3. Vai trò và ý nghĩa của rừng trong phát triển kinh tế xã hội
1.2.2. Đa dạng về di truyền(ĐDDT)
- Khái niệm: Đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gene, chỉ sự phong phú về gene và sự khác nhau số lượng của các gen, bộ gen trong mỗi quần thể và giữa các cá thể.
Ví dụ: ở người 2n = 46, ở ruồi dấm 2n = 8
+ Sự ĐDDT trong loài thường bị ảnh hưởng bởi những tập tính sinh sản của các các thể trong QT. Một QT chỉ có thể có một vài cá thể, những cũng có QT có hàng triệu các thể. Các các thể trong cùng một QT thường có kiểu gen khác nhau. Sự khác nhau về kiểu hình giữa các cá thể là do có sự tương tác giữa các kiểu gen khác nhau với môi trường.
+ Sự khác biệt về Gene tạo điều kiện cho các loài thích ứng với sự thay đổi của môi trường. Thực tế cho thấy, các loài quý hiếm, phân bố hẹp thường đơn điệu về kiểu gen so với các loài phổ biến, phân bố rộng; những loài như vậy thường rất nhạy cảm với sự biến đổi của môi trường và hậu quả là dễ bị tuyệt chủng.
- Điều kiện để nghiên cứu về ĐDDT: Nghiên cứu về đa dạng gen đòi hỏi nhiều thời gian, thiết bị, tài chính, kỹ thuật và hiểu biết về đa dạng gen trên thế giới còn ít.
- Ý nghĩa: ĐDDT có tầm quan trọng đối với bất kỳ một loài sinh vật nào để duy trì khả năng sinh sản hữu thụ, tính bền vững và khả năng thích nghi của các cá thể trong loài với các điều kiện sống luôn biến đổi.
- Bản chất và nguồn gốc của ĐDDT: ĐDDT do gen quy định. Trên gen tồn tại nhiều alen. Vật chất di truyền là ADN. Trên ADN có 4 loại nucleotit sắp xếp khác nhau đã tạo ra tính đa dạng di truyền. Chính các gen đã tạo nên tính đa dạng về di truyền. Một gen kiểm soát sự biểu hiện và phát triển của một tính trạng nhất định của một sinh vật
- Đánh giá ĐDDT, việc đánh giá ĐDDT là rất hữu ích cho việc nghiên cứu hai nhóm vấn đề. Một là việc thử nghiệm các lý thuyết về bản chất của các tác động lên
26 các biến thể của gen, nguyên liệu trong tiến hoá. Có rất nhiều lý thuyết toán học và xác suất thống kê được sử dụng trong nghiên cứu di truyền QT, đã được đặt nền móng từ năm 1930. Hiện tại, với sự tiến bộ của kỹ thuật AND, chúng ta đã có đủ các công cụ đủ mạnh để kiểm định một cách nghiêm ngặt các lý thuyết này và sự phức tạp của chúng. Một vấn đề khác là các phương pháp đánh giá ĐDDT như một công cụ để tìm hiểu về mối quan hệ giữa các sinh vật, sự đa dạng cũng như khác nhau giữa chúng. Vấn đề đặt ra là cần thiết phải có sự kết nối giữa hai vấn đề trên.
- Từ trên có thể thấy sự ĐDDT, kể cả chỉ trong nội bộ một loài, lớn đến nỗi lượng thông tin di truyền còn nhiều hơn cả số lượng tất cả các cá thể của loài. Đánh giá sự ĐDDT hiện đang là một lĩnh vực nghiên cứu phát triển mạnh.