Kết quả nghiên cứu và ứng dụng

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo tại trường mầm non (Trang 38 - 43)

Sau một thời gian nghiên cứu vừa áp dụng vào thực tế công tác tôi nhận thấy

Một số biện pháp dạy trẻ kỹ năng phòng tránh bị xâm hại tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Yên Lư” đã được tôi vận dụng vào công tác chăm sóc giáo

dục trẻ và cũng thu được kết quả đáng mừng

* Đối với giáo viên

Sau khi thăm dò trao đổi ý kiến cùng với các đồng nghiệp trong trường tôi nhận thấy các giáo viên cũng rất quan tâm tới vấn đề này đã cùng với tôi bổ sung thêm các biện pháp đạt hiệu quả cao vào áp dụng phòng tránh cho trẻ để bảo vệ các em trước các nguy cơ xâm hại giúp các em những mầm non của đất nước có tâm trí thể mĩ đức tốt nhất.

* Đối với phụ huynh

Các phụ huynh cũng tâm sự với tôi sau khi áp dụng những kĩ năng những biện

pháp rồi cùng trò truyện với con, phụ huynh cảm thấy gần gũi với con hơn, họ hiểu con hơn cùng con chia sẻ hướng dẫn giúp có những kiến thức cơ bản về giới tính và cách phòng tránh ki bị xâm hại, bản thân những đứa trẻ đó cũng cảm thấy mạnh dạn tự tin hơn không còn lo lắng sợ sệt rụt rè nữa.

* Đối với trẻ

Sau khi theo dõi thực tế và cùng với các con trải nghiệm những tình huống trong các giờ hoạt động các con cảm nhận được sự quan tâm trẻ trở nên gần gũi thân thiện với cô giáo và các bạn hơn, trẻ trở nên mạnh dạn hơn tích cực tham gia vào các hoạt động, có những sử trí sáng tạo khi dược nhập vai tham gia giải quyết các tình huống Như vậy với kết quả đạt được phần nào chứng tỏ sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi đưa ra và áp dụng đã có kết quả. Thiết nghĩ mỗi giáo viên đều áp dụng những biện pháp này trong công tác giáo dục và chăm sóc trẻ thì các con sẽ có được

những kĩ năng cần thiết để ứng phó với mọi tình huống trong cuộc sống mà các con thường gặp phải không chỉ cho hôm nay mà cho cả mai sau.

Để minh chứng cho kết quả đạt được của các cháu rõ ràng hơn, dưới đây là kết quả so sánh

Bảng so sánh kết quả truớc và sau khi áp dụng

STT Tiêu chí đánh giá Tổng sốtrẻ Kết quả So sánh (Tăng %) Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Số trẻ đạt Tỷ lệ %Số trẻđạt Tỷ lệ % 1 Trẻ biết về giới tính và các vùng nhạy cảm 37 14 38 35 94 62

2 Ai được phép chạm vàovùng riêng tư 37 15 40 35 94 54 3 Biết 1 – 2 cách để phòngtránh xâm hại 37 13 35 33 90 55

4 Biết đến qui tắc 5 ngón tay 37 12 32 35 94 62

5 Biết tránh xa người lạ mặt 37 15 40 34 92 52

6 Phụ huynh đã quan tâm giáodục giới tính cho trẻ 37 18 48 37 100 52

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Kết luận

Từ kết quả đã đạt được ở trên tôi thấy rằng để giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ đạt kết quả tốt giáo viên cần:

Lắng nghe ý kiến của trẻ không gò bó áp đặt trẻ. Cô luôn là người chỉ dẫn, truyền cho trẻ những kinh nghiệm tự bảo vệ bản thân.Cần tích cực đổi mới, tư duy sáng tạo phương pháp dạy nhằm khuyến khích sự tích cực ở trẻ. Khai thác tiểm năng ở mỗi trẻ. Giáo dục trẻ như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống. Luôn tạo cho trẻ cơ hội để trẻ được thể hiện mình, được bộc lộ bản thân mình trước mọi người.

Cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục phát huy tính tích cực ở trẻ, giúp trẻ hứng thú chủ động khám phá, tìm tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau.

Để giáo dục trẻ kỹ năng, cô giáo cần đưa ra các tình huống cụ thể để trẻ trải nghiệm chứ không nên lý thuyết dập khuôn.

Tuyên truyền với các bậc phụ huynh để cùng tham gia giáo dục trẻ.

Bên cạnh đó, qua khảo sát đánh giá sau khi áp dụng sáng kiến. Các tiêu chí đánh giá trẻ đạt cao hơn so với khi chưa áp dụng sáng kiến:

2. Kiến nghị

Để việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong trường mâm non có hiệu quả, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:

2.1 Đối với ngành giáo dục.

Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho các giáo viên mầm non kiến thức về kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ mầm non để giúp giáo viên nắm bắt, tiếp cận những vấn đề đổi mới.

Tổ chức các nội dung thi dạy để các giáo viên có điều kiện phát huy trao đổi, rút kinh nghiệm về khả năng tổ chức cũng như sử dụng các biện pháp dạy học phù hợp. Bổ sung hỗ trợ tài liệu mới trong và ngoài nước để giáo viên được học hỏi, tiếp cận những cái mới.

2.2 Đối với nhà trường.

Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, học hỏi dự giờ những tiết dạy mẫu, dạy giỏi để nâng cao trình độ.

Tổ chuyên môn nhà trường tổ chức thêm nhiều buổi kiến tập về kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại để chúng tôi được học hỏi, trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn.

Khuyến khích giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên trong trường học hỏi lẫn nhau.

Cần trang bị đầy đủ vật chất, đồ dùng dạy học cho cô và trẻ.

2.3 Đối với giáo viên.

Tích cực học tập, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn của mình.

Chịu khó sưu tầm, nghiên cứu để tìm những hình thức tổ chức cũng như các biện pháp dạy học phù hợp nhất.

Cần tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo để cùng đưa ra những giải pháp xây dựng những tình huống hay tổ chức đàm thoại trò truyện trao đổi về giới tính và cách phòng chống xâm hại cho trẻ mầm non.

Kết hợp với phụ huynh để có biện pháp giáo dục trẻ một cách tốt nhất ở gia đình và nhà trường.

Trên đây, là một số kinh nghiệm của tôi về « Một số biện pháp dạy trẻ kỹ năng

phòng tránh bị xâm hại tại lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi A1 trường mầm nonYên Lư”

Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế mong được các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp bổ xung và công nhận kinh nghiệm để tôi có thể đưa ra được những biện pháp giúp trẻ mầm non phòng tránh bị xâm hại một cách tốt nhất.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Tâm lý phát triển của học sinh và những bài học kinh nghiệm từ thực tế- Nhà xuất bản giáo dục

- Cẩm nang xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2009- Đặng Quốc Bảo- Nguyễn Thị Bảy- Bùi Ngọc Diệp- Bùi Đức Thiệp- Ngô Thị Tuyên

- Hoạt động ngoài giờ lên lớp- Ngô Thị Tuyên

- Thực hành kĩ năng sống cho trẻ mầm non-TS Phan Quốc Việt - Chương trình “Quà tặng cuộc sống”

- Báo họa mi

- Báo cha mẹ và bé

- Tham khảo trên mạng itenet.

- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên( Module 39,40,41)

PHẦN V. PHẦN PHỤ LỤC

Mục Nội dung Trang

Phần I Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 3 Đối tượng nghiên cứu

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5 Phương pháp nghiên cứu

Phần II Phần nội dung

1 Một số vấn đề có liên quan 2 Thực trạng

3 Đề xuất các giải pháp

4 Kết quả nghiên cứu và ứng dụng

Phần III Phần kết luận

1 Kết luận

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo tại trường mầm non (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w