Các nguyên lý về canh tác bền vững trên đất dốc với nhóm cây hàng

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn khuyến nông Canh tác nông lâm kết hợp bền vững cho vùng trung du, miền núi phía Bắc (Trang 42 - 47)

Việc áp dụng kỹ thuật canh tác truyền thống (đốt nương, cày, xới) làm lớp đất bề mặt tơi, xốp, dễ dàng bị xói mòn, rửa trôi. Đặc biệt là đối với đất dốc, làm đất kỹ và không che phủ thì xói mòn rất dễ xảy ra nhanh và mạnh. Những cơn mưa (nhất là ởđầu mùa mưa, khi cây trồng chưa đủ lớn để che kín mặt đất) và gió làm đất trên bề mặt trôi hoặc bay đi mất.

Bởi thế, cần áp dụng phương pháp canh tác bền vững, hạn chế tối đa việc làm đất bị xáo trộn và che phủ bề mặt đất để bảo vệ đất khỏi bị rửa trôi, xói mòn. Đồng thời, để hạn chế việc phát sinh và tích tụ nguồn sâu bệnh hại, cần có biện pháp luân canh cây trồng một cách phù hợp.

Nguyên lý 1: Giữ cho bề mặt đất luôn được che phủ bằng lớp phủ thực vật

Hình 28: S dụng rơm, rạ che ph cho lc vđông

Đây là cơ sở cho mọi nỗ lực quản lý và sử dụng đất dốc hiệu quả và bền vững. Vật liệu che phủ có thể được sản xuất tại chỗ hay đem từ nơi khác đến. Tuy nhiên, tốt nhất là sử dụng thân xác thực vật sẵn có để che phủ đất; tức là không đốt tàn dư thực vật, mà giữ chúng lại để làm vật liệu che phủ, để bảo vệ và cải tạo đất.

Tài liệu tập huấn: Canh tác nông lâm kết hợp bền vững trên đất dốc vùng trung du miền núi phía Bắc | 42 Các loại vật liệu che phủ chính gồm:

- Tàn dư cây trồng như rơm, rạ, thân lá ngô, lá mía, thân lá đậu đỗ...; - Thân lá cây, cỏ dại như cỏ lào, cúc quỳ, ngũ sắc...;

- Các cây trồng xen: các loài đậu đỗ có sinh khối lớn như đậu mèo, đậu kiếm, đậu nho nhe, lạc dại, stylo...;

- Các loài cỏchăn nuôi sinh khối lớn như các loài Brachiaria, Panicum, Paspalum, cỏ voi, VA06, Mutalo, ...;

Che phủ đất liên tục bằng thân xác thực vật sẽ giúp làm tăng dần độ mùn và chất hữu cơ trong đất, giúp tăng năng suất cây trồng với chi phí đầu tư phân bón giảm. Mặt khác, lớp che phủ còn có tác dụng giữcho đất không bị rửa trôi, xói mòn bởi nước mưa và gió.

Nguyên lý 2: Giữcho đất không bị xáo trộn (không làm đất hoặc làm đất tối thiểu)

Hình 29: S dng thân lá ngô che ph kết hp với làm đất ti thiu cho

canh tác ngô trên đất dc

Đối với đất dốc, làm đất càng kỹ thì xói mòn càng dễ xảy ra nhanh và mạnh. Mưa và gió làm đất trên bề mặt bị trôi hoặc bay đi mất. Vì thế, cần hạn chế làm bề mặt đất bị xáo trộn bằng cách không làm đất: chỉ bổ hốc hoặc rạch hàng để tra hạt và phân bón. Để cho đất vẫn tơi xốp khi không cày bừa cần che phủ đất bằng tàn dư thực vật. Lớp che phủ sẽ tạo điều kiện cho các sinh vật trong đất hoạt động, làm đất

Tài liệu tập huấn: Canh tác nông lâm kết hợp bền vững trên đất dốc vùng trung du miền núi phía Bắc | 43 tơi xốp. Một cách khác giúp cải tạo và làm cho đất tơi xốp là trồng xen một số loại cây có bộ rễ khoẻ mạnh cùng với ngô, rễ của các cây trồng xen này sẽ có tác dụng như những cái cày sinh học, chúng ăn sâu xuống đất làm đất tơi xốp.

Nguyên lý 3: Luân canh, xen canh và đa dạng hoá cây trồng

Hình 30: Đa dạng cây trồng trên đất dc vùng min núi phía Bc

Luân canh, xen canh, gối vụ không chỉ tăng thu nhập mà còn tạo vật liệu để che phủđất. Một số các cây ngắn ngày, mọc nhanh, nhất là các cây họđậu, có khảnăng cải tạo đất rất tốt. Một số cây khác có bộ rễ phát triển khoẻ, sâu có thể hút dinh duỡng từtrong lòng đất và có tác dụng như những “bơm sinh học” giúp cải tạo tầng đất canh tác. Ngoài ra, xen canh các loài cây có bộ rễ phát triển nông và sâu có tác dụng điều hoà dinh dưỡng và giữ độ tơi xốp của đất. Luân canh còn có tác dụng chống tích tụ, loại bỏ những nguồn sâu bệnh gây hại cây trồng.

Tài liệu tập huấn: Canh tác nông lâm kết hợp bền vững trên đất dốc vùng trung du miền núi phía Bắc | 44 Thân xác của các cây trồng xen, cây che phủđất là nguồn chất hữu cơ giàu có, sau khi phân hủy sẽ làm giàu dinh dưỡng và độmùn trong đất. Cũng có thể trồng luân canh, trồng xen canh các cây làm thức ăn gia súc để phát triển chăn nuôi.

Nguyên lý 4: Sử dụng phân bón và thuốc trừ cỏ theo nguyên tắc 4 đúng:

Cây trồng cần một lượng dinh dưỡng nhất định để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất. Thông thường, chúng hút dinh dưỡng có ởtrong đất. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, dinh dưỡng trong đất không đủ cho cây. Do vậy, cần bón bổ sung một lượng phân hợp lý để cho cây trồng sinh trưởng, phát triển được tốt. Để phân bón được sử dụng hiệu quả và hạn chế được ảnh hưởng xấu của dư lượng phân bón tới môi trường, cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: (1) đúng loại phân, (2) đúng lúc, (3) đúng

cách, (4) đúng liều lượng. Ở những nơi đất chua (đất có độ pH thấp, dưới 5), đất bị nhiễm độc nhôm sắt, hoặc đất bị nén chặt, rễ cây trồng không thể phát triển được tốt. Khi đó áp dụng biện pháp che phủđất sẽ giúp cho rễ cây có thể khai thác dinh dưỡng ngay dưới và/hoặc từ lớp che phủ thực vật. Trên thực tế, rễ nhiều loại cây trồng có phần lớn miền hút nằm ngay sát lớp che phủ, thậm chí trong lớp che phủ, nếu ẩm độ được duy trì ở mức thích hợp. Vì vậy, việc che phủ đất bằng xác thực vật và bón phân vào lớp che phủtăng hiệu quả sử dụng phân bón.

Tương tự như vậy, bốn đúng là nguyên tắc cần được tuân thủ nghiêm ngặt khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), nhằm đạt hai mục tiêu: (i) an toàn cho người, sinh vật có ích và môi trường và (ii) đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại tác hại do dịch hại gây ra cho mùa màng. Bốn đúng bao gồm: (1) đúng thuốc, (2) đúng lúc, (3) đúng liều lượng, và (4) đúng cách.

Cụ thể như sau:

(1) Đúng thuốc: Phải căn cứvào đối tượng hại sâu, bệnh hại và cây trồng mà dùng thuốc cho đúng. “Bệnh nào thuốc nấy”.Nên chọn sử dụng loại thuốc có hiệu quả cao với loại dịch hại cần trừ, ít độc hại với người, ít tác động xấu tới môi trường và thiên địch. Tuyệt đối không sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc không có tên trong danh mục thuốc được phép sử dụng, thuốc đã bị cấm sử dụng. Thực hiện đúng các quy định đối với thuốc trong danh mục các thuốc hạn chế sử dụng.

Tài liệu tập huấn: Canh tác nông lâm kết hợp bền vững trên đất dốc vùng trung du miền núi phía Bắc | 45

Hình 32: Tăng cường s dng phân hữu cơ cho cây nông nghiệp

(2) Đúng lúc: Dùng thuốc sớm quá, khi sâu bệnh xuất hiện còn ít, sẽ gây lãng phí. Ngược lại, phun muộn quá, khi cây trồng đã bị phá hại nhiều, sâu bệnh đã qua thời kỳ mẫn cảm với thuốc thì thuốc không còn tác dụng diệt trừ sâu bệnh nữa. Để phun thuốc đúng lúc, cần theo dõi, kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, quan sát thời điểm xuất hiện, chiều hướng phát triển của sâu bệnh, đặc điểm thời tiết, giai đoạn sinh trưởng của cây trồng đểxác định thời điểm dùng thuốc thích hợp nhất. Cần sử dụng thuốc khi dịch hại phát triển tới ngưỡng gây hại, khi sâu đang còn nhỏ (tuổi 2, 3). Khi thiên địch đang tích lũy và phát triển, cần thận trọng trong việc dùng thuốc. Không phun thuốc khi trời đang nắng nóng, khi đang có gió lớn, sắp mưa, khi cây đang nở hoa thụ phấn.

(3) Đúng liều lượng và nồng độ: Chỉkhi được sử dụng đúng liều lượng thì thuốc mới có tác dụng. “Thuốc có liều”. Lượng thuốc cần dùng cho một đơn vị diện tích và độ pha loãng của thuốc cần được thực hiện theo đúng chỉ dẫn trên nhãn thuốc. Việc tăng, giảm liều lượng và nồng độ không đúng cách sẽ làm cho thuốc không có tác dụng như mong muốn, và còn là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng “kháng thuốc” của dịch hại.

(4) Đúng cách: Có loại thuốc dạng bột, có loại dạng sữa, có loại dạng hạt.... Đối với mỗi loại thuốc cần sử dụng theo đúng cách mới có hiệu quả. Có loại dùng để phun, có loại xông hơi, có loại dùng để rắc trực tiếp vào đất... Cần đọc kỹ hướng dẫn để nắm được và dùng cho đúng. Cần phun rải đều và chú ý những nơi sâu bệnh tập trung nhiều. Thuốc dùng sai cách không những không có tác dụng mà còn có hại cho người, vật nuôi, môi trường và cây trồng.

Tài liệu tập huấn: Canh tác nông lâm kết hợp bền vững trên đất dốc vùng trung du miền núi phía Bắc | 46

3. CÁC NGUYÊN LÝ CANH TÁC TRÊN ĐẤT DỐC CHO NHÓM CÂY TRUNG HẠN, VÀ DÀI HẠN TRUNG HẠN, VÀ DÀI HẠN

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn khuyến nông Canh tác nông lâm kết hợp bền vững cho vùng trung du, miền núi phía Bắc (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)