Quá trình phát triển sinh kế hộ nông dân ở một số địa phương nước ta

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế cho nông hộ trên địa bàn xã sủng là, huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 27 - 29)

* Trong thời kỳ Pháp thuộc: Ở thời kỳ này đại bộ phận nông dân đi làm thuê cho địa chủ, một bộ phận rất ít nông dân sản xuất hàng hóa nhỏ theo kiểu cổ truyền với kinh nghiệm và kỹ thuật thô sơ. Trong thời kỳ này Chính phủ đưa ra chính sách giảm tô cho nông dân, vận động gia tăng sản xuất thực hiện tiết kiệm nhờ vậy mà sản lượng quy thóc năm 1954 đạt 3 triệu tấn tăng 13,70% so với năm 1946.

* Từ năm 1955 đến năm 1959: Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện chính sách cải cách với mục đích ‘‘Người cày có ruộng’’. Năm 1957 cải cách ruộng đất cơ bản được hoàn thành cải

cách ruộng đất đã chia 81 vạn hecta ruộng, 74 nghìn con trâu bò cho 2,1 triệu hộ nông dân. Kết quả là nông dân có đất canh tác, trâu bò để sản xuất đời sống kinh tế có phần cải thiện.

* Từ 1960 đến 1980: Đây là giai đoạn chúng ta tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện tập thể hóa một cách ồ ạt, xong đây cũng là tập thể thể hiện rõ tính yếu kém của mình, thời kì này kinh tế nông hộ không được coi trọng. Đây là thời kỳ xuống dốc của nền kinh tế nước ta.

* Từ 1981 đến 1987: Chỉ thị 100CT/TW được ban bí thư trung ương Đảng ban hành, quyết định chế độ khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động, đây là việc làm có ý nghĩa trong việc thực hiện quyền tự chủ trong sản xuất hộ nông dân đời sống của nhân dân phần nào được cải thiện, nhờ vậy mà sản lượng lương thực tăng lên liên tiếp (mỗi năm tăng gần 1 triệu tấn. Năm 1985 đạt 15,875 triệu tấn).

* Từ 1988 đến 2003: Ngày 5/5/1988 Bộ Chính Trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành nghị quyết 10 về ‘‘Đổi mới quản lý kinh tế bản trong nông nghiệp và nông thôn’’. Thừa nhận kinh tế hộ là đơn vị kinh tế cơ bản trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn đổi mới. Hộ gia đình được giao quyền sử dụng đất lâu dài, hộ trở thành đơn vị kinh tế độc lập. Hàng loạt những chính sách đổi mới đó đã tạo được động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Kết quả là sản lượng lương thực từ chỗ dưới 18 triệu tấn năm 1984 - 1987 đã đạt 21,5 triệu tấn vào năm 1989 bình quân giai đoạn 1986 - 1990 sản lượng lương thực tăng 13,50% năm. Từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu lương thực, năm 1989 xuất khẩu được 1,4 triệu tấn gạo, năm 1990 được 1,6 triệu tấn gạo, Đến năm 2003 Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan.

* Từ 2009 đến nay: Đã cho thấy kinh tế hộ có nguồn thu nhập rất đa dạng, bao gồm cả sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Việc tập chung

phát triển kinh tế hộ mang lại nhiều lợi ích do hộ là đơn vị kinh tế nhỏ, năng động, có khả năng ứng phó nhanh với những cú sốc thị trường, trợ giúp kinh tế hộ cũng dễ đảm bảo tính công bằng hơn. Ngoài ra, đối với cấp hộ cũng dễ áp dụng nông nghiệp xanh, hạn chế việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trên diện rộng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế cho nông hộ trên địa bàn xã sủng là, huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)