Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 109 - 112)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ

3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công

3.2.4. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Củng cố, kiện toàn bộ máy, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của UBND các cấp mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính một cách mạnh mẽ và đồng bộ hơn nữa theo hướng nhanh nhất, thuận lợi nhất cho dân, cho các nhà đầu tư. Cùng với biện pháp cải cách hành chính phải bố trí đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy hành chính từ tỉnh đến cơ sở có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; xử lý kịp thời đối với những cán bộ, công chức lợi dụng công vụ để nhũng nhiễu,

100

hạch sách, tham ô, tham nhũng... làm giảm niềm tin của dân và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh Nghệ An.

Đồng thời cải cách hành chính phải thực hiện phân cấp triệt để và toàn diện theo quy định hiện hành cho các ngành, các huyện, thành, thị và các xã, phường, thị trấn. Nguyên tắc phân cấp là: Việc gì, mức nào, cấp nào quản lý có hiệu quả nhất, thiết thực nhất thì giao cho cấp đó quản lý và điều hành, nhưng phải đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Việc thực hiện cải cách hành chính gắn với phân cấp quản lý sẽ có tác dụng tương tác, hỗ trợ nhau nhưng muốn thực hiện được phải thông thoáng trong tư tưởng của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các cấp cũng như sự quan tâm đầy đủ của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. làm tốt việc phân cấp chính là phát huy tính năng động sáng tạo, đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành mà trước hết là của đội ngũ các bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở.

Trong bối cảnh hiện nay, UBND cấp tỉnh được phân cấp mạnh trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong việc phê duyệt và cấp phép đầu tư, quản lý các hoạt động của các doanh nghiệp. Chủ trương phân cấp mạnh cho địa phương là chủ trương đúng đắn của Nhà nước ta nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương. Hoàn thiện và phát triển KCN trong thời gian tới cũng trong bối cảnh chung như vậy. Một trong những yếu tố cơ bản bảo đảm sự thành công của KCN là phải xây dựng một cơ chế đầu tư thuận lợi. Hiện nay, cơ chế "một cửa, tại chỗ" đã phát huy tác dụng tích cực trong việc hoàn thiện và phát triển KCN, cần được tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới.

Cơ chế quản lý "một cửa, tại chỗ" tại Ban quản lý các KKT đã được thực hiện triệt để và thực sự đã có tác dụng to lớn đối với sự phát triển các KCN tại nhiều địa phương. Ban quản lý các KKT Nghệ An được uỷ quyền của các Bộ, ngành Trung ương như Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền cấp Giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài, Bộ Công thương uỷ quyền quản lý hoạt động XNK và thương mại của các doanh nghiệp KCN, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội uỷ quyền quản lý lao động và cấp Giấy phép lao động cho lao động là người nước ngoài, Bộ Tài chính uỷ quyền phê duyệt đăng ký chế độ kế toán cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ủy quyền cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và UBND tỉnh Nghệ An ủy quyền phê duyệt các dự án đầu tư trong nước vào các KCN và thẩm định thiết kế kỹ thuật các dự án đầu tư. Khi nhà đầu tư có yêu cầu, Ban quản lý các KKT là đầu mối phối hợp để giải quyết các thủ tục một cách nhanh chóng, tiện lợi. Tuy nhiên, trong thời

101

gian qua cơ chế "một cửa tại chỗ" và cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý các KKT với các Sở, ban ngành thuộc tỉnh chưa thực sự được hiểu và thực hiện một cách thống nhất. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tạo ra một bước đột phá trong công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp KCN hoạt động hiệu quả. UBND tỉnh cần chỉ đạo các Sở, ban ngành chức năng của tỉnh thực hiện đầy đủ việc uỷ quyền cho Ban quản lý các KCN đối với các lĩnh vực quản lý đã được Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương quy định.

- Đơn giản hóa thủ tục cấp phép đầu tư.

Quy trình hợp lý nhất, nhằm rút ngắn thời gian cấp phép và giảm phiền hà cho các nhà đầu tư theo các bước như sau:

+ Nhà đầu tư vào tìm hiểu cơ hội đầu tư tại các KCN Nghệ An. Sau đó, nếu quyết định đầu tư, nhà đầu tư gửi đơn xin đầu tư kèm theo giới thiệu sơ bộ về dự án đầu tư cho Ban quản lý các KCN.

+ Khảo sát, lựa chọn địa điểm và làm thủ tục về mặt bằng (01 ngày).

+ Ban quản lý các KCN thẩm định cấp Giấy phép đầu tư (đối với dự án đầu tư nước ngoài) và Chấp thuận đầu tư (đối với dự án đầu tư trong nước) (05 ngày).

+ Ban quản lý các KCN gửi bản gốc Giấy phép đầu tư, chấp thuận đầu tư lên Bộ kế hoạch và đầu tư, UBND tỉnh và bản sao lên Văn phòng Tỉnh uỷ (để báo cáo) và các đơn vị liên quan để thực hiện.

Toàn bộ thời gian kể từ khi Ban quản lý các KCN nhận được hồ sơ dự án hợp lệ đến khi nhà đầu tư nhận được Giấy phép đầu tư không quá 07 ngày làm việc.

Ban quản lý Khu kinh tế, UBND tỉnh Nghệ An cần nhất quán với phương châm “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”. Việc giải quyết tốt các dịch vụ phục vụ doanh nghiệp và công nhân, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng cùng các hoạt động hỗ trợ là điều kiện để các doanh nghiệp an tâm đầu tư phát triển. Cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” cần được phát huy tích cực tại Ban quản lý Khu kinh tế để tạo ấn tượng tốt và làm hài lòng các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, đặc biệt là công tác cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Góp phần quan trọng vào quá trình nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với KCN, cải tiến cách thức làm việc và giúp thu hút vốn đầu tư hiệu quả, nhanh chóng. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư tại một địa phương chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi hiệu

102

quả điều hành của chính quyền địa phương. Chính vì thế, việc chính quyền hợp tác, hỗ trợ sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư.

Với phương châm hành động “Chính quyền phục vụ” thay cho “chính quyền quản lý” sẽ là điều kiện quan trọng để tỉnh Nghệ An trở thành một điểm đến cho nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Có thể tiến hành khảo sát ý kiến các doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ công, chất lượng dịch vụ tại các KCN nhằm tìm ra cách thức cải thiện môi trường đầu tư, tạo ấn tượng tốt trong đánh giá của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Họ sẽ là các doanh nghiệp mỏ neo, thu hút các doanh nghiệp hỗ trợ tham gia lấp đầy các KCN đã quy hoạch.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)