Bảng 1 .9 Các công trình đường dây 220kV trong khu vực dự án đến năm 2030
Bảng 1.10 Các công trình đường dây 500kV trong khu vực dự án đến năm 2030
STT Tên công trình Số mạch x km Tiến độ theo QHĐ 7 Tiến độ cập nhật 1 Rẽ - Đức Hòa 4 x 8 2011-2015 2017
2 Long Thành – rẽ Phú Mỹ - Sông Mây 2 x 16 2016-2020 3 Đồng Nai – rẽ Phú Mỹ - Sông Mây 4 x 18 2016-2020
4 Mỹ Phước – Củ Chi 2 x 25 2016-2020
5 Mỹ Phước – rẽ Pleiku – Cầu Bông 4 x 5 2016-2020
6 Củ Chi – Tây Ninh 2 x 50 2026-2030
Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Đồng Hồ Vĩnh Tường
21
Chương 2 : BÀI TOÁN PHÂN BỐ CÔNG SUẤT TRONG
HỆ THỐNG ĐIỆN
Vấn đề về phân bố công suất
Phân bố công suất là bài toán quan trọng trong quy hoạch, thiết kế phát triển hệ thống điện trong tương lai cũng như trong việc xác định chế độ vận hành tốt nhất của hệ thống hiện hữu. Là Công cụ quan trong nhất và cũng phổ biến nhất trong phân tích hê thống điện:
- Được biết như là lời giải “phân bố tải” (load flow)
- Được sử dụng để quy hoạch và điều khiển hệ thống điện. - Giả sử: điều kiện cân bằng và phân tích đơn pha.
Cơ sở lý thuyết của bài toán phân bố công suất dựa trên hai định luật Kirchoff về dòng điện điểm nút và điện thế mạch vòng. Tuy vậy, các phương trình Kirchoff không còn tuyến tính như trong bài giải tích mạng thông thường nữa mà là phương trình phi tuyến, số liệu ban đầu cho trước đối với hệ thống điện có khác so với một bài giải tích điện thông thường. Đối tượng của khảo sát phân bố công suất là xác định giá trị điện áp và góc pha ở các điểm nút, dòng công suất trên các nhánh và tổn thất công suất trong mạng điện.
Phân biệt các loại điểm nút trong hệ thống điện thường có ba loại nút hay thanh cái trong hệ thống điện:
Nút cân bằng hay còn gọi là Nút chuẩn (slack bus, swing bus, reference bus) : chỉ có một nút cân bằng duy nhất trong hệ thống, đây là nút được lấy làm nút chuẩn tại đó giá trị biên độ áp và góc pha đã biết, chưa biết công suất thực và công suất phản kháng. Nút này sẽ bù trừ sự khác biệt giữa công suất phát và công suất tải cùng với tổn thất công suất trong mạng. Nút phụ tải : cho biết công suất P và Q của phụ tải yêu cầu, chưa biết biên độ và góc điện áp. Nút này còn gọi là nút PQ.
Nút phát: đối với các máy phát điện khác ngoài máy phát cân bằng, cho biết trước công suất thực P mà máy phát ra và biên độ điện áp V ở nút đó, chưa biết công suất kháng và góc điện áp. Nút phát này còn gọi là nút PV.
Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Đồng Hồ Vĩnh Tường
22 Mục đích bài toán phân phân bố công suất
Trong giai đoạn thiết kế tính toán phân bố công suất dùng để: Chọn dây dẫn.
Chọn thiết bị phân phối điện.
Kiểm tra sóng hài và sụt áp trong điều kiện bình thường và sự cố.
Tính toán trào lưu công suất để xem sự thay đổi công suất khi đấu nối vào lưới điện. Đánh giá chỉ tiêu kinh tế của phương án được đề suất xem xét…và trên cơ sở đó chọn được phương án cung cấp điện hợp lý về kinh tế và kỹ thuật.
Trong giai đoạn vận hành tính toán phân bố công suất dùng để: Kiểm tra khả năng tải của đường dây.
Kiểm tra sụt áp trong điều kiện làm việc bình thường và sự cố.
Đánh giá chỉ tiêu kinh tế của phương án vận hành… và trên cơ sở đó chọn được phương án cung cấp điện hợp lý về kinh tế và kỹ thuật.
Trong luận văn sẽ tìm hiểu nghiên cứu phương pháp lặp Newton – Raphson, được ứng để tính phân bố công suất trong phần mềm tính toán PSS/E.
Vấn đề:
- Xác định biên độ và góc điện áp ở mỗi nút.
- Xác định phân bố công suất thực và kháng trên mỗi đường dây. - Mỗi nút có 4 biến trạng thái:
+ Biên độ điện áp. + Góc điện áp.
+ Công suất thực bơm vào. + Công suất kháng bơm vào.
Khoá luận tốt nghiệp SVTH: Đồng Hồ Vĩnh Tường
23 Việc phân loại nút được thực hiện như sau: