Phần nhiệt lượng thu được từ bức xạ mặt trời nhưng không phản xạ trở lại
dưới dạng Albedo sẽ làm tăng nhiệt độ bề mặt trái đất và sau đó sẽ phát ra dưới dạng năng lượng hồng ngoại. Bức xạ phát ra của trái đất có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ cụ thể của một điểm trên bề mặt trái đất và lượng mây bao phủ (nhiều mây làm giảm bức xạ của trái đất mà vệ tinh nhận được, tuy nhiên lại tăng hệ số
phản xạđối với bức xạ mặt trời). Nhìn chung thì những sa mạc ở vùng nhiệt đới sẽ
có hệ số bức xạ của trái đất cao nhất và giảm khi vĩđộtăng dần. Nhiệt lượng ở vùng hồng ngoại mà trái đất phát ra tương đương với 1 vật ở nhiệt độ -18oC, gần xấp xỉ
với bước sóng phát ra bởi vệ tinh, dài hơn rất nhiều so với bước sóng phát ra bởi mặt trời ở 5.500oC. Không giống như bức xạ của mặt trời, bức xạ của trái đất không thể bị phản xạ bởi bề mặt của bộ quản lý nhiệt, bởi nếu làm như vậy thì cũng sẽ ngăn nhiệt lượng phát ra từ bên trong vệ tinh thoát ra khỏi vệ tinh (do có cùng một
bước sóng). Vì vậy nhiệt lượng phát ra bởi bề mặt trái đất sẽ chiếm 1 tỷ trọng lớn trong việc làm tăng nhiệt độ của bộ quản lý nhiệt đối với vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo thấp.
Có một điểm đáng chú ý là do nhiệt độ của vệ tinh khi hoạt động thường cao
hơn nhiệt độ của trái đất, nên nhiệt lượng sẽ chuyển từ vệ tinh xuống trái đất chứ
không phải theo hướng ngược lại. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích, người ta thường bỏ qua sự có mặt của trái đất, coi như cả 360o quanh vệ tinh đều là môi
trường không gian. Sau đó sự khác biệt về nhiệt lượng hồng ngoại phát ra và thu vào sẽđược coi như phần nhiệt lượng hồng ngoại mà trái đất phát ra.