3. DƯỢC LÝ MỘT SỐ THUỐC TIÊU BIỂU TRONG ĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤP
3.6. MỘT SỐ THUỐC KHÁC
Montelukast
Cơ chế tác động: đối kháng với leukotrien tại thụ thể leukotrien D4 (LTD4), giúp giãn phế quản.
Dược động học: thường dùng đường uống do dạng khí dung không hiệu quả. Sau khi
uống, montelukast hấp thu nhanh và hầu như hoàn toàn, sinh khả dụng 58-66%. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 3-4 giờ, hơn 99% thuốc liên kết với protein huyết tương. Montelukast chuyển hóa trong gan bởi một số isoenzym cytochrom P450
như CYP3A4, CYP2A6, CYP2C9 và được thải trừ chủ yếu qua mật.
Tác dụng phụ: tăng eosinophil và viêm mạch tương tự hội chứng Churg Strauss; nhiễm
trùng đường hô hấp trên; đau bụng, suy nhược, mệt mỏi, sốt; đau đầu, chóng mặt…
Chống chỉ định: quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc
Theophylline/Aminophylline
Cơ chế tác động: theophylline thuộc nhóm xanthin, aminophylline (hỗn hợp
theophylline và ethylenediamine theo tỉ lệ 2:1) tan được trong nước và thường dùng để bào chế dạng tiêm truyền tĩnh mạch. Tác động làm giãn phế quản của theophylline do sự ức chế enzym phosphodiesterase, làm tăng nồng độ cAMP; đối kháng cạnh tranh với adenosine (chất gây co thắt phế quản) trên thụ thể adenosine; tác động lên nồng độ calci nội bào. Ngoài ra theophylline còn có thể ức chế sự tổng hợp các chất trung gian hóa học gây viêm và làm tăng hiệu quả kháng viêm của corticosteroid.
Dược động học: Theophylline hấp thu chậm khi có thức ăn trong dạ dày-ruột. Nồng độ
đỉnh trong huyết tương đạt được sau 1-2 giờ. Theophylline phân bố nhanh vào các dịch ngoại bào và các mô cơ thể, đạt cân bằng phân bố sau 1 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch. Theophylline chuyển hóa ở gan và bài tiết qua thận dưới dạng chất chuyển hóa. Một lượng nhỏ theophylline không chuyển hóa được bài tiết trong phân. Thời gian bán thải của theophylline biến thiên rộng, đặc biệt ở người nghiện rượu, xơ gan, suy tim, nhiễm virus, người cao tuổi hoặc khi dùng chung với một số loại thuốc khác.
Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn, đau đầu, mất ngủ, tim nhanh, loạn nhịp.
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
Chuyên đề Cơn hen cấp (CS1)
Chống chỉ định: quá mẫn với xanthin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc; bệnh loét
dạ dày tá tràng đang hoạt động; rối loạn nhịp nhanh; co giật, động kinh không kiểm soát được.
Magnesium sulfate (IV)
Cơ chế tác động: magie là cation nhiều thứ tư trong cơ thể, nhiều thứ hai trong nội bào
và là chất điện giải cần thiết của cơ thể. Magie là yếu tố thiết yếu trong một số enzym, tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh và kích thích cơ. Magie tham gia như một cofactor trong nhiều phản ứng enzym trong cơ thể.
Trong điều trị cơn hen cấp, Mg2+ đóng vai trò ức chế kênh Ca2+ trên tế bào cơ trơn phế quản, từ đó giúp ức chế co thắt cơ trơn phế quản.
Dược động học: khi tiêm tĩnh mạch, magnesium sulfate cho tác động ngay lập tức và
thời gian tác động khoảng 30 phút. Magie phân bố vào xương 50-60%, vào dịch ngoại bào 1-2%, khoảng 30% lượng magie liên kết với albumin huyết tương. Magie không được chuyển hóa, được thải trừ qua thận tỷ lệ với lượng magie trong huyết thanh và quá trình lọc ở cầu thận.
Tác dụng phụ: các tác dụng không mong muốn khi dùng magnesium sulfate đường
tiêm thường do nhiễm độc magie, bao gồm các triệu chứng thần kinh như yếu cơ, liệt mềm, mất điều hòa cơ, mất phản xạ gân xương, buồn ngủ, lú lẫn; buồn nôn, nôn, khát, đỏ bừng da, toát mồ hôi, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, loạn nhịp, suy tuần hoàn, ức chế hô hấp, hôn mê, ngừng tim.
Chống chỉ định: mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc; tăng magie huyết,
block tim, suy thận (CrCl < 30 ml/phút).
Epinephrine (Adrenaline)
Cơ chế tác động: adrenaline chủ vận thụ thể α1 và β2 trên tế bào cơ trơn phế quản giúp giảm phù nề niêm mạc đường dẫn khí và giãn cơ trơn phế quản.
Tuy nhiên trên thực tế adrenaline chỉ được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân lên cơn hen cấp kèm sốc phản vệ và phù mạch, không được chỉ định thường quy cho các cơn hen cấp khác.
Dược động học: adrenaline ít được hấp thu và bị phân hủy ở đường tiêu hóa. Thuốc
hấp thu được qua đường đặt dưới lưỡi, tiêm, xông hít và đặt trên niêm mạc. Sự hấp thu từ mô dưới da sau khi tiêm diễn ra chậm do sự co mạch tại chỗ, các tác dụng xuất hiện trong vòng 5 phút. Tiêm bắp cho khả năng hấp thu thuốc nhanh hơn tiêm dưới da.
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
Chuyên đề Cơn hen cấp (CS1)
Tiêm tĩnh mạch hấp thu nhanh, xuất hiện tác dụng qúa nhanh và mạnh nên dễ gây tai biến nên chỉ có thể truyền tĩnh mạch. Adrenaline nhanh chóng được phân bố vào tim, lách, một số mô tuyến (ví dụ cơ trơn phế quản) và sợi thần kinh giao cảm. Thuốc dễ dàng đi qua nhau thai và khoảng 50% lượng thuốc gắn với protein huyết tương. Adrenaline được chuyển hóa tại gan bởi hai loại enzym là catechol-O- methyltransferase (COMT) và monoamine oxidase (MAO). Sau đó phần lớn được bài tiết trong nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hóa không hoạt tính. Sau khi tiêm tĩnh mạch, thời gian bán hủy trong huyết tương vào khoảng 2-3 phút.
Tác dụng phụ: lo âu, hồi hộp, bồn chồn, đau đầu, run rẩy, khó thở, ù tai, trống ngực,
loạn nhịp tim. Trường hợp tiêm tĩnh mạch nhanh có thể gây phù phổi, xuất huyết não.
Chống chỉ định: người sử dụng các chất ức chế β không chuyên biệt vì có thể gây tăng
huyết áp nghiêm trọng; bệnh tim nặng, tăng huyết áp; xơ vữa động mạch; cường giáp.
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com