Khái quát về tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 45 - 50)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ

2.1.1. Khái quát về tỉnh Nghệ An

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên a.Vị trí địa lý:

Nghệ An nằm ở vĩ độ 180 33' đến 200 01' vĩ độ Bắc, kinh độ 1030 52' đến 105048’ kinh độ Đông, ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, nằm cách vùng kinh tế trọng điểm Nghệ An 290 km về phí nam. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây Bắc giáp tỉnh Huaphanh (Lào), phía Tây giáp tỉnh Xiengkhuang (Lào), phía Tây Nam giáp tỉnh Borikhamxay (Lào).

Diện tích tự nhiên của tỉnh Nghệ An 16.490,25 km2. Hơn 80% là diện tích vùng đồi núi nằm ở phía Tây. Tỉnh Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam.

b. Hành chính:

Hiện nay tỉnh Nghệ An được chia ra 21 đơn vị hành chính bao gồm 1 tỉnh, 3 thị xã và 17 huyện với 32 phường, 17 thị trấn và 431 xã. Tổng dân số hiện nay là 3,125 triệu người trong đó số dân thành thị: 0.456 triệu người chiếm 14.5%, dân số nông thôn 2,669 triệu người. Mật độ dân số trung bình là 190 người/ km2 nhưng không đều giữa các khu vực thành thị và nông thôn.

c. Địa hình:

Nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, tỉnh Nghệ An có địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sông, suối. Về tổng thể, địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, với ba vùng sinh thái rõ rệt: Miền núi, trung du, đồng bằng ven biển. Trong đó, miền núi chiếm tới 83% diện tích lãnh thổ. Địa hình có độ dốc lớn, đất có độ dốc lớn hơn 8% chiếm gần 80% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đặc biệt có trên 38% diện tích đất có độ dốc lớn hơn 25%. Nơi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711 m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, thị xã Hoàng Mai có nơi chỉ cao 0,2m so với mặt nước biển (xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu). Đặc điểm địa hình trên là một trở ngại lớn cho việc phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đặc biệt là các tuyến giao thông vùng trung du và miền núi, gây khó khăn cho phát triển lâm nghiệp và bảo vệ đất đai khỏi bị xói mòn, gây lũ lụt cho nhiều vùng

36

trong tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi có độ dốc lớn, với 117 thác lớn, nhỏ là tiềm năng lớn cổ thể khai thác để phát triển thuỷ điện và điều hoà nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh.

d. Khí hậu:

Tỉnh Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 24oC, tương ứng với tổng nhiệt năm là 8.700oC. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến tháng 7) là 33oC, nhiệt độ cao tuyệt đối 42,7o C; nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) là 19oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối - 0,5oC. Số giờ nắng trung bình/năm là 1.500 - 1.700 giờ. Tổng tích ôn là 3.500oC - 4.000oC. Trị số độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 80 - 90%, độ ẩm không khí cũng có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 18 - 19%; vùng có độ ẩm cao nhất là thượng nguồn sông Hiếu, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi phía Nam (huyện Kỳ Sơn, Tương Dương). Lượng bốc hơi từ 700 - 940 mm/năm. Nghệ An chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu: gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam. Là tỉnh có diện tích rộng, có đủ các dạng địa hình: miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển nên khí hậu tỉnh Nghệ An đa dạng, đồng thời có sự phân hoá theo không gian và biến động theo thời gian. Bên cạnh những yếu tố chủ yếu như nhiệt độ, lượng mưa, gió, độ ẩm không khí thì Nghệ An còn là một tỉnh chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Trung bình mỗi năm có 2 - 3 cơn bão, thường tập trung vào tháng 8 và 10 và có khi gây ra lũ lụt.

Nhìn chung, tỉnh Nghệ An nằm trong vùng khí hậu có nhiều đặc thù, phân dị rõ rệt trên toàn lãnh thổ và theo các mùa, tạo điều kiện cho nhiều loại cây trồng phát triển. Khí hậu có phần khắc nghiệt, đặc biệt là bão và gió Tây Nam gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển chung, nhất là sản xuất nông nghiệp.

e. Thủy văn:

Tỉnh Nghệ An có 7 lưu vực sông (có cửa riêng biệt), tuy nhiên 6 trong số này là các sông ngắn ven biển có chiều dài dưới 50 km, duy nhất có sông Cả với lưu vực 15.346 km2, chiều dài 361 km. Địa hình núi thấp và gò đồi chiếm tỷ trọng lớn nên mạng lưới sông suối trong khu vực khá phát triển với mật độ trung bình đạt 0,62 km/km2 nhưng phân bố không đều trong toàn vùng. Vùng núi có độ dốc địa hình lớn, chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối

37

phát triển mạnh trên 1 km/km2, còn đối với khu vực trung du địa hình gò đồi nên mạng lưới sông suối kém phát triển, trung bình đạt dưới 0,5 km/km2. Tuy sông ngòi nhiều, lượng nước khá dồi dào nhưng lưu vực sông nhỏ, điều kiện địa hình dốc nên việc khai thác sử dụng nguồn nước sông cho sản xuất và đời sống gặp nhiều khó khăn.

g. Tài nguyên:

Tỉnh Nghệ An có nhiều loại khoáng sản khác nhau, phân bố tập trung, có trên địa bàn nhiều huyện. Các loại khoáng sản của tỉnh Nghệ An có chất lượng cao, nguyên liệu chính gần nguyên liệu phụ, gần đường giao thông nên rất thuận lợi cho phát triển sản xuất xi măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn, gạch lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ... Tỉnh Nghệ An có bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, dọc bờ biển có 6 cửa lạch (lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội) với độ sâu từ 1 đến 3,5 m thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải 50 - 1.000 tấn ra vào. Từ độ sâu 40 m trở vào là vùng có đáy tương đối bằng phẳng, vùng phía ngoài có nhiều đá ngầm và chướng ngại vật, cồn cát, nơi tập trung nhiều bãi cá có giá trị kinh tế cao. Theo điều tra của Viện nghiên cứu hải sản, trữ lượng hải sản các loại Nghệ An khoảng 80.000 tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng 35-37 nghìn tấn/năm. Với 902.171 ha diện tích đất có rừng, rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ lớn với diện tích 735.423 ha, rừng trồng chiếm 166.748 ha, độ che phủ đạt 54,71%. Rừng Nghệ An mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật rừng Việt Nam. Theo thống kê có đến 153 họ, 522 chi và 986 loài cây thân gỗ, chưa kể đến loại thân thảo, thân leo và hạ đẳng. Trong đó có 23 loài thân gỗ và 6 loài thân thảo được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Rừng tập trung ở các vùng đồi núi với hai kiểu rừng phổ biến là rừng kín thường xanh, phân bố ở độ cao dưới 700m và rừng kín hỗn giao cây lá kim, phân bố ở độ cao lớn hơn 700m. Rừng Nghệ An vẫn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho khai thác và phát triển các ngành công nghiệp. Tổng trữ lượng gỗ hiện còn khoảng 52 triệu m3, trong đó có tới 42,5 vạn m3 gỗ Pơmu. Trữ lượng tre, nứa, mét khoảng trên 1 tỷ cây.

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội a. Kinh tế:

Tốc độ tăng tổng sản phẩm năm 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An (GRDP) ước đạt 4,45%; trong đó, khu vực nông, lâm, thủy sản ước tăng 4,99%; khu vực công nghiệp - xây dựng ước tăng 7,92% (riêng công nghiệp ước tăng 4,44%, xây dựng tăng 12,18%); khu vực dịch vụ ước tăng 2,22%; thuế sản phẩm tăng 1,07% so với năm 2019. Thu ngân sách ước đạt 15.992 tỷ đồng, bằng 105,1% dự toán HĐND tỉnh giao và đạt 102,8% dự toán điều

38

chỉnh. Chi ngân sách ước 29.688 tỷ đồng, đạt 109,4% dự toán và đạt 108,1% dự toán điều chỉnh.

Khu vực nông, lâm, thủy sản ước tăng 4,99%; là khu vực vẫn giữ được mức tăng trưởng tốt trong bối cảnh dịch bệnh. Sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 1.181.512 tấn, trong đó sản lượng lúa ước đạt 971 ngàn tấn, tăng 2,33%. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 258 nghìn tấn, tăng 5,1%; tập trung phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, dịch cúm gia cầm. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 1,38 triệu m3, tăng 18,9%. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 233.000 tấn, tăng 4,02% so với năm 2019.

Về xây dựng nông thôn mới: Dự kiến đến cuối năm 2020, có 281/411 xã đạt chuẩn NTM (tăng 36 xã so với năm 2019), chiếm 68,37% tổng số xã; có 06 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và đạt chuẩn NTM (tăng 02 đơn vị so với năm 2019); tiến hành xây dựng 3 xã NTM kiểu mẫu,…

Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp ước đạt 4,44%. Một số sản phẩm công nghiệp có mức tăng khá so với cùng kỳ như: xi măng, sữa chế biến, linh kiện điện tử, may mặc, viên nén sinh khối… Trong năm đã có một số nhà máy hoàn thành đi vào sản xuất các sản phẩm như: xi măng (Tân Thắng), viên nén sinh khối (Biomass Fuel, DKC), linh kiện điện tử (Luxshare-ICT), may mặc (Nam Thuận, TAAD, Hanosimex Nghi Lâm), giày da (Đỉnh Vàng), sản xuất đường lỏng glucose (Á Châu Hoa Sơn), sản xuất cần câu cá (Great Longview)...

Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 68.404 tỷ đồng, tăng 7,52% so với năm 2019. Tổng lượt khách du lịch ước đạt 3,4 triệu lượt, bằng 51,6% cùng kỳ, trong đó lượng khách lưu trú ước đạt 2,56 triệu lượt, bằng 54,2%. Doanh thu vận tải ước đạt 10.589 tỷ đồng, tăng 3,84% so với cùng kỳ năm 2019. Nguồn vốn huy động trên địa bàn ước tăng 17%, tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước tăng 5,5% so với đầu năm…

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 78.847 tỷ đồng, tăng 12,35% so với năm 2019. Công tác xây dựng cơ bản được quan tâm chỉ đạo, đốc thúc thực hiện và đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt khá (tính đến 30/11/2020, đối với phần ngân sách tỉnh quản lý, tỷ lệ giải ngân đạt 73,41% kế hoạch và đạt 73,05% kế hoạch đã được giao chi tiết), tỉnh đang chỉ đạo quyết liệt để giải ngân theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng và thi công các dự án, nhất là các dự án trọng điểm như: dự án đường cao tốc Bắc Nam đoạn qua tỉnh Nghệ An, đường ven biển, cầu Cửa Hội,...

39

Hoạt động đối ngoại tiếp tục đạt nhiều kết quả. Môi trường đầu tư kinh doanh được tập trung cải thiện, tăng cường công tác thu hút vốn đầu tư, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tích cực hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư như: xây dựng bảng giá đất Khu công nghiệp trong Khu kinh tế Đông Nam giai đoạn 2020-2024; sửa đổi chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư tỉnh,... Trên địa bàn tỉnh đã cấp mới cho 75 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 7.798,03 tỷ đồng; điều chỉnh 92 lượt dự án, trong đó điều chỉnh tổng vốn đầu tư 26 dự án (tăng 7.173,01 tỷ đồng). Thành lập mới 1.716 doanh nghiệp, tăng 4,44% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 568 doanh nghiệp, tăng 0,9% so cùng kỳ năm 2019... Các cấp, các ngành tích cực thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng của dịch như: Miễn, giảm tiền lãi, giảm lãi suất; cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất...

b. Văn hóa - xã hội

Các lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, nhất là chủ động kiểm soát và phòng chống dịch, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân; triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn như thực hiện chi trả cho đối tượng người có công; bảo trợ xã hội; người nghèo, cận nghèo; hỗ trợ đối tượng người lao động bị chấm dứt hợp đồng (không hưởng trợ cấp thất nghiệp), người lao động tự do. Quan tâm hỗ trợ giải quyết việc làm, thực hiện kịp thời, đầy đủ chế độ, chính sách đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội. Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được chăm lo và khẳng định, học sinh giỏi quốc gia tiếp tục giữ vững tốp đầu của cả nước; tỷ lệ trường chuẩn quốc gia ước đạt 72,66%; tổ chức được nhiều hoạt động có ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 90 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh; 990 năm danh xưng Nghệ An...

c. Y tế:

Với địa bàn rộng lớn, dân số đông, đường biên giới dài hơn 468 km (có cửa khẩu, nhiều đường mòn, lối mở), lực lượng lao động xuất khẩu và lao động tự do tại nước ngoài nhiều; nguy cơ xâm nhập dịch Covid-19 từ bên ngoài vào là rất lớn. Nhưng bằng nhiều giải pháp, toàn tỉnh đã làm tốt công tác phòng chống dịch nên đến hết năm 2020, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm bệnh dịch. Đây là một thành công rất lớn của tỉnh. Đảm bảo công tác khám, cấp cứu và điều trị bệnh nhân ở các tuyến; tiếp tục áp dụng thành công nhiều kỹ thuật mới trong khám và điều trị. Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được quan tâm chỉ đạo.

40

d. Lao động, việc làm:

Trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo quyết tâm của Chính phủ và các cấp chính quyền trong việc chống suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống người lao động mà trong đó công tác giải quyết việc làm là nhiệm vụ cấp thiết. Tạo việc làm mới cho 38.000 người; tuyển sinh đào tạo nghề cho 79.000 lượt người, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, lao động qua đào tạo nghề đạt 48%, hoàn thành kế hoạch đề ra. Triển khai tốt các chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo; có nhiều mô hình sản xuất phát huy tốt góp phần giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2020 ước còn khoảng 7,5%.

Công tác cải cách hành chính được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước được đẩy mạnh; việc khai thác các dịch vụ công trực tuyến hiệu quả hơn. Khai trương và vận hành đi vào hoạt động Trung tâm phục vụ hành chính công...

Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Tổ chức các khu cách ly, tiếp nhận công dân từ Lào và vùng có dịch về địa bàn cách ly chặt chẽ, đúng quy định. Tích cực tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, cháy rừng, bão lụt. Các lực lượng vũ trang thường xuyên tuần tra kiểm soát, thực hiện đồng bộ các biện pháp đấu tranh ngăn chặn và chủ động xử lý các tình huống không để bị động bất ngờ. Làm tốt công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu kiện của nhân dân; đến nay các ngành, các cấp đã giải quyết được 314/343 vụ việc, đạt tỷ lệ 91,5%.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)