Thực trạng về vốn của các DNN&V

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN các DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN (Trang 50 - 56)

7 .Kết cấu luận văn

2.2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành

2.2.1. Thực trạng về vốn của các DNN&V

Sự phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố, đó là các yếu tố bên trong doanh nghiệp và các yếu tố bên ngoài của môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động. Một trong những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp là sự tiếp cận tới nguồn vốn đầu tư cho hoạt động hàng ngày và phục vụ nhu cầu đầu tư dài hạn

Các DNN&V ở TP Vinh ra đời kể từ khi có Luật Doanh nghiệp và chủ trương cổ phần hoá các DNNN. Từ khi luật Doanh nghiệp có hiệu lực, thủ tục đăng ký kinh

40

doanh được đơn giản hoá nhiều giấy phép không cần thiết được bãi bỏ, số lượng DNN&V của cả nước nói chung và của tỉnh TP Vinh nói riêng tăng lên nhanh chóng.

Bảng 2.2. Số lượng DNN&V theo quy mô vốn giai đoạn 2017-2019

Năm 2017 Số tiền SL Dưới 3 tỷ đồng Từ3- dưới 20 tỷ đồng Từ20– 100 tỷ đồng Tổng số DNN&V (DN)

(Nguồn: UBND TP Vinh năm 2017-2019)

Cùng với tốc độ tăng trưởng của các DNN&V, số vốn đăng ký kinh doanh cũng đang có xu hướng gia tăng. Theo quy định tại Nghị định 90/2017/NĐ – CP ngày 23/11/2017 của Chính Phủ về trợ giúp phát triển DNN&V thì doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa khi tiêu chí vốn dưới 50 tỷ đồng.

Theo số liệu của UBND TP Vinh, số DNN&V theo quy mô vốn thành lập giai đoạn 2017-2019 được tổng hợp như bảng 2.1. Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy tỷ trọng các các doanh nghiệp siêu nhỏ có số vốn dưới 3 tỷ có xu hướng tăng giảm biến động không nhiều, từ 46.68% năm 2017 sang năm 2018 là 47.74% và năm 2019 giảm còn 45.46%. Trong khi đó tỷ trọng các doanh nghiệp nhỏ vốn từ 3 đến dưới 20 tỷ lại tăng lên rõ rệt từ 45.66% năm 2017 lên 48.18% năm 2018 và đến năm 2019 là 51.96% trong giai đoạn 2017-2019. Điều này chứng tỏ bộ phận doanh nghiệp nhỏ đã bắt đầu mở rộng quy mô hoạt động của mình.

Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp vừa có vốn từ 20 đến 50 tỷ lại thay đổi không đáng kể, thậm chí tỷ trọng còn giảm đi từ 7.66%( năm 2017) xuống 4.08%

( năm 2018) và đến năm 2019 còn 2.58%. .

Bảng 2.3: Quy mô vốn của các DNN&V trong giai đoạn 2017- 2019

Đơn vị tính: Doanh nghiệp và triệu đồng.

Năm Số

lượng

2017 5,369

2018 5,415

2019 6,014

Qua bức tranh khái quát về quy mô vốn đăng ký của các DNN&V nói trên, có thể thấy rằng tuy có sự gia tăng đáng kể về số lượng nhưng các DNN&V ở TP Vinh

còn hạn chế về quy mô. Trong thời gian tới

khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động của mình.

Cụ thể mặc dù số lượng chiếm tỉ trọng lên đến hơn 96% (năm 2017 là 96.48%, năm 2018 là 97.40%, năm 2019 là 97.81%) trong tổng số doanh nghiệp toàn thành

phố nhưng quy mô về vốn của các DNN&V TP Vinh còn tương đối nhỏ bé khi mà quy mô vốn chỉ giao động hơn 24% (cụ thể năm 2017 là 27.25%, năm 2018 là 23.52%, năm 2019 là 24.59%) Vốn đăng ký trung bình của các DNN&V thành lập trong giai đoạn 2017 – 2019 là giao động từ 4.3- 5.1 tỷ đồng; của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là từ 15-20 tỷ đồng. Tuy quy mô vốn của các DNN&V còn thấp so với toàn bộ các doanh nghiệp toàn thành phố, song cũng đã tăng lên nhiều so với giai đoạn trước đây. Cụ thể năm 2017 vốn trung bình là 4.317,40 triệu đồng, năm 2018 tăng lên 4.574,07 triệu đồng, năm 2019 là 5.119,62 triệu đồng.

Bảng 2.4 Quy mô vốn của các DNN&V theo ngành nghề trong giai đoạn

Số tiền

Công nghiệp -Xây dựng

Thương mại - Dịch vụ

Nông, lâm, ngư nghiệp

(Nguồn: UBND TP Vinh năm 2017 -2019) Nhìn vào bảng trên ta thấy qua mô vốn của

ngành công nghiệp xây dựng là lớn nhất với tỉ trọng 3 năm là 54.8% ở năm 2017, 52.5% ở năm 2018, 58.6% ở năm 2019. Thấp nhất là tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lần lượt 13.1%, 16.4%, 8.9% qua 3 năm. Mặc dù số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành thương mại dịch vụ trên thành phố Vinh có số lượng lớn nhất nhưng quy mô vốn thì lại không bằng ngành công nghiệp và xây dựng. Điều này chứng tỏ chất lượng hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành công nghiệp xây dựng ngày càng tốt lên. Nguyên nhân những năm qua nhà nước đã tạo nhiều điều kiện ưu đãi cũng như ban hành những chính sách cho doanh nghiệp xây dựng. Về cơ chế chính sách, Sở Xây dựng Nghệ An đề nghị rà soát nhu cầu tái định cư để ưu tiến bố trí quỹ đất dành cho tái định cư thực hiện các công trình hạ tầng kỹ thuật, các khu chức năng trọng điểm trước khi chấp thuận các dự án khai thác quỹ đất (các nội dung này phải xây dựng thành cơ chế chính sách thực hiện, có thể đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ hoặc Nghị quyết Hội đồng Nhân dân các địa phương để có cơ sở pháp lý thực hiện).

Đồng thời, thành lập Quỹ giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để đấu giá các khu đất xây dựng khu đô thị, khu thương mại; ưu tiên nguồn vốn đầu tư công kết hợp huy động nguồn lực cộng đồng cho việc đầu tư mở rộng, nâng cấp xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông đối nội, cơ sở vật chất trường học, hệ thống cây xanh, chiếu sáng đô thị./.

Hạn chế về vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng xuất phát ở việc thành phố Vinh Là một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người rất thấp nên tiềm lực vốn nhàn rỗi trong dân cư không lớn.

+ Khả năng tiếp cận các nguồn vốn của DNTN rất hạn chế, ngoài nguồn vốn tự có, kinh tế tư nhân trong tỉnh chủ yếu là vay tín dụng qua ngân hàng để đầu tư vào sản xuất và mở rộng SXKD. Đối với các nguồn vốn như: vốn vay ưu đãy từ Quỹ hỗ trợ phát triển, các dự án Chính phủ, các nguồn vốn từ nước ngoài,... chưa được tiếp cận. + Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ chủ DN chưa qua đào tạo đầy đủ nên khả năng liên doanh, liên kết trong kinh doanh còn nhiều hạn chế. + Do khả năng kinh doanh thấp, lợi nhuận thấp nên tích lũy vốn của các DNVVN còn hạn chế.

43

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN các DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w