3.2.4.1. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chủ tịch xã và UBND Xã
Chủ tịch UBND cấp xã có ảnh hưởng tới tính hiệu quả của các chủ trương, chính sách của đảng, và pháp luật của của nhà nước đối với quảng đại của quần chúng nhân dân. UBND cấp xã thực hiện quản lý hành chính nhà nước trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, chính sách của đảng pháp luật của nhà nước đi vào cuộc sống. Chủ tịch xã có tác động trực tiếp đến người dân. Như hoạt động tư pháp hành chính- tư pháp; giải quyết các khiếu nại, tố cáo giải quyết các tranh chấp đất đai. Và từ đó đưa ra nhưng giải pháp cụ thể nâng cao hiểu quả hoạt động của UBND cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Thời gian qua với đội ngũ các cán bộ tại xã đã có chuyển biến tích cực; các khâu của công tác cán bộ thực hiện chặt chẽ. Công tác luân chuyển cán bộ được quan tâm, cán bộ đã phát huy được vị trí công tác nơi luân chuyển đến và sau khi về nhận nhiệm vụ mới; công tác điều động, bổ nhiệm giới thiệu nhân sự ứng cử, bố trí và sử dụng cán bộ được thực hiện đúng quy định, đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo. Đội ngũ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng cả về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn một số nơi còn hẫng hụt; tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ chưa đạt yêu cầu. Chính vì vậy Nghị quyết Đại
hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XI nhấn mạnh: "Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, vững về chuyên môn nghiệp vụ. Chú trọng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ nhằm đảm bảo tính kế thừa", cụ thể là: Tiếp tục đổi mới công tác đánh giá cán bộ. Bố trí cán bộ đúng theo năng lực, sở trường; mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, có triển vọng; đồng thời, thay thế kịp thời cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng được yêu cầu công việc; xử lý nghiêm những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, không chịu tu dưỡng rèn luyện, vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng gắn với luân chuyển cán bộ. Thực hiện nghiêm túc việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ. Do đó, trách nhiệm của cấp ủy Đảng các cấp phải chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bố trí, sử dụng sao cho hiệu quả, phát huy hết được năng lực của cán bộ.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ, cần tiếp tục quán triệt một cách sâu sắc và vận dụng hiệu quả, tôi xin nêu ra những giải pháp cơ bản sau:
1. Tích cực học hoi trau dồi kinh nghiệm bản thân
Bản thân người cán bộ phải có tính tự giác học hoi tìm tòi trau dồi thêm các kinh nghiệm từ đồng đội tại xã mình và các xã khác, nâng cao năng lực của bản thân và có thể truyền thụ lại cho đội ngũ cán bộ trẻ theo sau.
2. Tích cực tham dự hội nghị, hội thảo, các cuộc họp của các xã, các huyện khác để tham khảo kinh nghiệm và tạo mối quan hệ tiền đề tốt.
3.Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ. Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ, phải là sự kết hợp đúng đắn chế độ tập thể lãnh đạo với phát huy trách nhiệm cá nhân, thực hiện dân chủ với tập trung. Để thực hiện được điều này, tập thể cấp uỷ từ huyện đến cơ sở phải quán triệt các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, nhiệm
vụ công tác cán bộ của cấp trên; quyết nghị các chủ trương, biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, quyết định về nhân sự cán bộ đúng quy trình và theo phạm vi quyền hạn được phân công phân cấp. Kiên quyết khắc phục tình trạng chuyên quyền, lấy danh nghĩa quyết nghị của tập thể để quyết định về công tác cán bộ.
4. Đổi mới phương pháp đánh giá, nhận xét cán bộ.
Đánh giá, nhận xét cán bộ là vấn đề quan trọng, đánh giá đúng sẽ sử dụng đúng cán bộ. Nhận xét, đánh giá cán bộ phải công tâm, khách quan, tạo đoàn kết nhất trí cao trong tổ chức. Việc đánh giá phải toàn diện cả đức và tài, chú trọng về phẩm chất chính trị và năng lực thực tiễn; lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao làm thước đo chính để đánh giá phẩm chất, năng lực của cán bộ một cách cụ thể, khoa học, chính xác. Coi trọng việc dựa vào tập thể và quần chúng nhân dân, đồng thời đặt cán bộ trong môi trường, điều kiện hoàn cảnh cụ thể, trong mối quan hệ giữa tổ chức, cơ chế chính sách và cá nhân cán bộ để đánh giá. Khắc phục tình trạng đánh giá cán bộ một cách chung chung, cảm tính, chủ quan, lẫn lộn giữa điều kiện với tiêu chuẩn, coi bằng cấp, học vị cao hơn phẩm chất, năng lực.
5. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, luân chuyển, đào tạo và bồi dưỡng
cán bộ.
Quy hoạch tốt sẽ tạo ra sự chủ động, bảo đảm tính kế thừa, phát triển, khắc phục tình trạng hẫng hụt trong bố trí, sử dụng cán bộ. Công tác quy hoạch cán bộ phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức, từ thực trạng đội ngũ cán bộ để xây dựng, đảm bảo tính khoa học, tính kế thừa liên tục và vững chắc.
Quy hoạch phải gắn liền với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Kết hợp nhiều hình thức, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng cán bộ.
Luân chuyển cán bộ là để đào tạo cán bộ tại cơ sở, nguồn luân chuyển phải nằm trong nguồn quy hoạch, có hướng phát triển, triển vọng; thường xuyên đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ luân chuyển, mạnh dạn bố trí cán bộ đã được luân chuyển hoàn thành tốt nhiệm vụ vào các chức danh chủ chốt của huyện.
6. Đổi mới trong công tác bố trí, sử dụng cán bộ.
Bố trí, sử dụng phải đúng người, đúng việc, đúng sở trường nhằm phát huy hết tài năng, tinh thần hăng hái, nhiệt tình của cán bộ. Tránh quan niệm coi đây là công việc bí mật và chỉ lấy ý kiến của một vài người trong phạm vi hẹp làm quyết định của tập thể. Cần phải lắng nghe ý kiến của đảng viên, quần chúng trong cơ quan, đơn vị và của cấp ủy, chính quyền địa phương nơi cán bộ sinh sống.
7. Thực hiện tốt chính sách cán bộ.
Chính sách cán bộ giữ một vị trí quan trọng trong công tác cán bộ, nhằm phát huy nhân tố con người trong thực hiện nhiệm vụ. Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đòi hoi phải thực hiện có hiệu quả về chính sách cán bộ như: đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ; chính sách tiền lương... để cán bộ yên tâm công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
3.2.4.2. Giải pháp của bản thân
1, Học tập, tìm hiểu thêm về các kiến thức về nghiệp vụ văn phòng Tìm hiểu hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày các văn bản hành
chính có trong thông tư số 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ. 2, Học hoi trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp với người dân
Ngoài các công văn, văn bản chỉ đạo thì giao tiếp trực tiếp là phương thức truyền đạt nhanh gọn và hiệu quả. Trong khi làm việc với người dân giao tiếp tốt sẽ mang lại hiệu quả cao trong công việc. Do đó cần phải học hoi thêm kỹ năng giao tiếp với người dân từ những người có kinh nghiệm.
3, Tham gia các buổi tuyên truyền, tập huấn nâng cao hiểu biết về cộng đồng.
4, Thường xuyên tham gia các hoạt động, phong trào giao lưu văn hóa văn nghệ cùng người dân.
Phần 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận
Sau thời gian thực tập tại địa phương tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, đối với bản thân đã rút được các kỹ năng kinh nghiệm:
Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng quản lý thời gian làm việc, kỹ năng phân tích công việc, kỹ năng lập, phê duyệt kế hoạch, kỹ năng phân công, giao việc, kỹ năng tổ chức và điều hành hoạt động hội họp.
Thứ hai, tìm hiểu về vai trò nhiệm vụ của CTX Bình Lãng
Chủ tịch xã giữ vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy chính quyền xã, là người đứng đầu của 1 xã, là người lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân xã; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật; ủy quyền cho phó chủ tịch Ủy ban nhân dân; chỉ đạo các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
Và là người chịu trách nhiệm chỉ đạo và quản lý chung UBND xã, chịu trách nhiệm về hoạt động an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, kinh tế xã hội trong phạm vi toàn xã.
Thứ ba, những thuận lợi và khó khăn của chủ tịch UBND xã Bình Lãng trong công việc
Thuận lợi:
Điều kiện tự nhiên, khí hậu của xã khá ổn định.
Do làm việc tại nơi mình sinh sống nên có sự tìm hiểu nhận biết sâu sắc hơn. Nhận được sự ủng hộ và thống nhất của anh em cán bộ.
Có sự quan tâm của lãnh đạo UBND huyện Thông Nông cũng như sự chỉ đạo sát sao của HĐND- UBND tỉnh Cao Bằng
Tình hình chính trị - xã hội của huyện được duy trì khá ổn định, đời sống nhân dân càng ngày càng được nâng cao.
Các anh em cán bộ trong đơn vị luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như trong đời sống thường ngày.
Một số kiến thức căn bản được trang bị đầy đủ về chuyên môn và nghiệp vụ cũng như tham gia một số lớp bồi dưỡng chính trị để phục vụ cho quá trình công tác, làm việc.
Khó khăn :
Trình độ của đội ngũ cán bộ xã chưa đồng đều.
Trình độ ngoại ngữ tin học cũng như kiến thức về KHKT, công nghệ hiện đại còn nhiều thiếu sót.
Một số trang thiết bị máy móc tại các văn phòng ở xã chưa hiện đại, phục vụ nhu cầu làm việc của cán bộ.
Một số cán bộ làm việc lâu năm sức khoe không đảm bảo để xử lý khối lượng công việc quá lớn.
Tình hình dịch bệnh, thiên tai diễn ra bất thường ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.
Trong lĩnh vực kinh tế do kiến thức của người dân còn hạn chế, canh tác nho lẻ, nên chủ yếu sản xuất theo truyền thống.
Thứ tư, đề tài đã đề xuất được 7 giải pháp đối với những khó khăn trong công việc của chủ tịch UBND xã:
1, Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ. 2, Đổi mới phương pháp đánh giá, nhận xét cán bộ.
3, Thực hiện tốt công tác quy hoạch, luân chuyển, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
4, Đổi mới trong công tác bố trí, sử dụng cán bộ. 5, Thực hiện tốt chính sách cán bộ.
6, Tích cực học hoi, trao đổi kinh nghiệm bản thân.
7, Tích cực tham dự hội nghị, hội thảo, các cuộc họp của xã huyện khác để tham khảo kinh nghiệm và tạo mối quan hệ tiền đề tốt.
Đối với những giải pháp nêu trên, giải pháp trọng tâm nhất là thực hiện tốt các quy hoạch, luân chuyển, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, trao đổi kinh nghiệm bản thân.
4.2. Kiến nghị
Do biên chế ít, lại kiêm nhiệm nhiều việc khác với chuyên môn đã được đào tạo, do đó cần phải tạo điều kiện cho cán bộ UBND xã cũng như để chủ tịch UBND xã đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, trong thời gian tới cần được tập trung tháo gỡ khó khăn và thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
1. Đề nghị Nhà nước cân đối bổ sung biên chế phù hợp điều kiện của xã.
2. Tăng cường cho cán bộ công chức được tập huấn ngay từ đầu năm để kịp thời trang bị kiến thức cho đội ngũ cán bộ các cấp áp dụng, thực hiện.
3. Tạo điều kiện cho các cán bộ học thêm các lớp tại chức, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ.
4. Các Bộ, ngành trung ương, tỉnh rà soát sửa đổi các văn bản pháp luật để giảm số lượng văn bản, khắc phục sự chồng chéo, trùng lặp giữa các văn bản pháp luật.
5. Tăng cường sự phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trên địa bàn xã để hoàn thành nhiệm vụ.
6. Tăng mức nguồn vốn đầu tư phát triển cho các xã 30a.
7. Quan tâm hơn nữa đến đời sống cán bộ công chức trên địa bàn xã,
làm tốt chính sách cán bộ để đáp ứng được nhu cầu sống và sinh hoạt trong thời buổi bão giá như hiện nay.
8. Tổ chức khám sức khoe và phát thuốc định kỳ cho các cán bộ cấp
cao và các cán bộ trong độ tuổi trung niên (ngoài 36 tuổi) để họ có đủ sức khoe để đảm đương khối lượng công việc lớn và lịch làm việc dày đặc.
9. Tăng cường máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho công việc của
các Phòng ban trong UBND xã.
10. Đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ cho người nghèo, tạo điều kiện, cơ hội cho người nghèo áp dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
1. Nguyễn Thị Châu (2011), “Bài giảng kinh tế phát triển nông nghiệp”, Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.
2. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng năm 2017 và phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2018.
3. Báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2018.
4. Nghị quyết số: 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế xã
II. Tài liệu Internet
5. https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/bo- may-hanh-chinh/nhiem-vu-quyen-han-cua-chu-tich-uy-ban-nhan- dan-xa-152200 6. https://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_Bằng 7. http://vi.wikipedia.org/wiki/Bình_Lãng_Thông_Nông 8. http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1788 9.http://luanvan.co/luan-van/nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-cua-uy-ban- nhan-dan- cap-xa-o-nuoc-ta-trong-giai-doan-hien-nay-9089/ 10. http://vhttdl.sonla.gov.vn/ke-hoach---tai-chinh/mot-so-van-de-co- ban-trong- cong-tac-lap-ke-hoach-va-to-chuc-thuc-hien-ke-hoach--hoat-