.Tổng quan về thừa cân, béo phì

Một phần của tài liệu Khảo sát chế độ dinh dưỡng nhằm cải thiện tình trạng thừa cân ở nữ trong độ tuổi từ 25 – 45 (Trang 28 - 32)

1.3.1. Khái niệm thừa cân, béo phì.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, thừa cân béo phì nghĩa là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân gây ra nhiều nguy hại tới sức khỏe. Nhìn chung, bệnh thừa cân béo phì thể hiện trọng lượng cơ thể cao hơn trọng lượng chuẩn ở một người khỏe mạnh. Bệnh thừa cân béo phì là bệnh mãn tính do sự dư thừa quá mức lượng mỡ trong cơ thể. Trong cơ thể chúng ta luôn có một lượng mỡ nhất định và lượng mỡ này cần thiết để lưu trữ năng lượng, giữ nhiệt, hấp thụ những chấn động và thể hiện các chức năng khác.

Bệnh thừa cân, béo phì được phân loại bằng chỉ số khối cơ thể BMI. Do chỉ số BMI mô tả mối liên quan giữa trọng lượng cơ thể với chiều cao nên sẽ liên quan chặt chẽ đến tổng số lượng mỡ phân bố trong cơ thể ở người trưởng thành.

Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, một người trưởng thành, trừ người có thai nếu có chỉ số BMI trong khoảng 25 – 29,9 được xem là thừa cân, và một người trưởng thành có chỉ số BMI > = 30 được xem là béo phì. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của thừa cân béo phì gia tăng trọng lượng cơ thể và khối lượng mỡ tích tụ tại một số phần đặc biệt của cơ thể như: bụng, đùi, eo, ngay cả ở ngực nữa9

1.3.2. Nguyên nhân gây thừa cân, béo phì.

 Do mất cân bằng năng lượng

Sự cân bằng giữa lượng calo nạp vào và lượng tiêu thụ calo quyết định trọng lượng của một người

Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đế tình trạng béo phì hiện nay. Sự cân bằng giữa lượng calo nạp vào và lượng tiêu thụ calo quyết định trọng lượng của một người. Khi nguồn năng lượng bạn hấp thụ vào cơ thể cao hơn lượng bạn tiêu hao đi, khiến lượng mỡ tích lũy trong cơ thể gây béo phì. Dưới đây là các mức cân bằng năng lượng:

Năng lượng nạp vào = Năng lượng tiêu hao: Cơ thể khỏe mạnh, phát triển bình thường

Năng lượng nạp vào > Năng lượng tiêu hao: Hậu quả là Thừa cân, béo phì

17

Năng lượng nạp vào < Năng lượng tiêu hao: Hậu quả là gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển

Năng lượng “vào” là lượng calo mà bạn thu được từ thức ăn và đồ uống. Năng lượng “ ra “ là năng lượng mà cơ thể sử dụng để thở, tiêu hóa và các hoạt động thể lực. Bởi vậy một chế độ ăn giàu chất béo và lối sống lười vận động là các yếu tố làm phát triển dần dần căn bệnh béo phì.

 Chế độ ăn giàu chất béo

Một chế độ ăn nhiều calo, thiếu trái cây và rau quả góp phần tăng cân. Nhóm thực phẩm nhiều calo đến từ các món nhiều giàu mỡ như chiên, xào, rán,… các loại thịt mỡ và thịt chế biến sẵn, các loại đồ ăn nhanh như pizza, hamburger, khoai tây chiên,… hay các thực phầm có nhiều đường như bánh kem, đồ uống có ga, bánh quy,…

Khi một người tiêu thụ nhiều calo hơn mức sử dụng, cơ thể họ sẽ dự trữ thêm lượng calo dưới dạng chất béo. Điều này có thể dẫn đến trọng lượng dư thừa và béo phì.

 Thói quen lười vận động

Thiếu tập thể dục và hoạt động thể chất là một yếu tố quan trọng khác liên quan đến béo phì. Khi bạn nạp vào một nguồn calo lớn nhưng lại không vận động để đốt cháy chúng, điều đó khiến năng lượng dư thừa tích tụ dưới dạng mỡ khiến bạn béo phì.

Những người có thói quen lười vận động thường là giới trẻ hiện nay. Họ có xu hướng thư giãn bằng việc xem TV, lướt internet, chơi game trên máy tính thay vì lựa chọn luyện tập thể dục. Một số khác có lối sống ít vận động như làm việc trong văn phòng, di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô thay vì chọn xe đạp hoặc đi bộ – đều là những đối tượng dễ có nguy cơ béo phì.

Càng ít vận động, càng đốt ít calo. Ngoài ra, hoạt động thể chất ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của hormone ở người mà hormone này có tác động đến cách cơ thể chế biến thức ăn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể chất có thể giúp giữ mức insulin ổn định và mức insulin không ổn định có thể dẫn đến tăng cân.

18

 Yếu tố di truyền

Thừa cân béo phì có khuynh hướng di truyền. Theo nghiên cứu, trong gia đình có cả cha và mẹ béo phì thì 80% nguy cơ con cái sinh ra mắc bệnh béo phì. Còn nếu có cha hoặc mẹ béo phì thì có 30% con cái sinh bị béo phì.

Di truyền ảnh hưởng đến hormone liên quan đến điều tiết chất béo gọi là kháng leptin. Leptin là một loại hormone làm giảm sự thèm ăn. Ở người bình thường, leptin kiểm soát cân nặng bằng cách ra hiệu cho não ăn ít hơn khi lượng mỡ dự trữ trong cơ thể quá cao. Vấn đề là leptin không hoạt động như bình thường ở người béo phì, leptin không thể báo hiệu cho não ăn ít hơn, sự kiểm soát này bị mất – tình trạng này được gọi là kháng leptin và được cho là yếu tố di truyền khiến béo phì xảy ra.

Những người bị thừa cân béo phì do yếu tố di truyền có tốc độ trao đổi chất chậm chạp (mất nhiều thời gian hơn để đốt cháy calo) hoặc có cảm giác thèm ăn lớn hơn, có thể làm cho việc giảm cân trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên chỉ có khoảng 10% người béo phì có nguyên nhân do di truyền.

 Các vấn đề về sức khỏe

- Suy giáp: Tuyến giáp hoạt động càng hiệu quả, sự trao đổi chất trong cơ thể càng cao. Do đó, nếu bị suy giáp, tuyến giáp không tiết đủ hóc-môn cho cơ thể dẫn đến các hoạt động trao đổi chất giảm xuống, chất béo không được đốt cháy tiêu thụ, lâu dần se gây tăng cân béo phì.

- U tụy nội tiết Insulinoma: Căn bệnh này làm giảm lượng đường trong máu nhanh, dẫn đến hạ đường huyết. Khi lượng đường trong máu giảm, cơ thể sẽ lập tức bổ sung lượng đường thích hợp bằng cách gây ra cơn đói dữ dội. Vì vậy, cơ thể liên tục có dấu hiệu đói, kết quả khiến bạn thèm ăn rồi dẫn đến tăng cân, béo phì.

- Hội chứng buồng chứng đa năng: Cơ thể thiếu hóc-môn giới tính, khiến các tế bào trứng không phát triển đúng cách và dính vào buồng trứng. Trong trường hợp này, phần thân trên bị tăng cân khiến bạn có cảm giác nặng nề. Theo thống kê cho thấy có đến 40% nữ giới mắc bệnh đa năng buồng chứng bị thừa cân, béo phì.

19

- Căng thẳng và trầm cảm: Trầm cảm và căng thẳng khiến cơ thể sản sinh cortisol liên tục. Khi đó, cortisol chuyển hóa năng lượng thành chất béo, tích trữ chúng và lâu dần gây béo phì.

- Hội chứng Cushing: là một bệnh lý nội tiết do rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận, gây tăng mạn tính hormon glucocorticoid không kìm hãm được. Glucocorticoid tăng gây tích tụ mỡ ở những vị trí đặc biệt như ở mặt; ở giữa 2 xương bả vai; tích tụ mỡ trên xương đòn gây béo thân.

- Thiếu ngủ: Nghiên cứu đã cho thấy rằng thiếu ngủ làm tăng nguy cơ tăng cân và phát triển béo phì. Nguyên nhân là do khi không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ sản sinh ra ghrelin, một loại hormone kích thích sự thèm ăn, tăng cảm giác ngon miệng khi ăn đồ ăn chứa nhiều đường. Điều này có thể góp phần hình thành béo phì.

- Tuổi tác: những người lớn tuổi các cơ sẽ có khuynh hướng bị teo đi. Các cơ bị teo làm giảm sự đốt cháy calo của cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc nếu không giảm lượng calo ăn vào khi ở tuổi già, có thể sẽ thừa cân béo phì.

1.3.3. Hậu quả của thừa cân, béo phì.

 Về tâm lý:

- Mất tự tin trong giao tiếp. - Ngại xuất hiện trước đám đông.

- Tự ti mặc cảm, chậm chạp, kém linh hoạt.

 Về ngoại hình: Không hấp dẫn.

 Về sức khỏe: Thường mắc các bệnh mạn tính nguy hiểm: - Tim mạch: Tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. - Hô hấp: Ngủ ngáy, rối loạn nhịp thở.

- Tiểu đường.

- Nội tiết: + Nữ: Rối loạn kinh nguyệt, khó có thai, sinh khó. + Nam: Yếu sinh lý.

- Xương khớp: Dễ bị thoái hóa khớp, loãng xương. Cột sống thắt lưng, khớp gối bị tổn thương sớm. Dễ bị gout do acit uric tăng.

- Tiêu hóa: + Dễ bị táo bón, bệnh trĩ. + Gan nhiễm mỡ, xơ gan, sỏi mật.

20 + Ung thư đại tràng.

- Da: Da lão hóa sớm, vùng cổ, háng, khuỷu tay bị đen, rạn da. - Ung thư: Ung thư vú, tử cung, đại tràng, gan mật, tiền liệt tuyến. - Suy giảm trí nhớ: Trẻ em học kém, người lớn hay quên.

Một phần của tài liệu Khảo sát chế độ dinh dưỡng nhằm cải thiện tình trạng thừa cân ở nữ trong độ tuổi từ 25 – 45 (Trang 28 - 32)