Thực trạng quản lý đất trên địa bàn huyện Yên Lập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 64)

7. Nội dung các chƣơng

2.3.2. Thực trạng quản lý đất trên địa bàn huyện Yên Lập

2.3.2.1 Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp

Để nhanh chóng đưa Luật Đất đai năm 2013 đi vào cuộc sống, UBND huyện đã tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến Luật đất đai thông qua các phương tiện thông tin địa chúng, như: Tuyên truyền trên đài phát thanh, truyền hình, Trang thông tin điện tử của huyện, treo Pa nô và Băng zôn tại trung tâm các xã, thị trấn và các tuyến đường chính trên địa bàn huyện. Năm 2016, UBND huyện đã phối hợp với Vụ pháp chế, Tổng cục quản lý đất đai tổ chức hội nghị triển khai Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai cho các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Qua đó, đã giúp cho cán bộ và nhân dân nâng cao nhận thức và chấp hành tốt chủ trương chính sách pháp luật đất đai trên địa bàn huyện; việc đổi mới các chính sách pháp luật về đất đai đã phần nào ảnh hưởng đến tăng thu từ sử dụng đất nông nghiệp, góp phần tăng thu ngân sách của địa phương.

Nhằm đảm bảo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp, UBND huyện ban hành nhiều văn bản, bao gồm: Các kế hoạch để chỉ đạo các ban, ngành cấp huyện, UBND các xã, thị trấn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về quản lý sủ dụng đất nông nghiệp như: Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm của ngành tài nguyên và môi trường, kế hoạch cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, các văn bản chỉ đạo trong công tác lập, công bố, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp; lập kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp hàng năm; đăng ký danh mục các dự án phải thu hồi đất nông nghiệp hàng năm trình Hội đồng nhân dân tỉnh; kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của ngành tài nguyên và môi trường năm từ năm 2016 đến năm 2020; kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, kế hoạch triển khai, tập

56

huấn Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, kế hoạch kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp tại UBND các xã, thị trấn hàng năm, các văn bản chỉ đạo cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp… tham gia góp ý xây dựng các văn bản quy phạm do UBND tỉnh ban hành như: giá đất nông nghiệp, quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, chỉ thị tăng cường cấp Giấy chứng nhận của UBND tỉnh, chỉ đạo rà soát các thủ tục hành chính về đất nông nghiệp.

2.3.2.2 Thực hiện giao đất, cho thuê

Theo quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, thì UBND huyện Yên Lập có thẩm quyền thực hiện giao đất, cho thuê đối với các hộ gia đình, cá nhân. Theo đó những những năm qua, UBND huyện Yên Lập chủ yếu thực hiện việc giao đất đối với đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện; đối với đất đai về cơ bản là thực hiện theo hình thức công nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân vì đất trên địa bàn huyện chủ yếu do các hộ gia đình, cá nhân tự khai phá và sử dụng ổn định từ trước năm 1990. Đối với diện tích đất còn lại là do các tổ chức được UBND tỉnh cho thuê đất để sản xuất nông nghiệp, các công ty lâm nghiệp, một số doanh nghiệp thuê đất để trồng rừng, trồng cây dược liệu và một phần lớn diện tích đất rừng là do Hạt Kiểm lâm huyện quản lý và giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân bảo vệ. Bên cạnh đó, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn địa bàn huyện thực hiện cho các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại địa phương thuê đất công ích (5%) thông qua hình thức đấu thầu với thời hạn tối đa không quá 05 năm theo quy định tại Điều 132 Luật Đất đai năm 2013. Việc cho thuê đất được lập thành hợp đồng thầu khoán, tiền thuê đất công tích được tính theo giá thóc hàng năm được Sở Tài chính thông báo.

57

Bảng 2.5: Tình hình giao, cho thuê đất nông nghiệp của UBND huyện Yên Lập giai đoạn 2016 – 2020

STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

1 Số hộ gia đình được giao

đất (hộ) 0 102 27 6 4

2 Số cá nhân được giao đất

(người) 0 0 0 0 0

3 Tổng diện tích đất nông

nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng (ha)

0 2,729 0,662 0,12 0,1

4 Số hộ gia đình được thuê

đất nông nghiêp (hộ) 843 944 993 997 862

5 Số cá nhân được thuê đất

(người) 1 0 0 1 1

6 Tổng diện tích đất do hộ gia

đình, cá nhân thuê (ha) 56,20586 58,460 61,494 61,742 58,432

7 Thu về NSNN hàng năm

(tr.đồng) 9.387,94 6.727,84 11.325,52 7,197,53 6,457,23

Nguồn: Thông tin từ Phòng TN&MT

Nhìn chung, việc giao, cho thuê đất trên địa bàn huyện đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Đa phần các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất hiệu quả và nộp tiền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số ít hộ gia đình, cá nhân chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật như: sử dụng đất sai mục đích; để đất hoang hóa, gây lãng phí tiềm năng đất đai; chưa thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất; tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất; tự ý xê dịch mốc giới sử dụng đất,... Những điều đó gây ra khó khăn cho công tác quản lý đất của UBND huyện.

2.3.2.3 Thực hiện thu hồi đất

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Yên Lập có thẩm quyền thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân,

58

cộng đồng dân cư để thực hiện các công trình, dự án; trường hợp có cả đất của hộ gia đình và đất của tổ chức trong khu vực thu hồi đất thì thẩm quyền thuộc UBND huyện. Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Lập, UBND huyện chủ yếu thực hiện thu hồi đất để thực hiện các công trình dự án như: Phát triển quỹ đất dân cư; xây dựng các công trình công cộng; thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Hàng năm, trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, UBND huyện Yên Lập tổ chức đăng ký và lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt. Trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất hàng năm được phê duyệt, đề nghị của các chủ đầu tư, UBND huyện ban hành thông báo thu hồi đất, thành lập Hội động bồi thường, hỗ trợ tái định cư các công trình dự án để thực hiện thống kê diện tích đất thu hồi. Trên cơ sở đề nghị của Phòng TNMT, UBND huyện ban hành quyết định thu hồi đất theo từng hộ gia đình.

Bảng 2.6: Thu hồi đất trên địa bàn huyện Yên Lập giai đoạn 2016 - 2020

ĐVT: ha STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 I Tổng diện tích đất bị thu hồi 18,4207 28,0122 5,4882 32,2428 33,4581 1 Đất trồng lúa nước 8,0949 4,6516 2,2796 13,4585 14,4785 2 Đất trồng cây hàng năm khác 5,2639 11,9089 1,6357 9,5760 10,5624 3 Đất trồng cây lâu năm 2,1123 4,7788 0,6564 3,8426 4,8406 4 Đất rừng phòng hộ 0 0 0 0 0 5 Đất rừng đặc dụng 0 0 0 0 0 6 Đất rừng sản xuất 1,7707 4,0059 0,5502 3,2212 2,4216 7 Đất nuôi trồng thủy sản 1,1789 2,6670 0,3663 2,1445 1,1645 8 Đất nông nghiêp khác 0 0 0 0 0 II Giá trị bồi thƣờng

khi thu hồi đất (Tr. Đồng)

12.037,467 19.929,979 3.379,778 24.034,633 28.364,337

59

Thời gian qua, việc thu hồi đất nói chung và đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Lập trải qua nhiều chế độ, chính sách, mức đền bù, hỗ trợ khác nhau, trong đó có những thay đổi về giá đền bù, hỗ trợ, phương thức, mức giá, người dân không được hỗ trợ về giao đất dịch vụ dẫn đến sự so sánh, gây khó khăn cho công tác tuyên truyền, vận động. Thực tế cho thấy, việc thu hồi đất nông nghiệp được thực hiện công khai, dân chủ, chặt chẽ theo đúng quy trình, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện đã tập trung làm tốt công tác giải quyết đơn thư nên số các vụ khiếu kiện đông người, tính chất phức tạp không xảy ra.

Song song với công tác thu hồi đất, UBND huyện đã thực hiện các biện pháp, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp bị thu hồi đất. Tuy nhiên thực tế cho thấy, các hành động này của UBND huyện chưa thật sự sát sao, hiệu quả đem lại chưa rõ ràng; bộ phận người lao động nông nghiệp mất đất, đặc biệt những người nằm trong độ tuổi từ 40 trở lên, trình độ văn hóa còn thấp trên địa bàn huyện khó tìm được việc làm mới, điều này gây ra áp lực cho công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, trong công tác thu hồi đất trên địa bàn cũng còn một số tồn tại, hạn chế, vướng mắc đó là: Một số dự án trong quá trình triển khai còn vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư nên ảnh hưởng tiến độ của dự án. Chưa có chính sách hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cư hay trong cùng thửa đất có nhà ở; Khi thực hiện công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tới các hộ gia đình bị thu hồi đất đa số các hộ gia đình đều có ý kiến là đơn giá bồi thường, hỗ trợ về vật kiến trúc, cây cối hoa mầu trên đất, giá đất là thấp chưa phù hợp với mức kinh phí đầu tư ban đầu, công sức mà các hộ gia đình đã đầu tư. Các quy định của pháp luật liên quan tới công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất còn có bất cập về đơn giá, chính sách hỗ trợ... Việc bố trí kinh phí và nguồn lực cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu cũng gây ảnh hưởng đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; Công tác tuyên truyền về mục đích đầu tư của các chủ Dự án chưa được thực hiện tốt, dẫn tới khó khăn trong việc kêu gọi sự đồng tình, ủng hộ của người dân khi triển khai

60

thực hiện công trình, dự án.

Thời gian qua, số lao động nông nghiệp bị thu hồi đất chưa có việc làm mới hoặc có việc làm thời vụ với thu nhập không ổn định trên địa bàn huyện hiện nay còn cao so với tổng số lao động nông nghiệp bị thu hồi đất. Trong khi đó, kinh phí mà huyện sử dụng cho công tác hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm hàng năm còn thấp so với nhu cầu thực tế.

Bảng 2.7: Tình trạng việc làm của ngƣời dân bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Yên Lập giai đoạn 2016 - 2019

ĐVT: người STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 1 Số lao động bị mất việc làm 0 0 0 0 0 2 Số lao động tự chuyển việc làm mới 200 150 60 290 305 3 Số lao động được chính quyền hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm mới

0 0 0 0 0

4 Số lao động chưa có

việc làm mới hoặc có việc làm thời vụ với thu nhập không ổn định

165 51 39 100 60

5 Kinh phí hỗ trợ đào tạo,

chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm (tr.đ)

8.115,516 13.436,553 2.278,606 16.203,862 23.803,542

Nguồn: Thông tin từ Phòng TN&MT

Trong giai đoạn 2016 - 2019, công tác thu hồi đất trên địa bàn huyện Yên Lập đã căn cứ trên cơ sở các quy định của pháp luật, UBND huyện cũng đã phối hợp với các các cơ quan chức năng, các chủ đầu tư và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân để trả lời các ý kiến thắc mắc và thông báo cho người dân các quy định cụ thể. Do đó, số lượng đơn thư khiếu kiện

61

của nhân dân vẫn thời gian qua là không nhiều và đều đã được giải quyết một cách thỏa đáng.

2.3.2.4 Thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất

Giai đoạn 2016 - 2019, điều kiện kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Yên Lập ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất đai trên địa bàn huyện ngày một tăng, trong đó, chủ yếu là nhu cầu chuyển từ đất đai sang đất ở để làm nhà ở, đặc biệt là tại những địa phương có những khu công nghiệp mới được hình thành. Cùng với đó là tính phức tạp của thị trường bất động sản của các khu vực này cũng gia tăng.

Bảng 2.8: Chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Lập giai đoạn 2016 - 2020 ĐVT: ha STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 I Tổng số hồ sơ thực hiện 206 213 193 170 150 II Tổng diện tích chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở Trong đó: 8,24 8,5 7,7 6,8 4.9 1 Từ đất trồng lúa nước 4,57 3,5 3 3,5 2,5 2 Từ đất trồng cây hàng năm khác 0 0 0 0 0

3 Từ đất trồng cây lâu năm 1,7 2,0 0,5 1,5 1

4 Từ đất rừng phòng hộ 0 0 0 0 0

5 Từ đất rừng đặc dụng 0 0 0 0 0

6 Từ đất rừng sản xuất 0 0 0 0 0

7 Từ đất nuôi trồng thủy sản 0,45 0,5 0,7 0,8 0,4

8 Từ đất nông nghiệp khác 1,52 2,5 3,5 1,0 1,0

Nguồn: Thông tin từ Phòng TN&MT

Số lượng hồ sơ và diện tích đất chuyển mục đích sử dụng sang đất ở không có xu hướng biến động cụ thể qua các năm. Điều này cho thấy nhu cầu của người dân

82

CHƢƠNG 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN NH NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Định hƣớng quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025

Hoàn thiện QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của huyện. Cụ thể:

Thứ nhất, quản lý và phát triển quỹ đất theo hướng bền vững, phân phối lợi ích công bằng trong sử dụng đất đai giữa nhà nước, doanh nghiệp và nông dân khi khai thác quỹ đất đai .

- Chủ động tạo quỹ đất sạch để đưa ra đấu giá tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương; Đảm bảo lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp để khuyến khích họ tăng cường đầu tư, khai thác tiềm năng của đất đai và đảm bảo lợi ích cho người nông dân để họ ổn định và phát triển sản xuất.

- Thường xuyên rà soát lại và kiểm tra tình hình sử dụng đất đai của các tổ chức, cá nhân để phát hiện kịp thời và xử lý các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, lãng phí quỹ đất. Quản lý và sử dụng đất phải theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được duyệt.

Thứ hai, sử dụng hợp lý và bền vững quỹ đất sản xuất nông nghiệp trên cơ sở bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp có năng suất cao, đặc biệt đất chuyên trồng lúa nước để đảm bảo an ninh lương thực lâu dài.

- Đất sản xuất nông nghiệp phải sử dụng cho phù hợp với khả năng thích nghi của từng loại cây trồng: cây hàng năm, cây lâu năm, cây có tưới, cây chịu hạn,... với từng loại đất và đặc điểm khí hậu của từng tiểu vùng. Vì vậy, trong quá trình sử dụng phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với thực tiễn sản xuất và đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi,...) để việc sử dụng đất đai ngày càng hợp lý và bền vững, mang lại hiệu quả cao.

83

các tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và vấn đề đào tạo, chuyển đổi nghề cho nông dân để tránh những

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 64)