Lam phát muc tiêu năm 2011 là 7%, khó thực hiện được:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về LPMT qua một thập kỷ kinh nghiệm của thế giới ppt (Trang 30 - 33)

Hiện tại, một số tổ chức nước ngoài đưa ra dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2011 vào khoảng 7-8%/năm cho mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 7,5%. Điều này cho thấy, khả năng kiềm chế lạm phát dưới 7% cho năm 2011 là rất khó khăn nếu đặt mức tăng trưởng cao. Đặc biệt, dự báo này đưa ra một thực tế là, nếu không kiên định, nhẫn nại với mục tiêu kiềm chế lạm phát, thì bất ổn kinh tế vĩ mô năm 2011 có thể sẽ cao hơn năm 2010.

Bên cạnh đó,mục tiêu trong điều hành chính sách tiện tệ năm 2011 chưa rõ rang, nếu kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, mục tiêu chính sách tiền tệ phải chặt chẽ hơn năm 2010. Cùng với điều hành linh hoạt hơn, nền kinh tế sẽ dần ổn định và tránh được những cú sốc lớn cho doanh nghiệp.

Ngay cả tỷ lệ lạm phát 7% vẫn là quá cao, sẽ dẫn tới những khó khăn trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là không thể có chính sách lãi suất và tỷ giá nhất quán được. Lạm phát cao cũng sẽ khiến dòng tiền đổ vào sản xuất giảm, thay vào đó là các hoạt động đầu cơ ngắn hạn.Chúng ta cũng không thể đặt mức lạm phát khoảng 3-4% như mức trung bình của các nước đang phát triển, vì việc kéo lạm phát từ gần 12% năm 2010 xuống mức 3-4% trong năm tới sẽ gây ra những cú sốc lớn không cần thiết.

Tuy nhiên, Việt Nam đang xự dung nhiều biện pháp để có thể đưa lạm phát về mức tốt nhất có thể, bằng nhiều chính sách như:

1. Tốc độ tăng trưởng:

2. Ổn định kinh tế vĩ mô:

3. Chính sách tài chính - Chính sách tiền tệ thắt chặt:

IV.Những điều kiện không thuận lợi để điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế lạm phát mục tiêu ở Việt Nam:

Thực tế cho thấy Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam có mức độ độc lập thấp và chịu sự can thiệp hành chính toàn diện của Chính phủ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của NHNN, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ và hệ thống tài chính thời gian qua. Vì vậy, nâng cao tính độc lập của NHNN là một trong những điều kiện tiên quyết để tạo tiền đề căn bản trong hiệu quả hoạt động và là nền tảng quan trọng bảo đảm trước hết NHNN thực sự là NHTW và sau đó là tiến tới một NHTW hiện đại.

Chính sách tiền tệ của Việt Nam thiếu sự độc lập và độ tin cậy của Ngân hàng Trung ương, cũng như khuôn khổ chính sách tiền tệ quá mơ hồ, đã khiến cho lạm phát gia tăng. Ở nước ta Ngân hàng Nhà nước thuộc Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ có hàm tương đương bộ trưởng. Do là một tổ chức thuộc Chính phủ và nhất là khi Chính phủ còn "chủ quản" nhiều doanh nghiệp nhà nước nên đôi khi Ngân hàng Nhà nước rất khó xử khi có "mệnh lệnh" trái ngược với sứ mệnh và các chính sách tiền tệ và các quy chế điều tiết hệ thống ngân hàng thương mại của mình. Trong quá khứ nhiều ngân hàng quốc doanh đã phải cho khách hàng này, khách hàng nọ vay theo mệnh lệnh hành chính từ trên xuống. Hiện nay việc này đã giảm đi, song vẫn còn có khả năng xảy ra và gây méo mó cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Nhìn chung, chính sách tiền tệ của Việt Nam thiếu sự minh bạch và độ tin cậy. Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ thì bị phân tán, không hiệu quả và khó quản lý cũng là những nhân tố góp phần làm tăng lạm phát. Trong năm 2010, đồng bạc Việt Nam đã bị phá giá ba lần và co lúc tỷ giá ở chợ đen đã lên tới 21.400VND/1USD.

Quốc hội đặt ra chỉ tiêu lạm phát phải thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Có lẽ không có một chỉ tiêu kiểu như thế này được đặt ra cho các nền kinh tế trên thế giới. Bởi có thể giữa lạm phát và tăng trưởng có một mối quan hệ nhất định nào, nhưng hoàn toàn không có cơ sở cho nhận định

lạm phát cần phải thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP để nền kinh tế có thể tăng trưởng bền vững. Nói cách khác, không thể lấy mức tăng trưởng GDP để làm mốc giới hạn cho lạm phát, vì GDP của Việt Nam không phải luôn chỉ có tăng trưởng quanh quẩn ở mức tương đối cao (7-9%), mà hoàn toàn có thể tụt xuống 4-5% hoặc thấp hơn nữa, như đã từng xảy ra trong quá khứ. Trừ khi có một mục tiêu cụ thể và có cơ sở khoa học hơn cho lạm phát, việc “trói” lạm phát trong hạn mức tăng trưởng của GDP (trong trung và dài hạn) như vậy có lẽ là một việc làm không khoa học và nguy hiểm. Bởi lạm phát ở mức 2-3% sẽ đặt ra những vấn đề hoàn toàn khác với mức 8- 9%, đặc biệt khi xét đến bối cảnh tăng trưởng GDP.

Hệ thống ngân hàng là hệ thống thần kinh của nền kinh tế, hệ thống ấy hoạt động trục trặc sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của đất nước. Để tránh những hiện tượng gây méo mó như vậy, để hội nhập sâu hơn và hiệu quả hơn thì việc nghiên cứu sửa Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Ngân hàng thương mại theo hướng để ngân hàng trung ương là một tổ chức điều tiết độc lập là rất quan trọng và cấp bách.

V.Kết luận:

Việt Nam có khả năng áp dụng lạm phát mục tiêu không?

Như vậy việc áp dụng lạm phát mục tiêu tại Việt Nam tại thời điểm hiện nay không thích hợp vì hàng loạt các nguyên nhân, cụ thể: NHTW chưa có được sự độc lập đầy đủ trong cơ chế quản lý- điều hành, mục tiêu lạm phát bị ràng buộc trong mối tương quan với cân đối NSNN và mức tăng trưởng kinh tế, thị trường tài chính trong nước còn hạn chế, hệ thống ngân hàng chưa thật vững chắc, công việc xây dựng chỉ số lạm phát cơ bản chưa hoàn thiện. Hơn nữa, việc kiểm soát lạm phát cần được dựa trên nền tảng tăng trưởng tiềm lực kinh tế, khả năng điều tiết cao của các công cụ CSTT và phải có lộ trình đưa ra các biện pháp điều chỉnh lạm phát phù hợp, nếu không chúng ta sẽ rơi vào là vòng luẩn quẩn trong điều hành CSTT. Mặt khác, Việt Nam là một nước có nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển, chúng ta có nên đánh đổi giai đoạn ''bứt phá'' cần thiết cho việc tăng trưởng kinh tế để áp dụng lạm phát mục tiêu ngay không? Ngoài ra, đầu vào của nền sản xuất hàng hóa nội địa phần lớn dựa vào giá nguyên - vật liệu thô nhập khẩu, với giá thế giới biến động bất thường như hiện nay khiến chúng ta càng nên cẩn trọng. Vì vậy, nếu chúng ta thực sự muốn, thì đây chính là giai đoạn tiền chuẩn bị'' hợp lý nhất cho việc áp dụng lạm phát mục tiêu trong tương lai, NHTW hoàn toàn có khả năng thực thi cơ chế lạm phát mục tiêu trong điều

kiện có một sự độc lập tương đối, một nền sản xuất hàng hóa nội địa vững chắc, lạm phát dao động ở mức hợp lý, cơ sở nguồn thu của ngân sách được mở rộng và hệ thống tài chính - ngân hàng phát triển.

Một số giải pháp đề xuất:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về LPMT qua một thập kỷ kinh nghiệm của thế giới ppt (Trang 30 - 33)