1. Sự cần thiết của đề tài
3.1.8. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của cây susu
- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất/một đơn vị diện tích - Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả dựa trên chi phí
- Chi tiêu hiệu quả vốn - Chỉ tiêu hiệu quả lao động
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu 4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Sapa được thành lập từ cuối những năm thế kỷ 19 đầu thế kỷ thứ 20 do người pháp phát kiến ra với diện tích 24,02km2 Sa Pa nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1500 đến 1650 mét ở sườn núi Lô Suây Tông. Đỉnh của núi này có thể nhìn thấy ở phía đông nam của Sa Pa, có độ cao 2228 mét. Từ thị trấn nhìn xuống có Thung lũng Ngòi Dum ở phía đông và Thung lũng Mường Hoa ở phía tây nam. Phía bắc giáp huyện Bát xát, phía nam giáp huyện Văn Bàn, phía đông giáp huyện Bảo Thắng, phía tây giáp huyện Than Uyên và Tỉnh Lai Châu.
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Sapa là thị trấn miền núi của tỉnh Lào Cai địa hình thị trấn được chia cắt nhiều bởi đồi núi toàn bộ thị trấn nằm trong 1 khu vực lòng chảo của thung lũng mường hoa với độ cao trên 1000m so với mặt nước biển nhiều đồi núi gấp quanh co xuyên suốt thị trấn
4.1.1.3. Điều kiện tự nhiên khí hậu
Tuy nằm ở miền Bắc Việt Nam, lẽ ra phải mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhưng do nằm ở địa hình cao và gần chí tuyến nên Sa Pa có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, ôn đới, không khí mát mẻ quanh năm.
Vào mùa hè, thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, có nắng, không khí dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày.
Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có lúc xuống dưới 0 °C và có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ thang 5 tới tháng 8.
4.1.2. Điều kiện, kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Về kinh tế
Về tỷ trọng kinh tế địa phương Sa pa là thị trấn có tỷ trọng dịch vụ du lịch ( giao thông vận tải, nhà hàng khách sạn và 1 số dịch vụ khác chiếm đến 70% tỷ trọng kinh tế địa phương và nông nghiệp chiếm phần nhỏ khoảng 20% còn 10% là cơ cấu sản xuất công nghiệp chế biến
Bảng 4.1 Dân số và mật độ dân số địa phương
STT Địa danh Dân số
(người) Mật độ (người/km2) 1 Thị trấn Sapa 10.197 430 2 Bản khoang 2.635 46 3 Tả giàng phìn 3.385 140 4 Trung chải 3761 96 5 Tả phìn 3.105 114 6 Sa Pả 5.072 194 7 San Sả Hồ 4.488 80 8 Bản phùng 1.930 63 9 Hầu Thào 2.877 326 10 Lao chải 3.927 134 11 Thanh kim 1.859 85 12 Suối thầu 1.960 65 13 Sử pán 2.373 254 14 Tả van 4.064 60 15 Thanh phú 2.285 112 16 Bản hồ 2.851 25 17 Nậm sài 1.887 76 18 Nậm cang 1.623 23
- Dân tộc: Có 06 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống hoà thuận, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 82,09% dân số toàn huyện.Dân tộc Kinh chiếm 17,91%, dân tộc Mông chiếm 51,65%, Dao 23,04%, Tày 4,74%, Giáy 1,36%, Phù Lá 1,06%, còn lại là các dân tộc khác 0,23%,... Các dân tộc thiểu số phân bố, cư trú trên địa bàn các xã của huyện.
Đơn vị hành chính: Có 1 thị trấn và 17 xã là: Sa Pả, Tả Phìn, Trung Chải, Bảo Khoang, Tả Giàng Phìn, San Sả Hồ, Lao Chải, Hầu Thào, Tả Van, Sử Pán, Bản Hồ, Thanh Kim,Bản Phùng, Thanh Phú, Suối Thầu, Nậm Sài, Nậm Cang. Huyện Sa Pa được chia làm 3 khu vực:
- Khu vực I: Thị trấn Sa Pa có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi. - Khu vực II: Xã Nậm Cang.
- Khu vực III: Là các xã còn lại có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
(Số liệu được cung cấp bởi Chi cục Thống kê huyện Sa Pa)
4.1.2.2. Giao thông
Giao thông để phục vụ du lịch nên các công trình giao thông rất thuận lợi cho việc giao thương mua bán đi lại với các tỉnh thành khác, địa thế của hợp tác xã nằm ngay trên tuyến giao thông huyết mạch Lào Cai – Sapa – Lai Châu giúp cho hành lang vận chuyển hàng hóa rất thuận tiện, bên cạnh đó hợp tác xã nói riêng và địa phương nói chung là địa phương nằm ở phía tây bắc tổ quốc gần với các cửa của địa phương có điều kiện thuận lợi khi thị trấn là 1 địa phương có cửa khẩu xung yếu như cửa khẩu Lào Cai và cửa khẩu Lai Châu hợp tác xã còn là nguồn cung ứng sản phẩm cho toàn bộ các tỉnh trong khu vực phía bắc.
4.1.2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu: nghiên cứu tại hợp tác xã Hoa Đào thị trấn Sapa Tỉnh Lào Cai
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: số liệu và kết quả nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là số liệu của 3 năm (2015-2017) các số liệu điều tra hợp tác xã trồng susu được tập trung vào năm 2017
-Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2018 -Phạm vi nội dung: tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế của cây susu tại hợp tác xã Hoa Đào Sapa Tỉnh Lào Cai
4.2. Khái quát về HTX Hoa Đào SaPa
4.2.1. Giới thiệu về HTX Hoa Đào
Các thông tin cơ bản của HTX nông nghiệp Hoa Đào SaPa
+ Tên Hợp tác xã: Hợp tác xã nông nghiệp Hoa Đào Sa Pa
+ Địa chỉ: Tổ 13 thị trấn SaPa huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai + Mã số thuế: 5300244711
+ Ngành nghề chính: sản xuất nông sản + Ngày cấp: 7/7/2008
+ Ngày hoạt động: 7/7/2008
+ Đại diện pháp luật: GĐ. Đỗ Thị Liên + Tên giám đốc: GĐ. Đỗ Thị Liên + Điện thoại: 0912.064.605
* HTX Hoa Đào SaPa được thành lập từ ngày 7/7/2008 với vốn điều lệ
vào thời điểm đó là 800 triệu đồng sau đó 4 năm theo luật mới của HTX hiện hành HTX đã đổi mới quy cách hoạt động để phù hợp với quy định của nhà nước và tạo điều kiện phát triển kinh tế HTX.
* HTX Hoa Đào cách thị trấn sapa 5,4km nằm ở rìa phía tây của thị trấn lên đèo Ô Qúy Hồ đường Sapa - Lai châu toàn bộ HTX trải dài trên diện tích lớn diện tích HTX lên đến 150ha
HTX Hoa Đào là 150 ha HTX có 180 xã viên diện tích đất chia đầu người là 0,833 ha/người
Trong đó: - Đất nông nghiệp: 110ha trồng susu chiếm 73,33%, 27ha trồng
hoa chiếm 18% đất chưa sử dụng 13 ha chiếm 8,66 %
4.2.2. Một số khái quát và những thành tựu đạt được của HTX Hoa Đào
* Một số khái quát về HTX Hoa Đào
HTX Hoa Đào nằm tại tổ 13 thị trấn SaPa tỉnh Lào Cai trên tuyến giao thông huyết mạch nối liền (Lào Cai – SaPa – Lai Châu ) toàn bộ đất đai của HTX nằm trên dải đèo Ô quý hồ.
HTX được thành lập năm 2008, ban đầu HTX được tổ chức sơ sài chưa rõ ràng với 1 nhà kho nhỏ và đất đai khoảng 100ha với lực lượng xã viên sản xuất khoảng 30 người , và hàng năm không ngừng củng cố và mở rộng thêm quy mô.
Trải qua quá trình phát triển đến năm 2008 đến nay HTX đã đổi mơi xây dựng mô hình HTX, xây dựng hệ thống nhà xưởng mua sắm trang thiết bị để xây dựng nền nông nghiệp sạch đến nay HTX có 180 xã viên người lao động
* Những thành tựu đạt được
Trong những năm qua HTX đạt được nhiều giấy khen của thị trấn, huyện vì có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, ủng hộ các quỹ xã hội.
Bằng khen của UBND tỉnh Lào Cai cho tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế tập thể của tỉnh giai đoạn 2008-2013: số 3398/QĐ-UBND ngày 27/11/2013.
Bằng khen của liên minh HTX Việt Nam cho tập thể HTX có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua trào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Liên minh HTX Việt Nam(29/10/1993-29/10/2014)
Gần đây nhất 6/2/2018 tại Hà Nội HTX được P. Thủ Tướng trao bằng khen tuyên dương điển hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp cho 100 HTX tiêu biểu nhất
4.2.3. Chức năng và nhiệm vụ và bộ máy quản lý của HTX Hoa Đào * Chức năng của HTX: * Chức năng của HTX:
+ HTX là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập dựa trên cơ sở luật HTX 2012 điều lệ của HTX. HTX sản xuất và kinh doanh sản phẩm (rau đậu, quả susu, hoa hồng)
+ Su su của HTX sản xuất chủ yếu là để bán cho địa bàn trong nước tỷ trọng xuất khẩu chưa có
+ Thông qua hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận nâng cao lợi ích của HTX đồng thời là nguồn tài chính đảm bảo cho HTX tái sản xuất mở rộng, hoạt động có hiệu quả.
+ Giải quyết tốt mối quan hệ trong nội bộ HTX và quan hệ giữa HTX với bên ngoài.
* Nhiệm vụ của HTX:
Nhiệm vụ của HTX Hoa Đào đã được khẳng định:
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh theo đúng ngành nghề được ghi trong giấy phép kinh doanh.
+ Xây dựng phương án kinh doanh, phát triển kế hoạch và mục tiêu chiến lược của HTX.
+ Tổ chức nghiên cứu sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị trường.
+ Thực hiện chăm lo, không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cho người lao động. Từ đó đáp ứng yêu cầu đòi hỏi phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của ngành, của địa phương và của HTX.
+ Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm về vệ sinh an toàn thực phẩm theo qui định của Nhà nước.
+ Tuân thủ các qui định về vệ sinh an toàn trong lao động, phòng chống cháy nổ, trật tự an toàn xã hội.
+Mở sổ sách kế toán, ghi chép sổ sách theo qui định của pháp lệnh thống kê, kế toán. Chịu sự kiểm tra của cơ quan thuế, tài chính.
+ Nộp thuế và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác theo qui định của pháp luật.
* Cơ cấu bộ máy quản lý của HTX
HTX Hoa Đào tổ chức bộ máy quản lý gồm có một một giám đốc và một phó giám đốc. Các bộ phận của công ty hoạt động theo chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc, được giám đốc giao nhiệm vụ cụ thể trong từng lĩnh vực công tác. Mối quan hệ giữa các bộ phận là quan hệ phối hợp, cộng đồng trách nhiệm nhằm tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo kinh doanh có hiệu quả cao, quan hệ giữa các bộ phận là quan hệ ngang, có tính chất hữu cơ và liên quan chặt chẽ với nhau. Các cán bộ quản lý và nhân viên hành chính được hưởng lương theo ngày công, xã viên trực tiếp sản xuất thì hưởng lương. Ngoài ra HTX còn xây dựng được chính sách thưởng phạt, bên cạnh đó còn có ban kiểm sát do đại hội xã viên tán thành bầu lên nhằm mục đích giám sát hoạt động của HTX theo quy định chung và điều lệ của HTX bên cạnh đó HTX có thêm phòng tài vụ kế toán, trước khi tổ chức bộ máy HTX sẽ có cuộc họp đại hội xã viên nhằm bình bầu bộ máy quản lý của HTX, HTX là đơn vị có cơ cấu tổ chức chưa mấy rõ ràng cơ cấu chính gồm 2 bộ phận lớn, bộ phận 1 bộ máy quản lý của HTX có 11 người, gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 3
thành viên ban kiểm soát ,2 kế toán, 4 thành viên ban kế hoạch. Bộ phận 2 là bộ phận sản xuất gồm 180 xã viên hoạt động sản xuất nông nghiệp
Sơ đồ bộ máy quản lý HTX
Hình 4.1 : cơ cấu tổ chức
Chức năng nhiệm vụ:
+ Giám đốc:
- Điều hành hoạt động SXKD của HTX và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành qui định của HTX.
- Thay mặt HTX ký kết hợp đồng và văn bản giao dịch theo phương hướng và kế hoạch của HTX, đồng thời tổ chức mọi thành viên của HTX thực hiện văn bản đó.
- Tổ chức thu thập, xử lý thông tin giúp HTX trong việc xây dựng kế hoạch hàng năm.
- Tuyển dụng lao động và cho nghỉ việc những người làm công không đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh...
+ Phó giám đốc:
- Giúp việc cho giám đốc ở HTX Hoa Đào có 1 phó giám đốc được
Giám đốc
Phó giám đốc
Thư ký kế toán Ban kế hoạch Ban kiểm soát
giám đốc phân công phụ trách trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
- Khi giám đốc vắng mặt hay đi công tác ủy quyền cho phó giám đốc điều hành công việc, trực tiếp ký các chứng từ hóa đơn liên quan đến các lĩnh vực được giám đốc phân công.
+ Phòng kế toán tài vụ:
Có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động về kế hoạch tài chính và công tác kế toán theo qui định của Nhà nước. Cụ thể là lập kế hoạch tài chính, dự trù ngân sách hàng năm cho từng dự án của HTX, tổ chức việc theo dõi kiểm soát việc chi tiêu, báo cáo tài chính hết năm theo qui định của nhà nước.
+ Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát có chức năng giám sát hoạt động của HTX nhưng không có trách nhiệm biểu quyết trong hoạt động ban kiểm soát bao gồm trưởng ban kiểm soát và kiểm soát viên
+ Đội sản xuất:
Đội sản xuất của HTX chia làm 10 đội mỗi đội có 18 xã viên trong đó 1 xã viên là đội trưởng đội sản xuất có trách nhiệm chuyên trách trong điều hành dẫn dắt đội trong sản xuất nông nghiệp
4.3. Kết quả thực tập
4.3.1. Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại HTX
4.3.1.1. Tìm hiểu thông tin về HTX Hoa Đào SaPa
+ Xin các thông tin cơ bản của HTX như: quá trình thành lập, quá trình phát triển, cơ cấu bộ máy tổ chức của HTX, diện tích,... thông qua GĐ. Đỗ Thị Liên.
Kết quả đạt được:
+ Tóm tắt được thông tin về HTX Hoa Đào SaPa.
+ Tóm tắt được quá trình hình thành và phát triển HTX. + Vẽ được sơ đồ bộ máy tổ chức HTX.
4.3.1.2. Tìm hiểu quy trình sản xuất susu của HTX
+ Tìm hiểu cách bảo quản susu;
+ Tìm hiểu các quá trình nuôi trồng susu;
+ Tìm hiểu, học tập và tham gia vào quá trình nuôi trồng susu tại HTX. + Tham gia vào quá trình bảo quản và phân loại susu
*Kết quả đạt được
+ đánh giá được hiệu quả kinh tế của cây susu tại HTX
4.3.1.3. Tìm hiểu chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX.
+ Liệt kê và phân loại các hạng mục chi phí tại HTX, xin số liệu chi phí của HTX qua các năm tại phòng Kế toán tài vụ.
+ Được phân công ghi chép một số sổ sách thu chi tại phòng tài vụ Kết quả đạt được:
+ Liệt kê và phân loại được các loại chi phí mà HTX sử dụng vào trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Thu thập được các loại chi phí mà HTX sử dụng cho SXKD qua các năm.
+ Ghi chép thành thạo một số chứng từ thu - chi, xuất - nhập kho