Tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị tắc ống lệ mũi. (Trang 58 - 65)

2.7.1. Kết quả phẫu thuật

2.7.1.1. Kết quả giải phẫu

Đo chiều cao liềm nước mắt:

Chiều cao liềm nước mắt được đo trên kính sinh hiển vi dưới ánh sáng xanh cobalt theo phương pháp của Burkat và Lucarelli (2005).69 Vị trí được đo là trung tâm đồng tử mỗi mắt khi nhìn thẳng, sử dụng một khe sáng mảnh dọc để đo độ cao từ bờ mi dưới đến đỉnh của tam giác liềm nước mắt bằng thước trên máy sinh hiển vi. Chiều cao này được làm tròn đến 0,1mm.

Hình 2.3. Đo chiều cao liềm nước mắt bằng đèn khe trên sinh hiển vi

Kiểm tra lỗ thông dưới nội soi:

Tất cả lỗ thông ở thời điểm 6 tháng và 12 tháng được đánh giá bằng nội soi mũi trên thang điểm đánh giá lỗ thông sau phẫu thuật MTTLM (DOS) được Ali và cộng sự (2014)79 đề xuất, đánh giá trên 10 thông số (bảng 2.2). Mỗi thông số này được mô tả bằng 4 phân độ có điểm từ 1 đến 4, trong đó 4 là tình trạng tốt nhất và 1 là tình trạng kém nhất.

Bờ mi Chiều cao liềm nước mắt

Bề mặt giác mạc trung tâm Tia sáng đèn khe

Bảng 2.2. Thang điểm đánh giá lỗ thông DOS

Số thứ tự

Chỉ số Phân loại Điểm

1. Vị trí lỗ thông

Trước trên cổ cuốn mũi giữa 4

Sau cổ cuốn mũi giữa 3

Vị trí khác (dưới cổ cuốn mũi giữa) 2

Không xác định được 1

2. Hình dạng lỗ thông

Tròn/ bầu dục với nền nông 4

Tròn/ bầu dục với nền sâu 3

Hình lưỡi liềm/ khe dọc/ khác 2

Không xác định được 1

3. Kích thước lỗ thông (dài x rộng)

> 8 x 5 mm 4 5 – 8 x 3 – 5 mm 3 1 – 4 x 1 – 3 mm 2 Không xác định được 1 4. Sẹo chít hẹp lỗthông Không có 4 Giả sẹo 3

Sẹo bít tắc không hoàn toàn 2

Sẹo bít tắc hoàn toàn 1

5. Cầu dính

Không có 4

Không ảnh hưởng/ không ở lỗ thông 3

Ảnh hưởng đến lỗ thông 2

Dính gây bít tắc hoàn toàn lỗ thông 1

6. Lỗ mở của lệ quản chung

Không bị bờ lỗ thông che khuất, di động 4 Bị bờ lỗ thông che khuất, di động 3 Bị bít tắc bán phần/ màng bít tắc 2 Không tìm thấy khi làm nghiệm pháp/

7. Ống silicon

Thấy toàn bộ ống, di động khi chớp mắt 4 Đặt ống nhưng đã lấy trước 4 tuần 3

U hạt do cọ xát 2

Kẹt vào tổ chức phần mềm 1

8. Testthuốc nhuộmthông thoát

Thuốc xuất hiện < 1 phút 4

Thuốc xuất hiện > 1 phút 3

Thuốc xuất hiện chỉ khi bơm rửa lệ đạo 2 Không thấy thuốc xuất hiện cả khi bơm

rửa lệ đạo 1

9. U hạt của lỗ thông

Không có 4

Trên bờ lỗ thông 3

Xung quanh lỗ mở của lệ quản chung 2 Che phủ/ bít tắc lỗ mở của lệ quản chung 1

10. Những bất thường khác của lỗ thông

Không có 4

1 bất thường nhỏ (phù niêm mạc, xuất tiết

dày, lỗ thông xoang sàng) 3

> 1 bất thường nhỏ 2

Bất thường lớn (nhiễm khuẩn, thoát vị mỡ) 1 Mỗi lỗ thông được chấm điểm riêng cho từng thông số để tính tổng điểm lỗ thông cuối cùng và được phân loại như sau:

 Tốt : 36 - 40

 Khá : 31 - 35

 Trung bình: 21 - 29

Hình 2.4. Các hình dạng, vị trí và kích thước lỗ thông.

(a) Lỗ thông hình tròn kích thước nhỏ. (b) Lỗ thông hình lưỡi liềm ở trước

cuốn mũi giữa. (c) Lỗ thông hình tròn với đáy sâu, kích thước trung bình, lỗ mở của lệ quản chung ở trung tâm đáy. (d) Lỗ thông hình khe dẹt ở trước

dưới cuốn mũi giữa.

a b

Hình 2.5. Một số đặc điểm của lỗ thông.

(a) Cầu dính lỗ thông - cuốn mũi giữa. (b) Cầu dính thành ngoài mũi -

vách ngăn mũi. (c) Ống silicon kẹt vào mô mềm. (d) U hạt ở lỗ mở của lệ quản

chung. (e) U hạt lớn ở bờ lỗ thông. (g) Lỗ mở của lệ quản chung ở bờ trên lỗ thông. (h) Lỗ mở vào xoang sàng trước ở phía sau lỗ thông. (i) Xuất tiết

dày bám trên ống silicon.

a b c

d e g

Hình 2.6. Giả sẹo và sẹo xơ lỗ thông.

(a) Lỗ thông có giả sẹo khi nhìn từ xa. (b) Lỗ thông có giả sẹo khi nhìn gần thấy lỗ mở của lệ quản chung ở trung tâm đáy. (c) Sẹo xơ chít hẹp hoàn toàn

lỗ thông. (d) Sẹo xơ chít hẹp không hoàn toàn lỗ thông.

a b

Kiểm tra sự thông thoát của lệ đạo

Lệ đạo thông thoát khi bơm lệ đạo kiểm tra có nước thoát xuống mũi họng hoàn toàn hoặc phần lớn.40 Lệ đạo không thông thoát khi nước trào hoàn toàn ở điểm lệ đối diện. Những bệnh nhân có kết quả thất bại được tiếp tục theo dõi, điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật chỉnh sửa nếu cần thiết.

2.7.1.2. Kết quả chức năng

Triệu chứng chảy nước mắt được định lượng theo thang điểm Munk.65

Bảng 2.3. Phân độ chảy nước mắt theo Munk

Mức độ Triệu chứng

0 Không chảy nước mắt

1 Chảy nước mắt cần lau ít hơn 2 lần/ngày 2 Chảy nước mắt cần lau 2 - 4 lần/ngày 3 Chảy nước mắt cần lau 5 - 10 lần/ngày 4 Chảy nước mắt cần lau trên 10 lần/ngày 5 Chảy nước mắt liên tục

Bệnh nhân giảm chảy nước mắt khi giảm triệu chứng rõ rệt, không chảy mủ nhày và phân độ Munk ≤ 1.40,130 Bệnh nhân không giảm chảy nước mắt khi phân độ Munk ≥ 2.

Phân loại kết quả:

Kết quả về chức năng và giải phẫu của phẫu thuật tại các thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng hậu phẫu được nhóm nghiên cứu chia làm 3 mức độ.

Bảng 2.4. Phân loại kết quả sau phẫu thuật

Phân loại

Chỉ tiêu đánh giá

Kết quả chức năng Kết quả giải phẫu

Tốt Hết chảy nước mắt

Phân độ Munk = 0

Bơm nước lệ quản thoát tốt

Trung bình

Giảm chảy nước mắt Phân độ Munk = 1

Bơm nước lệ quản thoát không hoàn toàn Kém

Chảy nước mắt không giảm hoặc có mủ nhày

Phân độ Munk >1

Bơm nước lệ quản không thoát

Thành công về giải phẫu được xác định khi bơm lệ đạo kiểm tra có nước thoát xuống mũi họng hoàn toàn hoặc phần lớn.40 Thất bại về giải phẫu khi nước trào hoàn toàn ở điểm lệ đối diện khi bơm lệ đạo kiểm tra và thuốc nhuộm không xuất hiện trong khoang mũi khi kiểm tra bằng nội soi.

Thành công về chức năng được định nghĩa là bệnh nhân hết chảy nước mắt, mủ nhày hoặc giảm triệu chứng rõ rệt và phân độ Munk ≤ 1.40,130 Trong số những bệnh nhân có thành công về giải phẫu, thất bại về chức năng khi bệnh nhân tiếp tục chảy nước mắt với phân độ Munk ≥ 2.

Các biến chứng sau phẫu thuật: được ghi nhận ở mỗi lần theo dõi hậu phẫu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị tắc ống lệ mũi. (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w