Mục tiêu mức giá với mục tiêu lạm phát: (price-level versus inflation targets)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về LPMT qua một thập kỷ kinh nghiệm của thế giới ppt (Trang 25 - 27)

III. Các lỗi mắc phải trong quá trình thực hiện, xem xét lại vấn đề thiết kế hoạt động:

2. Mục tiêu mức giá với mục tiêu lạm phát: (price-level versus inflation targets)

targets)

Hiện nay tất cả các quốc gia đã thông qua LPMT đều chọn mục tiêu lạm phát hơn là mục tiêu mức giá. Tuy nhiên mục tiêu nào trong hai mục tiêu đó sẽ dẫn đến hiệu năng kinh tế tốt hơn vẫn cón là một câu hỏi mở.

Có hai lợi thế mấu chốt của mục tiêu mức giá hơn là mục tiêu lạm phát. Đó là:

- Thứ nhất, mức giá mục tiêu có thể làm giảm sự không chắc chắn về mức giá trong thời gian mục tiêu dài (over long horizons). Với một mục tiêu lạm phát, các NHTW sẽ không thay đổi mục tiêu lạm phát bằng cách không thực hiện mục tiêu lạm phát đã đề ra. Kết quả là lạm phát sẽ là một quá trình ngẫu nhiên tĩnh (a stationary stochatic process), ghi là I (0), trong khi đó mức giá sẽ là một quá trình ngẫu nhiên động (nonstationary), ghi là I (1). Và sự không chắc chắn này có thể gây khó khăn cho các kế hoạch dài hạn, và vì vậy có thể làm giảm sút hiệu quả kinh tế (economic efficiency). Mặc dù ông McCallum (1999) đã lập luận rằng sự không chắc chắn về mức giá trong dài hạn cái mà phát sinh do việc bám chặt thành công một mục tiêu lạm phát không phải là tất cả vấn đề lớn, và nó vẫn làm phức tạp thêm quá trình thực hiện kế hoạch và có thể dẫn đến nhiều sai lầm hơn trong các quyết định đầu tư.

- Thứ hai, mục tiêu mức giá trong những mô hình hành vi theo quan điểm hiện đại cấp cao (models with a high degree of forward-looking behavior) trên một phần của các đại diện kinh tế (như Svensson 1999, Woodford 1999, Svensson & Woodford 1999, Clarida, Gali & Gertler 1999, Ditmar, Gavin & Kydland 1999-2000, Vestin 2000), mức giá tạo ra mức chênh lệch đầu ra ít hơn so với mục tiêu mức giá. Tuy nhiên bằng chứng thực nghiệm (như Fuhrer 1997) không hỗ trợ việc hình thành kỳ vọng theo quan điểm hiện đại (forward-looking expectations) một cách rõ

ràng, và những mô hình dự báo tương lai có tính phản trực và không phù hợp với động lực lạm phát (inflation dynamics) (theo Estrella & Fuhrer 1998).

Một vấn đề khác cho một mục tiêu mức giá nữa đó là sự hiện diện của sai số đo lường lạm phát. Theo cách tiếp cận của ủy ban Boskin thì hầu hết các nghiên cứu đều có quan điểm cho là sai số trong đo lường lạm phát thì cao hơn khi đo lường mức giá. Điều này hàm ý rằng sai số đo lường mức giá là I(1), do đó mục tiêu mức giá làm gia tăng độ không chắc chắn về mức giá bởi vì thời gian dự báo tăng lên. Vì vậy, nhiều tranh luận về một mục tiêu mức giá sẽ dẫn đến sự không chắc chắn về mức giá đúng trong dài hạn thấp hơn có thể bị phóng đại.

Những lập luận đối lập trên chỉ ra rằng có phải mục tiêu mức giá sẽ tạo ra những tác động tốt hơn so với mục tiêu lạm phát, đó vẫn còn là một câu hỏi mở. Sự không chắc chắn về lợi ích của mức giá mục tiêu được đưa ra này không gây bất ngờ vì những năm gần đây không có bất kỳ một NHTW nào quyết định nhắm vào mục tiêu mức giá. Tuy nhiên các lập luận được đưa ra ở đây cho thấy rằng họ vẫn thích mục tiêu lạm phát hơn là mục tiêu mức giá, và không loại trừ những chính sách lai (hybric policies), đó là những chính sách kết hợp các đặc điểm của mục tiêu lạm phát và mục tiêu mức giá, và có thể đưa ra những điểm tốt nhất của hai chính sách này.

Một vấn đề sẽ phải giải quyết nữa nếu như một chính sách lai được thông qua là nó có thể được giải thích với công chúng bằng cách nào. Những lời bình luận về sự thành công của LPMT có thể cung cấp một phương tiện đối thoại hiệu quả hơn với công chúng (Bernanke & Mishkin 1997, Mishkin 1999b, Benanke & cộng sự 1999). Công chúng sẽ không hiểu rõ các thuật ngữ trong mô hình hiệu chỉnh sai số. Tuy nhiên các điểm hiệu chỉnh sai số của chế độ LPMT có thể được truyền đạt một cách dễ dàng hơn thông qua các báo cáo về mục tiêu lạm phát trong giai đoạn chuyển tiếp và bằng các mục tiêu tỷ lệ lạm phát bình quân trong một thời gian mục tiêu dài, có thể là 5 năm.

Một chính sách lai khác nữa đó là theo đuổi một mục tiêu lạm phát trong những điều kiện bình thường, nhưng sẽ có một điều khoản giải thoát kèm theo (escape clause) việc đặt ra một mục tiêu mức giá chỉ khi giảm phát xảy ra, đặc biệt là khi lãi suất tiến gần mức 0%. Mục tiêu lạm phát trong điều kiện bình thường sẽ không yêu cầu những sự vượt quá mục tiêu lạm phát bị đảo ngược, vì vậy sẽ không tạo ra những thời kỳ giảm phát hơn nữa.

Mặt khác, khi giảm phát xảy ra, sau đó mục tiêu mức giá được đặt ra nhằm tạo ra những kỳ vọng về sự tăng lên của lạm phát (reinflation) của nền kinh tế sẽ làm cho lãi suất danh nghĩa càng ít có khả năng xuống mức 0% và cũng dẫn đến những kỳ vọng lạm phát cao hơn cái mà làm cho lãi suất thực thấp xuống, do đó kích thích nền kinh tế, và sẽ hỗ trợ mức gía tăng lên, cái mà sẽ làm thay đổi các bảng cân đối. Sự thành công của mục tiêu mức giá cải thiện những tác động của cuộc đại khủng hoảng ở Thụy Sĩ những năm 1930 (Berg &Jonung 1998) được đưa ra là một gợi ý về các mục tiêu mức giá đã giúp nền kinh tế Nhật bắt đầu với những bước nhảy vọt trong thời gian gần đây (theo Bernanke 1999, Blinder 1999, Goodfriend 1999, Svensson 2000).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về LPMT qua một thập kỷ kinh nghiệm của thế giới ppt (Trang 25 - 27)