Nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số tại huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai (Trang 79 - 80)

8. Bố cục của đề tài

3.2 Giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức là

3.2.4. Nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Hiệu quả của chính sách đào tạo, bồi dưỡng ít nhiều bị tác động bởi cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho việc học hay đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy. Hiện nay, điều kiện tại các cơ sở và trung tâm đào tạo trên địa bàn huyện chưa đảm bảo đầy đủ và hiện đại để đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngày càng cao của chính sách. Vì vậy cần phải có giải pháp khắc phục những hạn chế của cơ sở đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo trong tương lai.

3.2.4.1. Xây d ng phương án cải thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đáp ứng ph hợp với nhu cầu học tập

UBND cần chú trọng phối hợp với các cơ sở, trung tâm đào tạo để đầu tư, cải thiện trang thiết bị, vật chất đáp ứng yêu cầu dạy - học theo trong giai đoạn hiện nay; đảm bảo sự tăng tiến cả về chất lượng và số lượng. Có thể xây dựng kế hoạch đầu tư theo định hướng phát triển bền vững, phục vụ lâu dài song còn phải tiết kiệm chi phí nhất có thể. Các kế hoạch về đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng có thể xây dựng theo giai đoạn nhất định, trong 1 năm, 3 năm thậm chí là 5 năm. Song kế hoạch nào được triển khai phải thực hiện hoàn tất mới tiếp tục kế hoạch khác, tránh tạo nên tình trạng đầu tư tràn lan, nửa vời và gây lãng phí. Đối với những phương án đòi hỏi chi phí cao, cơ sở đào tạo cần cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn những phương án thật sự cần thiết và đề xuất với UBND huyện để có sự tham mưu phù hợp. Nguồn kinh phí từ cơ sở đào tạo và huyện ủy rất hạn chế vì vậy cần phải kêu gọi sự hỗ trợ từ cơ quan cấp tỉnh, trung ương; giao lưu tương tác với các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn để trao đổi về điều kiện hỗ trợ…

Trong trường hợp các lớp học tập trung đông cần rà soát, phân bổ lại thời

gian để đáp ứng đủ số lượng phòng học; đối với những lớp đào tạo về nội dung tin học cần chia nhỏ số lượng học viên để phân bổ đồng đều việc thực hành trên máy.

3.2.4.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên

Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng CB,CC người DTTS đòi hỏi là những người am hiểu lý luận và có kinh nghiệm về công tác thực tiễn, do vậy cần tập huấn cho đội ngũ giảng viên để có sự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và kỹ năng giảng dạy, đặc biệt là đối tượng giảng viên trẻ. Có thể tổ chức những chương trình tập huấn định kỳ, bố trí giảng viên trẻ làm trợ giảng cho những giảng viên có bề dày kinh nghiệm, hoặc là sắp xếp đội ngũ giảng viên tham gia dự giờ để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Ngoài ra, UBND huyện có thể phối hợp với cơ sở đào tạo để xây dựng các chế độ đãi ngộ mang tính tìm kiếm, thu hút những cán bộ công chức đã được đào tạo cơ bản, có quá trình làm việc lâu năm với nhiều kinh nghiệm và năng lực giảng dạy đang công tác tại các cơ quan, đơn vị. Việc tìm kiếm, thu hút này nhằm thỏa thuận để đội ngũ cán bộ, công chức đó tham gia hỗ trợ giảng dạy tại các cơ sở, trung tâm đào tạo. Bên cạnh đó, có thể bố trí sắp xếp thời gian học giữa các lớp không quá tập trung vào cùng một thời điểm, thực hiện phân bố đồng đều các lớp trong thời gian cả năm để tránh trường hợp các lớp học đan xen, tập trung gây nên tình trạng thiếu giảng viên.

Một phần của tài liệu Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số tại huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w