Số lượng và phân bổ ngành nghề, địa bàn hoạt động

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN các DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN (Trang 47 - 50)

7 .Kết cấu luận văn

2.1.3.Số lượng và phân bổ ngành nghề, địa bàn hoạt động

2.1. Giới thiệu chung về Thành phố Vinh và quá trình phát triển doanh nghiệp

2.1.3.Số lượng và phân bổ ngành nghề, địa bàn hoạt động

Cùng với sự thay đổi về thủ tục hành chính, doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Nghệ An nói chung và của TP. Vinh phát triển nhanh chóng.

Hiện nay số lượng DNVVN lên tới 5.882 doanh nghiệp với tổng số vốn đạt 30.113.580 triệu đồng vào năm 2019, trong đó:

38

- DNTN: 2.831 DN; tổng số vốn: 13.063.662 triệu đồng

- Công ty TNHH: 1.942 DN; tổng số vốn là: 12.794.244

- Công ty Cổ phần: 362 DN; Tổng số vốn: 4.255.673 triệu đồng

Bảng 2.1 Kết cấu quy mô các loại hình DNVVN năm 2019

Loại

Quy mô doanh nghiệp hình Siêu nhỏ (< 10 LĐ) Nhỏ (Từ 10 đến 50 DN tư LĐ) Nhỏ (Từ nhân 50 đến 200 LĐ) Vừa ( 200 đến 300 LĐ) Siêu nhỏ (< 10 LĐ) Nhỏ (Từ Công ty 10 TNHH Nhỏ (Từ 50 Vừa ( 200 đến 300 LĐ) Siêu nhỏ (< 10 LĐ) Nhỏ (Từ Công ty 10 cổ phần Nhỏ (Từ 50 đến 200 LĐ) Vừa ( 200 đến 300 LĐ) Tổng

Nguồn: Sở kế hoạch – đầu tư tỉnh Nghệ An

Phần lớn DNVVN trên địa bàn TP. Vinh là những DN có quy mô vốn và lao động nhỏ chiếm tỉ lệ hơn 93% tổng số Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

39

Chính đặc điểm này làm cho các DNVVN gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Với số lượng lao động ít, nên các DN có quy mô siêu nhỏ gặp khó khăn trong đào tạo và PTNNL do họ không có người phụ trách xác định nhu cầu đào tạo và lập kế hoạch đào tạo. Bên cạnh đó việc hạn chế về tài chính cũng là nguyên nhân chính các DNVVN (đặc biệt DN siêu nhỏ) khó khăn trong việc tổ chức đào tạo một cách bài bản và hiệu quả.

Tuy nhiên DN có quy mô nhỏ, cơ cấu gọn nhẹ góp phần làm cho người lao động trong DN hiểu nhau hơn, họ có thể giúp đỡ, hướng dẫn nhau, chia sẻ công việc với nhau, tạo điều kiện thuật lợi trong công tác đào tạo trong công việc.

Mặt khác, phần lớn các DNVVN tại TP. Vinh sử dụng công nghệ lạc hậu, cũ kỹ, năng suất thấp làm cho năng lực cạnh tranh kém, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm thấp. Đây còn là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường lao động, môi trường chung làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tỷ lệ tai nạn lao động gia tăng. Chính vì vậy DNVVN không tạo ra sự gắn bó lâu dài của người lao động, gây khó khăn trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho chính DN.

Sự tăng nhanh về vốn cũng như số lượng DNVVN, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của luật doanh nghiệp ban hành năm 2005, kế hoạch phát triển DNVVN từ năm 2017 -2019 được chính phủ phê duyệt và thực hiện, chỉ thị 40 (năm 2017) về đẩy mạnh phát triển doanh nghiêp dân doanh.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN các DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN (Trang 47 - 50)