II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH VÀ CẠNH TRANH
6. Các nhân tố then chốt cho thành công ngành
Có 3 nhân tố then chốt cho thành công của ngành bán lẻ :
a. Định hướng theo khách hàng
Sự định hướng theo khách hàng là một yếu tố quan trọng để đạt được thành công trong ngành công nghiệp bán lẻ. Ngày nay, khách hàng có nhiều quyền hơn trong việc lựa chọn sản phẩm/dịch vụ mà họ muốn mua. Sự lựa chọn của họ căn cứ vào nhận thức của chính họ về chất lượng và giá trị của SP/DV. Các công ty cần nắm được những yếu tố quyết định giá trị và sự thỏa mãn KH. Giá trị dành cho KH là sự chênh lệch giữa tổng giá trị KH nhận được so với tổng chi phí mà KH phải bỏ ra để nhận được SP/DV. KH thường chọn những SP/DV nào thỏa mãn tốt nhất nhu cầu và mong muốn của họ.
Biện pháp hiệu quả nhất là công ty phải trở thành một tổ chức định hướng vào khách hàng - tức phải luôn coi khách hàng là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của mình, đồng thời xem họ như động lực chèo lái và phát triển của tổ chức. Phương châm của mô hình này là: "Tồn tại và phát triển không theo lợi nhuận trước mắt mà phải vì một lợi nhuận lâu dài và bền vững". Công ty định hướng KH có thể xác định rõ KH hiện tại và tương lai của mình là những ai, họ ở đâu và họ muốn gì, ở đó hoạt động kinh doanh của công ty được nhìn bằng con mắt của chính KH. Công ty thường xuyên giám sát giá trị của SP/DV đã và đang cung cấp cho KH và luôn luôn tìm mọi cách để cải tiến các SP/DV đó. Khi các công ty chuyển từ quan điểm hướng vào SP/DV sang quan điểm hướng vào KH, họ sẽ sáng tạo và triển khai những chương trình nhằm lôi kéo KH quay trở lại, mua thêm các SP/DV và luôn trung thành với công ty. Điều thách thức là phải xây dựng một quan hệ đặc biệt với những "KH tốt nhất" của công ty để họ cảm nhận được sự quan tâm, thấu hiểu và thấy mình được hưởng những đặc quyền và phần thưởng đặc biệt mà công ty mang lại.
Tóm lại, để tồn tại và đứng vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các công ty bán lẻ cần phải biết sử dụng một cách thông minh các nguồn lực sẵn có để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của KH. Những nỗ lực và cống hiến của công ty đối với KH ngày hôm nay sẽ quyết định thành công và phát triển trong tương lai.
b. Cải tiến hiệu quả chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng là một trong những điều kiện then chốt cho sự thành công trong ngành bán lẻ, chưa bao giờ mà vai trò của chuỗi cung ứng lại được nâng lên tầm chiến lược như hiện nay. Kinh doanh trong ngành bán lẻ thì chuỗi cung cấp từ các nhà cung cấp đến hệ thống các cửa hàng, siêu thị là một bộ máy cồng kềnh và tốn kém. Cải tiến chuỗi cung cấp bao gồm việc thu mua và quản trị hàng tồn kho tốt sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí nhằm hướng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Với một chiến lược thu mua hiệu quả sẽ cung cấp cho công ty một lượng hàng khổng lồ đảm bảo cho công ty có thể cung cấp hàng kịp thời cho khách hàng khi họ có nhu cầu. Quản trị hàng tồn kho tốt sẽ giúp công ty cắt giảm chi phí lưu kho và thời gian lưu kho.
Ngoài ra, ngành bán lẻ có nguồn cung là các mặt hàng đa dạng từ những công ty hay tập đoàn khác, do vậy, quản trị chuỗi cung ứng tốt nhằm hạn chế những rủi ro phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp. Một chuỗi cung ứng tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp thu hút
thêm nhiều khách hàng, gia tăng thị phần, tiết kiệm chi phí từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Chính nhờ quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả mà Wal-mart mới có thể trở thành công ty hàng đầu thế giới.
c. Năng lực thương lượng với các nhà cung ứng:
Ngành bán lẻ có nguồn cung là các mặt hàng đa dạng từ những công ty/tập đoàn khác, do vậy, các công ty trong ngành phải có mối quan hệ với các đối tác đó để lấy hàng từ họ. Điều này bắt buộc các công ty phải có khả năng tìm kiếm và thương lượng với nhà cung cấp. Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nâng cao lợi thế cạnh tranh thì một mạng lưới cung ứng mạnh là một điều không thể thiếu. Chính vì vậy những nhà bán lẻ phải tìm cho mình các nhà cung cấp uy tín để đảm bảo nguồn hàng ổn định với chất lượng tốt nhất.
C. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
I. CÁC KHỐI TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH
1. Hiệu quả
Các nhà bán lẻ như Safeway có một chuỗi các hoạt động chung được tăng cường bởi sự phát triển của các cửa hàng, các công cụ cải tiến và phương pháp tiếp cận. Điều quan trọng nhất trong số này là lựa chọn khu vực thương mại cụ thể và kiểm soát giá cả, các công cụ để quản lý khách hàng và tiếp thị quản lý nhân sự.
Viêc thu mua, các hoạt động hậu cần nhằm cung cấp các sản phẩm hiệu quả và giá cả cạnh tranh. Nó nhằm mục đích phục vụ khách hàng lựa chọn tốt nhất với giá cả hợp lý. Chức năng hậu cần được quản lý có hiệu quả trong suốt chuỗi cung ứng, và tạo ra một giá trị tối ưu cho khách hàng với chi phí thấp nhất có thể.
Năng suất là một mục tiêu quan trọng trong công việc của nhân viên trong chương trình nâng cao năng suất của Safeway và chuỗi cửa hàng. Vì vậy, công ty luôn quan tâm đến công việc của nhân viên, cải thiện phúc lợi nhân viên nhằm mục đích cuối cùng là tăng năng suất lao động. Nâng cao hiệu quả chi phí, Safeway đang thực hiện các quy trình và thói quen cho tự động hóa của dự án. Khía cạnh quan trọng của quá trình tự động hóa là tự động hóa quá trình thu mua, tự động đơn đặt hàng, hoá đơn bán hàng.
Hiệu quả hoạt động tạo khả năng cạnh tranh về giá bán và sự hài lòng của khách hàng, là điều kiện tiên quyết tạo ra lợi nhuận cho Safeway.
2. Chất lượng
Trong ngành bán lẻ thì chất lượng sản phẩm và dịch vụ mang đến cho khách hàng là yếu tố hàng đầu tạo nên sự thành công và cũng chính là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Là công ty kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ, Safeway luôn coi trọng chất lượng sản phẩm của mình nhằm đáp ứng sự thõa mãn khách hàng trong nước mà còn khách hàng quốc tế. Trong lĩnh vực thực phẩm, Safeway luôn theo dõi, kiểm tra chất lượng sản phẩm để hạn chế tối đa những hóa chất không an toàn gây nguy hiểm cho khách hàng sử dụng. Safeway coi trọng vấn đề chất lượng sản phẩm: trái cây và rau tươi, các sản phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường, các bữa ăn chế biến sẵn và các dịch vụ tốt nhất. Bên cạnh chất lượng sản phẩm công ty cũng chú ý đến dịch vụ chăm sóc khách hàng, đội ngũ nhân viên của công ty thường xuyên được đào tạo.
3. Cải tiến
- Cải tiến sản phẩm
Công ty luôn cải tiến để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Safeway cung cấp hàng nghìn sản phẩm chất lượng cho khách hàng. Nghiên cứu gần đây của Safeway đã tạo ra các sản phẩm “O” – “Organics” là thực phẩm hữu cơ sản xuất và xử lý theo quy định với tất cả các tiêu chuẩn hữu cơ của USDA mà không cần sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp, hormon tăng trưởng hoặc các kháng sinh. Organics có nguồn gốc từ một loạt các lựa chọn cẩn thận của những người trồng bằng cách sử dụng các biện pháp canh tác thân thiện với trái đất. Và Organics với hơn 300 sản phẩm hữu cơ đều có sẵn trong hầu hết các lối đi của các cửa hàng tạp hóa của Safeway.
Trong tháng 11 năm 2010 Safeway đã giới thiệu dòng Open Nature ™ 100% thực phẩm tự nhiên, là dòng sản phẩm dẫn đạo của Safeway trong ngành công nghiệp bán lẻ thực phẩm như là một nhà cải cách trong vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng.
- Cải tiến về mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh chính của Safeway là mô hình kinh doanh chuỗi. Bên cạnh mô hình kinh doanh theo chuỗi trực tiếp, Safeway phát triển Truyền thông trực tuyến và thương mại điện tử . Sự phát triển của truyền thông trực tuyến và thương mại điện tử là
những điểm chiến lược trọng tâm trong tất cả các bộ phận. Hiện nay Safeway.com, Vons.com và Genuardis.com cung cấp giao hàng đến các địa điểm dân cư và kinh doanh trong các lĩnh vực sau: Greater Sacramento, San Francisco Bay Area, Fresno, Stockton, Bakersfield, Ventura County, San Fernando Valley, Greater Los Angeles, nội địa Empire, Greater San Diego, Portland, Seattle, Phoenix, Tucson, Las Vegas, Philadelphia và Baltimore / Washington Metropolitan Area
4. Đáp ứng khách hàng
Safeway luôn cố gắng nhận ra nhu cầu của khách hàng và cố gắng thõa mãn nhu cầu của khách hàng, đây là mục tiêu của công ty đã được nêu ra trong bản tuyên bố sứ mệnh.
Các nhân viên Safeway thăm cửa hàng của công ty để nói chuyện với khách hàng về nhu cầu và sở thích của họ. Các nhà nghiên cứu hỏi những sản phẩm một số loại khách hàng đã mua, và khi nào, lý do cho việc mua bán của họ, và những gì họ nghĩ về kinh nghiệm mua sắm của họ.
Một giải pháp hiệu quả mà công ty đang thực hiện là sử dụng phần mềm EPR. Đây là một phần mềm quản lí quan hệ khách hàng. Với phần mềm này, công ty có thể thu thập được những thông tin về khách hàng như tên, tuổi, nghề nghiệp, sở thích của khách hàng , mong muốn của khách hàng .Việc thu thập và quản lí thông tin này sẽ giúp cho các cửa hàng của công ty có thể phân loại được đối tượng khách hàng, tự do đưa ra các chính sách tri ân khách hàng như khuyến mãi, tặng quà... nhằm tạo mối quan hệ gần gũi, lâu bền giữa khách hàng với công ty.
Safeway còn đưa ra nhiều chương trình chăm sóc khách hàng đặc biệt . Cung cấp các thẻ mua hàng và áp dụng các chương trình đặc biệt cho các khách hàng này đồng thời tạo ra niềm tin cũng như sự thõa mãn của khách hàng khi mua sắm tại cửa hàng S.
Lợi thế cạnh tranh của Safeway xuất phát từ kiến thức về các nhu cầu của khách hàng và đáp ứng khách hàng vượt trội, tạo dựng một lượng khách hàng trung thành lớn luôn theo cùng sự phát triển của công ty.
II. PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC VÀ CÁC KHẢ NĂNG
a. Nguồn lực tài chính
Qua biểu đồ trên cho ta thấy tài sản ngắn hạn chiếm một phần khá ổn định trong tổng tài sản của Safeway qua các năm, với việc duy trì tài sản ngắn hạn ít hơn so với tài sản dài hạn trong giai đoạn từ 2007-2011, điều nay cho thấy công ty có xu hướng sử dụng nhiều tài sản dài hạn cho các đầu tư của mình. Do đó, khả năng chuyển hóa thành tiền của công ty là thấp nhưng khả năng sinh lợi lại cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây tài sản ngắn hạn có khuynh hướng gia tăng lên, sẽ dẫn đến khả năng thanh toán hiện thời tăng lên nhưng mức sinh lời sẽ giảm xuống.
Hiện tại Safeway có các khoản nợ đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và tăng nhẹ qua các năm, vốn chủ giảm dần đặc biệt từ năm 2009 đến 2011. Khoản nợ vay dài hạn tăng nhanh dần đều qua các năm, công ty ưu tiên sử dụng vay dài hạn để đầu tư, chấp nhận sử dụng vốn dài hạn có phí tổn cao nhưng rủi ro lại thấp. Đối với nợ ngắn hạn thì công ty sử dụng khoản vay cũng tăng dần, đây là nguồn vốn có rủi ro cao nhưng phí tổn thấp.
Qua biểu trên cho thấy lợi nhuận trên vốn chủ của Safeway biến động khá mạnh. Từ năm 2007-2008 ROE tăng nhẹ tuy nhiên đến năm 2009 lợi nhuận đột ngột giảm mạnh mang giá trị âm nhưng sau đó xu hướng phục hồi, lợi nhuận tăng lên rõ rệt. Năm 2009 do khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến lợi nhuận Safeway một cách nghiêm trọng cụ thể là hiện tượng giảm phát các mặt hàng thiết yếu như trứng, sữa, rau…làm doanh số giảm mạnh. ROE giảm xuống dưới mức trung bình trong 5 năm của SWY là 14%, đó là một dấu hiệu tiêu cực. Điều này làm cho các cổ đông nhà đầu tư khá thất vọng, dẫn đến trong năm 2010, 2011 vốn đầu tư giảm xuống khá mạnh, ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty. Tuy nhiên với mức lãi suất của Hoa Kỳ đang ở mức thấp kỉ lục trong mấy năm gần đây, nên phí tổn sử dụng vốn thấp do đó sử dụng nhiều vốn vay sẽ làm tăng đòn bẩy tài chính cải thiện được ROE, tiếp tục tăng trưởng một cách ổn định. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp cao và doanh số bán hàng thấp hơn, cổ phiếu của chuỗi siêu thị của Mỹ vẫn vượt trội so với S & P 500 Index ( Chỉ số cổ phiếu 500 của Standard & Poor) kể từ đầu năm 2010. Cổ phiếu của Safeway tăng 16%, Kroger 9%, và Supervalu 20%. S & P 500 giảm 1%. Điều này đem lại cho Safeway nhiều khích lệ, củng cố lại được tình hình tài chính, là nguồn lực giúp công ty có thể gia tăng đầu tư vào việc phục vụ khách hàng chu đáo hơn, tăng cường đầu tư vào việc mua sắm hàng qua mạng, việc đầu tư vào các cửa hàng truyền thống giảm xuống như năm 2009 chỉ có 1739 cửa hàng, năm 2010 là 1725 đến năm 2011 chỉ còn 1694 cửa hàng, đầu tư xây dựng cửa hàng “ Lifestyle”. Bằng việc đưa ra những sáng kiến thành công như chương trình thay đổi lối sống, phát triển và ra mắt những thương hiệu thành công đem lại lợi nhuận hàng triệu đô la như thương hiệu thực phẩm và đồ uống hữu cơ O – Organic và Eating Right. Tất cả đã chứng minh Safeway có khả năng phân biệt chính mình, đem lại một hình ảnh riêng trong tâm trí khách hàng trong môi trường cạnh tranh này è Tình hình tài chính cải thiện rõ rệt
b. Nguồn vật chất
Safeway Inc (Safeway) là một trong những nhà bán lẻ thực phẩm và thuốc lớn nhất ở Bắc Mỹ. Cuối năm 2010, Safeway vận hành 1.694 cửa hàng ở phía Tây, Tây Nam, núi Rocky, miền Trung Tây và khu vực giữa Đại Tây Dương của Hoa Kỳ và phía Tây Canada. Để hỗ trợ cho các cửa hàng, Safeway có một mạng lưới rộng lớn phân phối, cơ sở chế biến thực phẩm và sản xuất. Safeway sở hữu và điều hành GroceryWorks.com, kinh doanh tạp hóa trên Internet theo các tên Safeway.com, Vons.com và Genuardis.com.
Mỗi một vùng trong tổng số 12 khu vực mà Safeway hoạt động được phục vụ bởi một trung tâm phân phối khu vực bao gồm một hoặc nhiều cơ sở. Safeway hiện có 17 trung tâm phân phối/ kho trung tâm (13 kho ở Hoa Kỳ và 4 kho ở Canada ), cung cấp phần lớn các sản phẩm tới các cửa hàng Safeway hoạt động. Trung tâm phân phối của Safeway ở Maryland được điều hành bởi một bên thứ ba.
Khu vực hoạt động ở Mỹ Vị trí trung tâm phân phối
Diện tích (m2) Số lượng cửa hàng Chicago (Dominick’s) Northlake, IL 932,000 78
Denver Denver, CO 1,232,000 137 Eastern(includes Genuardi’s) Collington, MD 915,000 163 Northern California (includes HI) Tracy, CA 1,922,000 268 Phoenix Tempe, AZ 788,000 117 Portland Clackamas, OR 798,000 116 Seattle (includes Carrs in
AK) Auburn, WA Spokane, WA Anchorage, AK 1,103,000 292,000 233,000 203 Southern California (Vons/Pavilions) Santa Fe Springs, CA El Monte, CA 1,055,000 862,000 277 Texas (Randalls/Tom Thumb) Houston, TX Dallas, TX 686,000 1,019,000 111 Tổng khu vực ở Mỹ 11,837,000 1470 Khu vực hoạt động ở Canada
Edmonton, Alberta 419,000 Vancouver* Vancouver, British Columbia 470,000 74 Winnipeg Winnipeg, Manitoba 427,000 54 Tổng khu vực ở Canada 2,003,000 224
Bảng trên là số lượng cửa hàng ở các khu vực và vị trí một số trung tâm phân phối mà Safeway hoạt động, ngoài ra Safeway cũng có nguồn sản phẩm từ kho phụ ở Mỹ