Các hoạt động sinh kế và thu nhập về nông nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế cho nông hộ trên địa bàn xã sủng là, huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 48 - 54)

Sinh kế là những hoạt động mà con người dựa vào đó để sinh nhai và tồn tại. Vì vậy, các khoản thu nhập được xem như một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sinh kế của cộng đồng nghiên cứu.

Đối với người nông dân, sinh kế của nông hộ bao gồm nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hoạt động nông nghiệp gồm trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng. Hoạt động phi nông nghiệp bao gồm buôn bán, dịch vụ thương mại. Nông nghiệp là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi địa phương, đặc biệt là đối với các vùng nông thôn. Bởi vì ở những vùng này người dân chủ yếu sống dựa vào nghề nông. Các xóm tiến hành điều tra cũng mang đặc điểm trên.

Bảng 4.11: Bình quân (%) thu nhập về nông nghiệp theo xóm và nhóm hộ (ĐVT: %) Xóm Hộ trung bình Hộ cận nghèo Hộ nghèo Trung bình xóm Lũng Câm Trên 92,6 98,0 100,0 96,9 Sáng Ngài 80,7 90,1 99,2 90,0 Pù Trừ Lủng 74,8 86,3 98,5 86,5 Lao Xa 90,0 92,3 98 93,4 Trung bình 84,5 91,7 98,9 91,7

Kết quả điều tra cho thấy: Nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính của hộ nông dân địa phương chiếm từ (90,0% – 96,9%). Nếu phân theo xóm thì Pù Trừ Lủng là xóm có thu nhập về nông nghiệp thấp nhất (86,5%) cao nhất là xóm Lũng Cẩm Trên (96,9%). Nếu xét theo nhóm hộ thì nhóm hộ nghèo có thu nhập về nông nghiệp cao nhất (98,9%), tiếp là hộ cận nghèo với thu nhập (91,7%), hộ trung bình có thu nhập nông nghiệp thấp nhất chiếm (84,5%). Như vậy có thể kết luận rằng các nhóm hộ có thu nhập từ nông nghiệp cao thì chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, ngoài ra không tham gia buôn bán, kinh doanh các mặt hàng nào khác. Mặc dù thuộc nhóm hộ nghèo nhưng vẫn có thu nhập từ nông nghiệp cao nhất của các hộ trong 4 xóm, hộ trung bình có thu nhập từ nông nghiệp là thấp nhất, nguyên nhân là do họ thiếu đất để canh tác, chưa thật sự chú trọng đầu tư khoa học kĩ thuật vào trong quá trình sản xuất của mình nên vẫn còn thu nhập thấp hơn nhóm hộ cận nghèo.

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thì thu nhập của người dân là từ trồng trọt và chăn nuôi là chính.

4.2.3.1. Các hoạt động sinh kế và thu nhập về trồng trọt

Đối với Việt Nam, đất nước có nền văn minh lúa nước, trồng trọt được coi là ngành quan trọng nhất, luôn luôn đi trước một bước so với các ngành khác trong sinh kế nông hộ và có vai trò trung tâm trong hệ thống nông nghiệp. Tại địa bàn xã sản xuất lúa 2 vụ/năm nên thu nhập từ lúa cũng góp phần thúc đẩy kinh tế hộ gia đình và khắc phục được một phần, tạo nguồn thu nhập cho hộ.

Bảng 4.12: % thu nhập từ trồng trọt theo thôn và nhóm hộ (ĐVT: %) Xóm Hộ trung bình Hộ cận nghèo Hộ nghèo Trung bình xóm Lũn Cẩm Trên 40,2 47,5 56,7 48,1 Sáng Ngài 19,6 42,1 50,4 37,4 Pù Trừ Lủng 22,3 44,3 52,6 39,7 Lao Xa 38,8 40,7 57,0 45,5 Trung bình 30,2 43,6 54,1 42,6

(Nguồn: số liệu điều tra tháng 5/2018)

Dựa vào bảng trên ta thấy xóm có thu nhập từ trồng trọt nhiều nhất là xóm Lũng Cẩm Trên chiếm ( 48,1%). Xóm có thu nhập ít nhất là xóm Sáng Ngài (37,4%). Như vậy có thể thấy rằng xóm Lũng Cẩm Trên người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và có thu nhập từ trồng trọt (ngô, lúa) là chính. Ngược lại thì những người dân trong xóm Sáng Ngài có thu nhập từ trồng trọt ít vì đây là xóm gần trung tâm xã có lợi thế hơn trong việc kinh doanh các mặt hàng tạp hóa cung cấp nhu cầu cho người dân trong toàn xóm cũng như các vùng lân cận nên việc họ tham gia sản xuất trồng trọt cũng ít đi. Nếu đánh giá thu nhập của người dân theo nhóm hộ kinh tế thì trong 4 xóm được điều tra theo 3 nhóm hộ ta thấy thu nhập từ trồng trọt của nhóm hộ trung bình là thấp nhất chiếm (30,2%), nhóm hộ nghèo thu nhập từ trồng trọt là cao nhất chiếm ( 54,1%), tiếp đến là nhóm hộ cận nghèo (43,6%). Như vậy có thể thấy rằng những người dân thuộc nhóm hộ nghèo và hộ cận nghèo thu nhập chủ yếu từ trồng trọt là chính. Hộ càng nghèo thì thu nhập từ trồng trọt càng cao do người nghèo cần có cái để ăn trước khi tính đến các hoạt động khác và một phần do hoạt động trồng trọt chi phí đầu vào cũng thấp hơn so với các hoạt động chăn nuôi. Còn nhóm hộ trung bình thì ngoài thu nhập từ trồng trọt ra họ còn có vốn cũng như kiến thức kinh nghiệm để tăng thêm thu nhập cải thiện cuộc sống cho các thành viên trong gia đình họ.

Bảng 4.13: % thu nhập từ cây trồng theo xóm

(ĐVT: %)

Xóm Ngô Lúa Tam giác mạch Rau màu Đậu tương

Lũng Cẩm Trên 40,1 49,0 30,6 0,0 10,0

Sáng Ngài 48,5 33,5 33,3 0,0 10,3

Pù Trừ Lủng 37,6 46,8 29,5 10,2 18,6

Lao Xa 43,7 39,4 31,8 11,0 12,2

Trung bình 42,5 42,2 31,3 5,3 16,8

(Nguồn: số liệu điều tra tháng 5/2018)

Dựa vào bảng 4.13 ta thấy cây ngô và cây lúa là 2 cây trồng chủ yếu được người dân nơi đây chú trọng, sau đó mới đến cây tam giác mạch, đậu tương, rau màu. Thu nhập của các cây trồng theo xóm: Thì xóm có thu nhập từ ngô cao nhất là xóm Sáng Ngài (48,5%), thấp nhất là xóm Pù Trừ Lủng (37,6%). Xóm có thu nhập từ lúa cao nhất là xóm Lũng Cẩm Trên (49,0%), thấp nhất là xóm Sáng Ngài (33,5%). Xóm có thu nhập từ tam giác mạch cao nhất là xóm Sáng Ngài (33,3%), thấp nhất là xóm Pù Trừ Lủng (29,5%). Thu nhập từ đậu tương cao nhất là xóm Pù Trừ Lủng (18,6%), thấp nhất là xóm Lũng Cẩm Trên (10,0). Rau màu ít chỉ có ở xóm Lao Xa và Pù Trừ Lủng trồng (chiếm từ 10,2 – 11%), các xóm còn lại không trồng.

Bảng 4.14: % thu nhập từ cây trồng theo nhóm hộ

(ĐVT: %)

Hộ Ngô Lúa Tam giác mạch Rau màu Đậu tương

Trung bình 54,4 37,9 26,5 4,0 8,0

Cận nghèo 51,7 47,8 40,0 4,5 11,2

Nghèo 46,4 49,2 37,8 3,0 15,0

Trung

bình 50,8 44,9 34,8 3,8 11,4

Nếu xét: % thu nhập của các cây theo nhóm hộ thì, nhóm hộ nghèo có thu nhập về ngô cao nhất (54,4%), thấp nhất là hộ nghèo (46,4%). Nhóm hộ nghèo có thu nhập về lúa cao nhất (49,2%), thu nhập thấp nhất là hộ trung bình (37,9%). Hộ thu nhập cao nhất về cây tam giác mạch là hộ cận nghèo (40,0%), thấp nhất thuộc về hộ trung bình (26,5%). Nhóm hộ nghèo có thu nhập cao nhất về đậu tương là (15,0%), thấp nhất là hộ trung bình (8,0%) và nhóm hộ nghèo có nguồn thu nhập từ rau màu là (7,0%), hộ cận nghèo có thu nhập là (4,5%).

Kết luận: Như vậy 3 cây trồng chính và mang lại thu nhập cao cho

những người dân nơi đây là cây ngô, lúa và cây tam giác mạch. Cây đậu tương và rau màu có thu nhập ít hơn.

4.2.3.2:Các hoạt động sinh kế và thu nhập về chăn nuôi

Bảng 4.15: Bình quân % thu nhập về chăn nuôi phân theo xóm và nhóm hộ (ĐVT: %) Xóm Hộ trung bình Hộ cận nghèo Hộ nghèo Trung bình xóm Lũng Cẩm Trên 57,2 49,9 52,2 53,1 Sáng Ngài 62,7 56,5 57,3 58,8 Pù Trừ Lủng 65,0 55,3 62,4 60,9 Lao Xa 61,8 60,0 51,0 57,6 Trung bình 61,6 55,4 55,7 57,6

(Nguồn: số liệu điều tra tháng 5/2018)

Cùng với trồng trọt, chăn nuôi cũng có đóng góp quan trọng trong sinh kế cộng động địa phương, đặc biệt đối với nhóm hộ trung bình. Các vật nuôi chính tại địa bàn xã chủ yếu là bò, lợn, dê và gia cầm (gà, vịt).

Số liệu điều tra cho thấy: Nếu tính theo xóm thì xóm Lũng Cẩm Trên có thu nhập về chăn nuôi thấp nhất (53,1%), vì đây là xóm chủ yếu trồng trọt là chính, sau đó là xóm Lao Xa và Sáng Ngài (là 57,6% và 58,8%). Xóm Pù Trừ

Lủng có thu nhập về chăn nuôi cao nhất là 60,9% do các xóm này có nhiều điều kiện về thức ăn để phát triển chăn nuôi bò, lợn, dê và gia cầm.

Nếu tính theo điều kiện kinh tế hộ, thì nhóm hộ cận nghèo có thu nhập về chăn nuôi thấp nhất, chỉ đạt bình quân (55,4%), tiếp đến là nhóm hộ nghèo (55,7%). Nhóm hộ trung bình có thu nhập về chăn nuôi cao nhất đạt (61,6%). Có thể thấy do nguồn đầu tư ban đầu cho chăn nuôi là khá cao hơn hết rủi ro cũng rất cao, nên các hộ nghèo và hộ cận nghèo không chú trọng vào phát triển chăn nuôi. Bởi vậy thu nhập từ chăn nuôi của hai nhóm hộ trên còn thấp.

Bảng 4.16: Bình quân phần trăm thu nhập về các loại vật nuôi chính trong chăn nuôi theo nhóm hộ

(ĐVT: %)

Phân loại kinh tế hộ Lợn Vịt

Trung bình 68,6 72,6 41,8 10,5 19,6

Cận nghèo 82,0 65,2 35,9 7,3 7,1

Nghèo 81,7 62,4 36,0 11,8 17,2

Trung bình 77,4 66,7 37,9 6,5 14,6

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5/2018)

Bảng 4.17: Bình quân phần trăm thu nhập về các loại vật nuôi chính trong chăn nuôi theo xóm

(ĐVT: %) Xóm Lợn Vịt Lũng Cẩm Trên 72,3 65,6 33,5 6,7 15,0 Sáng Ngài 69,3 50,2 27,6 5,7 17,5 Pù Trừ Lủng 80,7 60,2 22,8 5,4 16,8 Lao Xa 76,5 69,5 23,4 8,9 19,3 Trung bình 74,7 61,3 26,8 6,6 14,6

Nếu xét theo nhóm hộ kinh tế thì: % thu nhập của bò đối với nhóm hộ cận nghèo là cao nhất (82,0%), sau đó mới đến nhóm hộ nghèo (81,7%), nhóm hộ trung bình có thu nhập từ bò là ít nhất (68,6%). Bình quân thu nhập từ lợn cao nhất thuộc về nhóm hộ trung bình (72,6%), sau đó mới đến nhóm hộ cận nghèo (65,2%), và ít nhất là nhóm hộ nghèo (62,4%). Về % thu nhập của dê thì nhóm hộ trung bình cao nhất (41,8 %), sau đó đến nhóm hộ nghèo (36,0%), ít nhất là nhóm cận nghèo (35,9%). Nhóm hộ trung bình lại có thu nhập bình quân từ dê cao nhất (41,8%), đến nhóm hộ nghèo (10,5%) và ít nhất là nhóm hộ cận nghèo (35,9%). Bình quân phần trăm thu nhập từ gà của hộ nghèo là cao nhất (11,8%), nhóm hộ trung bình (10,5%) và ít nhất là hộ cận nghèo (7,3%). Bình quân phần trăm thu nhập từ vịt của nhóm hộ trung bình là cao nhất (19,6%), nhóm hộ nghèo là (17,2% ) và thấp nhất là nhóm hộ cận nghèo (7,1%).

Nếu xét theo xóm thì % thu nhập của các vật nuôi như sau: Xóm có thu nhập bình quân từ bò cao nhất là xóm Pù Trừ Lủng (80,7%), thấp nhất là xóm Sáng Ngài (69,3%). Xóm có thu nhập bình quân từ lợn cao nhất là xóm Lao Xa (69,5%), thấp nhất là xóm Sáng Ngài (50,2%). Thu nhập bình quân từ dê nhiều nhất là xóm Lũng Cẩm Trên (33,5%), ít nhất là xóm Pù Trừ Lủng (22,8%). Xóm Lao Xa là xóm có % thu nhập từ gà nhiều nhất (8,9%), ít nhất là xóm Pù Trừ Lủng (5,4%). Bình quân thu nhập từ vịt nhiều nhất là xóm Lao Xa (19,3%) ít nhất là xóm Lũng Cẩm Trên ( 15,0%).

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế cho nông hộ trên địa bàn xã sủng là, huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)