Chế tạo chất lỏng nanô

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 38 - 39)

Như đã nêu ở trên, hai phương pháp thường được dùng hiện nay để chế tạo chất lỏng nanô là phương pháp một bước và hai bước. Tuy nhiên, đa số các thí nghiệm liên quan đến chất lỏng nanô đều dựa vào phương pháp hai bước do không yêu cầu cao về mặt thiết bị, cùng với sự sẵn có của các vật liệu nanô với số lượng lớn. Do vậy, đối với chất lỏng chứa thành phần ống nanô cácbon, phương pháp hai

bước vẫn được sử dụng rộng rãi và phương pháp một bước không được áp dụng [35].

Khi chế tạo chất lỏng nanô, hai yêu cầu bắt buộc là tránh sự tụđám cũng như

tạo ra sự phân tán ổn định trong chất lỏng. Có một số lý do khiến cho CNTs chưa

biến tính dễ bị tụđám và chìm xuống đáy: tác động của lực Van-der-Waals, hay tỷ

số diện tích bề mặt lớn. Hơn nữa, nếu chỉ phương pháp rung siêu âm được sử dụng trong thời gian dài cũng không đem lại hiệu quả. Theo như kết quả nghiên cứu được công bố bởi Xie và cộng sự [36], chỉ sau 5 phút, hầu hết CNTs trong nước với nồng

độ 0,175% đều sẽ lắng đọng. Do đó, việc biến tính gắn nhóm chức, sử dụng chất hoạt động bề mặt, kết hợp rung siêu âm là cần thiết để phân tán đều CNTs trong chất lỏng.

Nhóm nghiên cứu Jiang và cộng sự [37] đã chế tạo chất lỏng nanô trên nền

nước cất bằng cách sử dụng chất hoạt động bề mặt Sodium Dodecyl Sulfate (SDS). SDS là một chất hoạt động bề mặt cation có chứa một đầu ưa Sulfate và một đoạn hydrocacbon kỵ nước. Các phép phân tích FTIR và AES cho thấy tồn tại một lực hút mạnh giữa bề mặt CNTs với SDS. Kết quả thí nghiệm cho thấy CNTs kết hợp với SDS cho sự phân tán tốt hơn nhiều so với CNTs đơn thuần, điều này được giải

thích là do có sự xuất hiện của lực đẩy tĩnh điện giữa các bề mặt tích điện âm tồn tại trên SDS khi gắn kết với CNTs.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)