vậy cơ sở hạ tầng công nghệ viễn thông là nhân tố tiên quyết để có thể áp dụng Mobile Banking. Các NHTM đã áp dụng công nghệ CORE BANKING, đáp ứng yêu cầu quản lý từ xa của NHNN và yêu cầu quản trị của Ngân hàng và tạo sự thuận lợi tối đa cho khách hàng
Dƣới đây là một số hệ thống công nghệ Ngân hàng đã hoạt động hiệu quả: - Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ
- Hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, Money Gram, Western Union - Hệ thống thanh tra giám sát từ xa các tổ chức tín dụng
- Hệ thống Core Banking, hệ thống ATM, Mobile Banking ….
Về công nghệ viễn thông, tính đến tháng 10/2016, cả nƣớc đạt hơn 128 triệu thuê bao di động. Trong đó Viettel chiếm thị phần cao nhất (46,7%), MobiFone với
26,1%, VinaPhone với 22,2% (Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông). Với số
lƣợng thuê bao sử dụng dịch vụ 3G ngày càng tăng. Hiện nay Viettel cũng đang là đối tác cung cấp dịch vụ BankPlus cho hơn 12 ngân hàng tại Việt Nam.
2.3.3 Sự phát triển kinh tế và xã hội
Sự tăng trƣởng kinh tế ổn định trong những năm gần đây góp phần làm cho mức sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện theo hƣớng tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng từ 1.145 USD vào năm 2008 lên 1.890 USD năm 2017. Trong đó GDP bình quân đầu ngƣời tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 đã đạt mức hơn 4.500 USD -gần 2,4 lần so với GDP bình quân cả nƣớc cho thấy đời sống kinh tế ở Việt Nam ngày càng khá lên, nhất là ở Thành phố lớn nhƣ Thành Phố Hồ Chí Minh. Theo đó nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu của nhân dân là rất lớn, do vậy sự phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng cũng phải phát triển tƣơng ứng, theo hƣớng cá nhân hóa, hiện đại hóa
2.3.4 Sự hiểu biết và chấp nhận của ngƣời dân
Khách hàng chính là những ngƣời sử dụng sản phẩm của ngân hàng, do đó với một dịch vụ mới nhƣ Mobile Banking ngân hàng cần phải có sự truyền thông rộng rãi. Khi khách hàng biết, hiểu về các tiện ích của Mobile Banking thì việc sử dụng Mobile Banking cũng sẽ đƣợc chấp nhận rộng rãi.
2.3.5 Vấn đề bảo mật
Trong các giao dịch điện tử nhƣ Mobile Banking thì vấn đề bảo mật là ƣu tiên hàng đầu của khách hàng cũng nhƣ của ngân hàng hay cơ quan quản lý. Vì vậy các ngân hàng phải luôn có giải pháp công nghệ ngăn ngừa rủi ro mất cắp dữ liệu và luôn đảm bảo an toàn cho tài sản khách hàng cũng nhƣ của ngân hàng.
2.3.6 Nguồn nhân lực
Để triển khai, duy trì và phát triển hệ thống Mobile Banking cần phải có một lực lƣợng nhân sự đƣợc đào tạo tốt về công nghệ mới. Nhân tố con ngƣời – nhân tố quan trọng nhất cho quá trình cải cách và phát triển. Nhân lực tốt không những làm chủ mạng lƣới, công nghệ mà còn là nhân tố quyết định việc cải tiến mạng lƣới, công nghệ, quy trình… và điều quan trọng hơn là tạo ra và duy trì các mối quan hệ bền vững với khách hàng. Máy móc, công nghệ, thiết bị không thể làm thay con ngƣời trong lĩnh vực này.
Ý định hành vi (Behavioral Intention)
Tiêu chuẩn chủ quan (Subjective Norm)
Thái độ hành vi
(Attitude Behavior)
Hành Vi
(Behavior)
2.3.7 Hệ thống cung ứng các sản phẩm dịch vụ thanh toán trực tuyến
Qua các ứng dụng có sẵn và các tính năng thanh toán trực tuyến, Mobile Banking giúp khách hàng có thể thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ trực tuyến mà không phải đến tận nơi của nhà cung cấp hàng hóa và không phải trả bằng tiền mặt, hàng hóa đƣợc giao tận nơi hay đƣợc thực hiện tức thời….nhờ sự phát triển của hệ thống thanh toán trực tiếp đó mà ứng dụng Mobile Banking ngày càng đƣợc nhiều khách hàng chọn lựa sử dụng.