Biểu đồ 1.2 Lưu chuyển tiền tệ
1.2.5. Phân tích các Chỉ số tài chính
1.2.5.1. Chỉ số về tính thanh khoản tài sản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Bảng 1.5 Doanh thu và dòng tiền công ty KIDO 2 năm 2020-2021
Trước tiên chúng ta cũng đánh giá về trong ngắn hạn, dòng tiền của doanh nghiệp ở quý 4/2021 đang đạt mức 1,3, giảm hơn 25% so với quý trước đó, chỉ số hiện tại của doanh nghiệp thể hiện được rằng với 1 đồng tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp có 1,3 dòng vốn lưu động để trả nợ, và con số này đảm bảo cho doanh nghiệp có thể trả được hết các khoản nợ khi đáo hạn mà không gặp bất kỳ khó khăn và trở ngại nào. Tuy nhiên, với con số hiện tại, doanh nghiệp vẫn đạt mức thấp so với mặt bằng chung của ngành này, bởi vì dù cho doanh nghiệp có thể trả được hết tất cả các khoản nợ trong ngắn hạn, tuy nhiên sau khi trả được hết nợ, doanh nghiệp hầu như không còn nguồn vốn ngắn hạn để thực hiện được các HĐKD một cách linh hoạt cũng như xử lý các tình huống bất ngờ xảy đến đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên khi nhìn chỉ số này ở các quý khác trong năm, chúng ta có thể thấy được đây có lẽ chỉ là tình huống ngắn hạn diễn ra với doanh nghiệp, bởi trong các quý
khác, hầu như doanh nghiệp vẫn giữ chỉ số này ở mức khá tốt, đủ để chi trả cũng như xử lý các vấn đề một cách ổn định. Có thể trong các kỳ sau, chỉ số này của doanh nghiệp sẽ được cải thiện trở lại.
1.2.5.2. Chỉ số về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020 Năm 2021 ± %
Doanh thu thuần đ 1380092911244 3115100665935 1735007754691 1 9/35 Tổng tài sản bq đ 6778863274159 7832890563472 1054027289313 7/45
Số vòng quay TS 0.2 0.4
Suất hao phí TS 4.91 2.51
Bảng 1.6 Doanh thu thuần và tài sản bình quân công ty 2 năm
Biểu đồ 1.4 Số vòng quay tài sản
Qua biểu đồ ta có thể thấy số vòng quay tài sản của công ty mặc dù tăng trưởng nhưng rất thấp ,hiệu quả sử dụng vốn rất kém
Năm 2020 số vòng quay của tài sản là 0.2vòng có nghĩa là cứ bình quân đầu tư 1 đồng tổng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được 0.2 đồng doanh thu thuần. Số vòng quay của tài sản năm 2021 là 0.4 vòng có nghĩa là cứ bình quân đầu tư 1 đồng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được 0.4 đồng doanh thu thuần.
Hiệu quả hoạt động thể hiện qua số lần thu hồi khoản phải thu, số lần hàng tồn kho luân chuẩn để tạo ra sản phẩm và tốc độ tăng trưởng doanh thu. Phần lớn các chỉ số này của công ty đang thấp hơn trung bình ngành, công ty cần phải xem xét và có giải pháp để tăng hiệu quả hoạt động.
* Suất hao phí tài sản
Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần của công ty năm 2020 là 4.91 lần có nghĩa là muốn có 1 đồng doanh thu thuần thì cần đầu tư 4.91 đồng tổng tài sản bình quân. Năm 2021, suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần của công ty là 2.51 lần có nghĩa là muốn có 1 đồng doanh thu thuần thì cần đầu tư 2.51 đồng tài sản bình quân.
- So với năm 2019 hệ số này tăng 1.95 lần. Nguyên nhân tăng là do tổng tài sản bình quân tăng
=> Qua phân tích ở trên ta thấy tổng tài sản tăng, điều này phản ánh việc sử dụng tài sản không được hiệu quả. Do đó công ty cần cân nhắc trong việc sử dụng tài sản để tăng doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận
TÀI SẢN Năm 2020 Năm 2021 ± % NGUỒN VỐN A.NỢ PHẢI TRẢ 1.875.617.685.692 4.435.465.545.915 2559850830223 136 I. Nợ ngắn hạn 1.868.199.780.570 3.438.173.680.433 II. Nợ dài hạn 7.417.905.122 997.391.865.482 1. Phải trả dài hạn 2.969.191.247 2.981.191.247 2. Vay dài hạn - 989.807.999.997 3. Dự phòng phải trả dài hạn 4.448.713.875 4.602.674.238 B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 5.957.272.877.780 6.296.260.363.968 338987486188 5.690313221 Hệ số NPT/VCSH 0.314844514 0.704460308 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 7.832.890.563.472 10.731.725.909.883
Bảng 1.7: Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn của Công ty qua2 năm 2020- 2021
Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu
Biểu đồ 1.5 Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Công ty Kido 2020-2021
Nhìn vào biểu đồ ta thấy hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của công ty qua 2 năm biến động không ổn định.
- Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu năm 2020 của công ty là 0.3 lần, có nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo cho 0.3 đồng nợ phải trả. Năm 2021 Là 0.7 so với năm 2020 tăng lên 0,26 lần, bởi vì tốc độ NPT tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của VCSH. Cụ thể NPT có tốc độ tăng 136% trong khi đó VCSH chỉ tăng với tốc độ 5.6 %
Nhìn chung, khả năng thanh toán nợ dài hạn của công ty tương đối tối, các chỉ số ở mức an toàn.
1.2.5.4. Chỉ số về khả năng sinh lời
Bảng 1.8 Phân tích khả năng sinh lời của công ty KIDO
Tiếp theo, sẽ đánh giá doanh nghiệp thông qua khả năng sinh lời của doanh nghiệp đó hiện như thế nào. Đây là một điều vô cùng quan trọng vì bất kỳ một doanh nghiệp nào mục tiêu cũng sẽ là mang lại lợi nhuận cho cổ đông và chủ sở hữu của họ. Và đó cũng chính là điều mà các quỹ đầu tư mong muốn khi góp vốn vào công ty, sẽ đánh giá tỷ suất sinh lời của DN thông qua chỉ số ROE và ROA.
Với ROE, trong 2 năm vừa qua, doanh nghiệp đạt 8,47%, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước (4,18%), đây là một mức tăng rất ấn tượng, chứng tỏ rằng trong kỳ vừa qua, doanh nghiệp đã có những chính phát triển rất tốt, mang lại lợi nhuận cao cho các cổ đông. Mức chỉ số trong kỳ vừa qua có ý nghĩa là với 1 đồng mà chủ sở hữu góp, thì sẽ mang lại cho họ 8,47% lợi nhuận, tuy nhiên thật sự con số này vẫn chưa thể thu hút được các quỹ đầu tư góp vốn vào công ty họ, nhưng với đà tăng trưởng như vậy, cùng với việc vay thêm nợ để mở rộng quy mô, rất có thể đà tăng trưởng này sẽ còn tiếp tục tăng, và mức kỳ vọng của NĐT sẽ sớm có thể thành hiện thực trong thời gian sắp tới.
Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ROE, thứ mà chúng ta không thể không nhắc đến chính là ROA, đây là tác nhân giúp cho ROE tăng trưởng mạnh mẽ như vậy. Trong năm qua, hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp tăng gần gấp đôi, từ 2,75% lên 4,76%. Vì vậy, nó làm cho ROE cũng tăng lên rất mạnh. Qua đó chúng ta đánh giá được một điều rằng, nếu càng muốn mang lợi lợi nhuận cho VCSH, thì chúng ta cần phải sử dụng hiệu quả nguồn tài sản mà mình đang có, phát huy tối đa khả năng của nó.