Quy luật về nhân tố chủ đạo

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh thái rừng (Trang 75 - 76)

3. Vai trò và ý nghĩa của rừng trong phát triển kinh tế xã hội

2.1.4. Quy luật về nhân tố chủ đạo

Trong toàn bộ đời sống sinh vật nói chung và quần xã thực vật rừng nói riêng có những giai đoạn sẽ có một nhân tố sinh thái hay một nhóm nhân tố sinh thái nổi nên chi phối quá trình sinh trưởng và phát triển của giai đoạn đó những nhân tố và nhóm nhân tố sinh thái này được gọi là nhân tố chủ đạo.

- Tầm quan trọng của các nhân tố sinh thái là không như nhau.

- Bản chất: tạo ra mâu thuẫn giữa đặc tính di truyềncủa thực vật với môi trường sinh thái.

- Các nhân tố chủ đạo luôn thay đổi: sự thay đổi nhân tố chủ đạo thường dẫn tới rất nhiều nhân tố sinh thái khác phát sinh biến đổi hoặc khiến sự tăng trưởng, phát triển của thực vậtcó những biến đổi rõ rệt. Nhân tố chủ đạo có hàm nghĩa ở hai mặt:

+ Thứ nhất, từ bản thân nhân tố sinh thái mà nói, biến đổi của nhân tố chủ đạo sẽ dẫn đến biến đổi của nhân tố sinh thái khác, như biến đổi của bức xạ mặt trời sẽ dẫn đến biến đổi của nhiệt độ, độ ẩm…;

+ Thứ hai, đối với thực vật mà nói, tồn tại của nhân tố chủ đạo ra sao hoặc biến đổi về số lượng sẽ làm cho sinh trưởng phát triển của thực vật sinh ra biến đổi rõ rệt. Trên hàm nghĩa nhân tố chủ đạo thứ hai được gọi là nhân tố hạn chế.

Ví dụ: khu vực đầm lầy do nước nhiều quá dẫn đến thiếu O2, phân giải chất hữu cơ kém dẫn đến độ phì đất giảm. Cho nên nước quá nhiều là nhân tố có tác dụng

76 chủ đạo, nếu như qua thoát nước, lượng nước giảm đi dẫn đến điều kiện đất sẽ được cải thiện. Do đó nhân tố chủ đạo thường khống chế và điều chỉnh môi trường sinh thái rừng, nâng cao năng suất sản lượng rừng. Nhân tố chủ đạo không phải là không thay đổi, mà nó có thay đổi theo thời gian, không gian và theo tuổi của rừng.

Ví dụ: rừng trồng dưới 3 năm tuổi nhân tố chủ đạo ảnh hưởng đến chất lượng tốt, xấu của cây con thường là sự cạnh tranh của cỏ dại. Sau khi rừng khép tán nhân tố chủ đạo ảnh hưởng đến sinh trưởng cây con là không gian dinh dưỡng không đủ, thiếu dinh dưỡng nên dẫn đến tỉa thưa tự nhiên

- Ứng dụng: Tạo ra “đòn bẩy” để kích thích sinh trưởng, giải quyết các môi trường bằng các tác động kỹ thuật của con người: Tỉa thưa, che bóng…

Một phần của tài liệu Bài giảng sinh thái rừng (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)