Khái niệm đặc điểm sinh học và sinh thái của susu

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 26 - 28)

1. Sự cần thiết của đề tài

2.3.1. Khái niệm đặc điểm sinh học và sinh thái của susu

*Khái niệm: Su su hay su le trong phương ngữ miền Trung Việt Nam

bí, cùng với dưa hấu, dưa chuột và bí. Cây này có lá rộng, thân cây dây leo trên mặt đất hoặc trên giàn. Ở Việt Nam, su su được trồng để vừa lấy quả và vừa lấy ngọn trong chế biến các món ăn. Ví dụ: Quả su su xào tỏi, ngọn su su làm lẩu. Ở Miền Bắc, su su được trồng rất nhiều thành hệ thống giàn men theo sườn núi, dọc theo con đường từ thị trấn Sa Pa lên đến thác Bạc

-Su su là loài dây leo sống dai, có rể phình thành củ, thích nghi vùng núi cao.

-Thân: Dây dài 6-8 mét, có thể đến 12 m.

-Rễ: Rể phình dạng củ, chứa nhiều tinh bột và ăn như khoai lang (có

thể được chiên). Nó có thể được sử dụng làm thức ăn cho gia súc rất tốt. Sau khi thu hoạch rể rất dể bị thối, khó bảo quản nên phải dùng ngay. Rể phơi khô còn được dùng làm thuốc.

-Lá: Lá to, bóng, hình chân vịt, có 5 thuỳ, tua cuốn chia 3-5 nhánh. -Hoa:Hoa nhỏ, đơn tính, cùng gốc, màu trắng vàng; hoa đực họp thành

chuỳ, hoa cái đơn độc ở nách lá; chỉ nhị dính nhau; bầu 1 ô, 1 noãn.

-Quả: Quả thịt hình quả lê có cạnh lồi dọc và sần sùi, to bằng quả lê

(10-15 x 5-10 cm), da mỏng màu xanh nhạt, thịt quả dày, trong ruột quả chứa một hạt lớn.

-Hạt: Mỗi quả có 1 hạt lớn hình oval dẹp. Hạt non có hương vị ngon,

làm rau ăn được như một phần của quả.

-Cây Su su có ưu điểm là ít sâu bệnh, quả dễ cất trữ, vận chuyển, năng

suất cao. Nhiệt độ thích hợp 12-13oC. Ở miền Bắc, trồng tháng 8-11 (tốt nhất là tháng 9-10) thu hoạch tháng 1-2, rộ nhất tháng 3-4. Trồng nơi cao ráo đủ ẩm, đào hố bón lót, mật độ trồng 2,5 x 3m hay 3 x 3m. Chăm sóc, che nắng sau khi trồng.

-Cây cao 1-1,5m, cắm que cho leo giàn, phủ đất kín hốc, bón phân cách gốc 40-50cm, hoặc hoà nước tươi. Sau 2-3 tháng, bắt đầu được thu hoạch, 5-7 ngày hái một lần. Năng suất trung bình 300-500 tạ quả/ha.

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)