1. 2: TỈ LỆ HÒA TRỘN GIỮA KHÔNG KHÍ VÀ NHIÊN LIỆU
1.25 ECM ĐiỀU KHIỂN THỜI GIAN PHUN KHI KHỞI ĐỘNG & HÂM NÓNG
HÂM NÓNG ĐỘNG CƠ
Để xác định lượng nhiên liệu cần phun khi khởi động ECM tính toán dựa vào nhiệt độ nước làm mát. Sau khi tính toán được lượng nhiên liệu cần phun, ECM sẽ hiệu chỉnh lại theo nhiệt độ khí nạp và điện áp ắc quy. Hai tín hiệu càn thiết để kích hoạt vòi phun là CKP và CMP. Nhìn vào biểu đồ nhiệt độ ta thấy,
khi nhiệt độ dưới 00 C, lượng nhiên liệu phun tăng đáng kể. Để ổn định động cơ sau khi khởi động, ECM sẽ cấp tín hiệu phun nhiều hơn ngay sau khi khởi động. Sau khi khởi động xong, lưu lượng khí nạp và tốc độ động cơ được sử dụng để tính toán lượng nhiên liệu cần phun.
Khi tăng ga, động cơ thường xuất hiện hiện tượng nghèo nhiên liệu tạm thời khi bướm gió mở rộng vì thực tế nhiên liệu “đặc” hơn không khí nên phản ứng chậm hơn. Để loại trừ hiện tượng trễ này, ECM sử dụng tín hiệu chân ga để điều chỉnh: ngay khi có tín hiệu đạp ga thì ECM điều chỉnh phun nhiên liệu dài hơn. Khi điều kiện hoạt động của động cơ khi tang tốc hoặc giảm tốc, lượng nhiên liệu cũng phải tang hoặc giảm đồng thời để nâng cao tính năng hoạt động của động cơ và giảm tiêu hao nhiên liệu. Khi bạn nhả chân ga để giảm tốc khi xe đang chạy ở tốc độ cao, bướm gió đóng và việc phun nhiên liệu là
không cần thiết. ECM sẽ cắt không phun nhiên liệu vì khi đó nếu phun thì không những thiệt hại về kinh tế mà còn tác động xấu đến môi trường. Việc cắt sau đó cấp lại nhiên liệu trong giai đoạn này được luân phiên để duy trì hoạt động của các thiết bị phụ trợ (Điều hòa, trợ lực, bơ nước....) và giữ cho động cơ không bị nguội. Khi đạp phanh thì nhiên liệu cấp cũng bị cắt. Khi tốc độ động cơ quá cao thì nhiên liệu cũng cắt để tránh tốc độ động cơ vượt quá giới hạn.
Vòi phun trong các động cơ hiện đại thường hoạt động ở nhiều chế độ khác nhau. Thường có 2 chế độ cơ bản được điều khiển bởi ECM đó là chế độ đồng bộ và không
đồng bộ. Chế độ đồng bộ nghĩa là thời điểm phun và thời điểm đánh lửa đồng bộ theo góc quay của trục khuỷu. Chế độ không đồng bộ nghĩa là thời điểm phun không phụ thuộc vào góc quay của trục khuỷu mà phụ thuộc vào sự thay đổi vị trí của bướm gió. Chế độ đồng bộ được sử dụng trong hầu hết thời gian, chế độ không đồng bộ chỉ hoạt động khi tăng tốc, giảm tốc và khởi động. Ngoài ra còn phân loại theo phun đồng thời, phun theo nhóm và phun .theo thứ tự.