7. Kết cấu của đề tài
1.2. Kiểm soát nội bộ trong hoạt động thu, chi BHXH
1.2.1. Vai trò và ý nghĩa của KSNB đối với các hoạt động thu, ch
KSNB có vai trò quan trọng và cần đƣợc thực hiện ở mọi khâu, mọi quá trình, mọi hoạt động, đặc biệt là với những hoạt động dễ có rủi ro thu, chi tài chính.
Theo quy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2015 về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, phải đảm bảo các mục đích và yêu cầu sau đây:
(1) Hoàn thành nhiệm vụ chính trị của BHXH Việt Nam theo quy định của Nhà nƣớc.
(2) Đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế quản lý lao động, quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả, chất lƣợng công tác; thực hành tiết kiệm chống lãng phí để tạo điều kiện đầu tƣ phát triển đơn vị, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cán bộ, viên chức và gắn trách nhiệm với lợi ích của cán bộ, viên chức của BHXH Việt Nam trong hoạt động nghiệp vụ.
(3) Thúc đẩy việc tổ chức, sắp xếp công việc khoa học, tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ BHXH.
(4) Thực hiện đúng các quy định của Luật BHXH hiện hành. (5) Thực hiện công khai tài chính theo quy định của Pháp luật.
KSNB vững mạnh sẽ góp phần không nhỏ thực hiện nhanh chóng, hiệu quả yêu cầu, nhiệm vụ quản lý tài chính đối với cơ quan BHXH.
Xây dựng đƣợc KSNB vững mạnh trong tổ chức BHXH sẽ góp phần làm cho công tác thu BHXH đảm bảo kịp thời, thu đủ, thu đúng theo luật định. Do đó, để đảm bảo công tác thu BHXH đƣợc thực hiện tốt thì rất cần có một hệ
thống kiểm tra, giám sát việc tham gia BHXH của các đơn vị sử dụng lao động. Đồng thời còn góp phần giúp cho công tác chi trả đƣợc nhanh chóng, an toàn, kịp thời, đảm bảo đúng chế độ cho ngƣời lao động, giảm bớt các thủ tục hành chính gây phiền hà cho ngƣời lao động và các đơn vị tham gia BHXH, đồng thời tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động cho tổ chức BHXH.
Hơn nữa, KSNB vững mạnh sẽ làm giảm nhiều những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, cũng nhƣ những hành vi trục lợi quỹ BHXH, góp phần bảo toàn và tăng trƣởng quỹ BHXH, đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) cho đất nƣớc.
Ý nghĩa của KSNB đối với chỉ tiêu thu và chi BHXH
- Hiệu quả về kinh tế
Tăng cƣờng quản lý KSNB sẽ làm nền kinh tế phát triển, áp dụng cơ chế tạo tích lũy, số dƣ quỹ hằng năm đƣợc sử dụng để đầu tƣ tăng trƣởng.
- Hiệu quả về xã hội
Bảo hiểm xã hội mang tính cộng đồng, nhân đạo và nhân văn sâu sắc. Cùng với việc xã hội phát triển công tác quản lý KSNB về tỷ lệ thu và chi BHXH góp phần thực hiện công bằng trong xã hội, trong đó đặt vấn đề an sinh xã hội là mục tiêu hàng đầu nhƣ một tất yếu đảm bảo cho các giá trị của chủ nghĩa xã hội.
- Hiệu quả đối với ngƣời tham gia BHXH
Ngƣời tham gia BHXH rất cần đƣợc cơ quan BHXH quan tâm. Bởi vì dƣới sự bảo hộ của BHXH ngƣời tham gia BHXH đƣợc đảm bảo quyền lợi chính đáng, họ đƣợc bù đắp hoặc đƣợc thay thế một phần thu nhập khi họ gặp những biến cố rủi ro làm suy giảm sức khỏe, mất khả năng lao động, mất việc làm, chết….
1.2.2. Các hoạt động cơ bản của BHXH
1.2.2.1. Hoạt động thu bảo hiểm xã hội
Phần lớn các nƣớc trên thế giới, quỹ BHXH đƣợc hình thành từ các nguồn sau:
- Ngƣời sử dụng lao động (SDLĐ) đóng góp; - Ngƣời lao động (NLĐ) đóng góp;
- Nhà nƣớc đóng góp và hỗ trợ thêm;
- Các nguồn khác (cá nhân, tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi từ hoạt động đầu tƣ phần quỹ nhàn rỗi).
Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp của các đối tƣợng ở mỗi nƣớc không giống nhau mà tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện, chính sách xã hội và quan điểm của mỗi nƣớc.
Phần đóng góp của ngƣời SDLĐ thƣờng đƣợc tính trên cơ sở số lƣợng lao động thuê mƣớn trong doanh nghiệp. Tỷ lệ trích nộp đƣợc luật pháp quy định, tỷ lệ này đƣợc tính theo một mức cụ thể trên tổng quỹ lƣơng theo từng thời kỳ nhất định.
Bên cạnh sự đóng góp chủ yếu của ngƣời SDLĐ và ngƣời lao động vào quỹ BHXH, Nhà nƣớc ở những nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng cũng luôn hỗ trợ quỹ BHXH khi các khoản đóng góp của hai đối tƣợng trên không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu của quỹ hoặc khi có sự biến động, khủng hoảng làm cho quỹ bị thâm hụt. Nguồn bù đắp thiếu hụt quỹ BHXH ở các nƣớc đƣợc lấy từ thuế theo những tỷ lệ và mức khác nhau.
* Rủi ro thu BHXH
Rủi ro thu BHXH thƣờng bao gồm những trƣờng hợp sau:
- Rủi ro thu BHXH phát sinh khi không thu đƣợc BHXH từ các đối tƣợng thuộc diện phải nộp BHXH, nhất là từ ngƣời SDLĐ.
- Rủi ro thu BHXH còn phát sinh trong trƣờng hợp thu không đủ và đúng mức phải nộp BHXH. Có nghĩa là ngƣời SDLĐ không nộp đủ BHXH theo số lao động thực phải nộp BHXH tại đơn vị và mức lƣơng làm căn cứ để nộp BHXH.
- Rủi ro thu BHXH còn bao gồm từ việc thu chậm trễ do ngƣời nộp BHXH không nộp đúng thời hạn quy định, điều này ảnh hƣởng đến hoạt động
chi BHXH, làm mất uy tín của hoạt động BHXH, ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời lao động.
- Rủi ro thu BHXH bị mất, ngƣời đi thu BHXH nộp không đủ, biển thủ tiền nộp BHXH của các đơn vị tham gia BHXH.
Nhìn chung trên thế giới số lƣợng ngƣời tham gia BHXH ngày càng tăng, việc kiểm soát hoạt động thu không thể tránh khỏi những sai sót về thông tin cá nhân và quá trình tham gia BHXH dẫn đến việc thu không đúng, không đủ và ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời lao động.
1.2.2.2. Hoạt động chi bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH ở các nƣớc đƣợc sử dụng để chi tiêu vào các nội dung cơ bản nhƣ: chi trả các chế độ trợ cấp BHXH, chi quản lý hoạt động bộ máy, chi cho đầu tƣ tăng trƣởng quỹ.
Trong ba phần chi thì chi trả các chế độ trợ cấp BHXH là lớn nhất, quan trọng nhất. Các khoản chi quản lý hoạt động bộ máy, chi cho đầu tƣ tăng trƣởng quỹ là không cố định, phụ thuộc vào quy mô tổ chức, cách quản lý của hệ thống BHXH ở từng nƣớc.
Chi trả các chế độ trợ cấp BHXH là chi trả theo luật định ở mỗi nƣớc, phụ thuộc vào phạm vi trợ cấp của từng hệ thống BHXH, thƣờng bao gồm các khoản sau:
- Phƣơng thức chi trợ cấp hƣu trí xác định mức đồng nhất, coi là mức tối thiểu thích hợp với mặt bằng chung của quốc gia. Một số nƣớc định mức trợ cấp hƣu trí theo thu nhập đã từng có của ngƣời lao động trƣớc khi nghỉ hƣu. Một số nƣớc khác kết hợp cả hai cách: trong phần trợ cấp có phần cơ bản là một mức đồng nhất cộng thêm phần tỷ lệ theo mức thu nhập. Tuy nhiên, xu hƣớng chung là trợ cấp theo mức thu nhập đã từng có của ngƣời lao động trƣớc khi nghỉ hƣu, phù hợp với đa số trƣờng hợp là đóng BHXH theo thu nhập.
- Chi trợ cấp ốm đau của quỹ BHXH nhằm bù đắp các chi phí y tế và thu nhập cho ngƣời lao động khi gặp rủi ro ốm đau, phải nghỉ việc. Để đƣợc
nhận trợ cấp này, ngƣời lao động phải có thời gian đã tham gia đóng BHXH theo quy định tuỳ theo mỗi nƣớc.
- Chi trợ cấp thai sản của các nƣớc đƣợc áp dụng theo những cơ chế khác nhau, tuỳ theo điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nƣớc.
- Chi trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp (TNLĐ - BNN) ở một số nƣớc trên thế giới đƣợc quy định chi trả phụ thuộc vào mức độ thƣơng tật, nhƣng với điều kiện không đƣợc bỏ việc, không đƣợc phạm lỗi trong khi làm việc, không tham gia đình công. Phƣơng thức trợ cấp có thể là chi một lần hoặc dài hạn.
- Chi trợ cấp tử tuất đƣợc thực hiện ở hai nhóm nƣớc khác nhau với hai cách: trợ cấp theo một mức đồng nhất hoặc theo mức thu nhập của ngƣời lao động trƣớc khi chết. Có nƣớc quy định trợ cấp tuất bằng 50% mức lƣơng hƣu, một số nƣớc khác lại quy định trợ cấp tuất bằng 40% đến 100% mức thu nhập khi còn sống. Nhìn chung khi xác định trợ cấp tuất ngƣời ta tính đến mặt bằng trợ cấp hƣu trí của từng quốc gia để xác định cho phù hợp.
* Rủi ro chi BHXH
Rủi ro chi BHXH thƣờng phát sinh trong các trƣờng hợp sau:
- Rủi ro chi BHXH phát sinh khi chi không đúng đối tƣợng đƣợc hƣởng trợ cấp BHXH.
- Rủi ro chi BHXH có thể xuất hiện trong trƣờng hợp chi trợ cấp BHXH không hợp lý hoặc vƣợt quá mức trợ cấp quy định đƣợc hƣởng, sai chính sách Nhà nƣớc quy định.
- Rủi ro chi BHXH có thể xảy ra khi cán bộ xét duyệt chi BHXH tính toán không đúng số tiền trợ cấp cho ngƣời lao động.
- Rủi ro chi BHXH xảy ra trong trƣờng hợp chi trùng lặp cho một đối tƣợng về số tiền trợ cấp.
- Rủi ro chi BHXH còn xuất hiện trong trƣờng hợp đã chi trên chứng từ nhƣng thực tế không xảy ra do gian lận.
- Rủi ro chi BHXH còn phụ thuộc vào quá trình giao số tiền trợ cấp đến tay ngƣời đƣợc hƣởng có thể không đủ hoặc bị mất mát.