2015 – 2017
3.2.2. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của cán bộ phụ trách trồng trọt tạ
Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh Sơn
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, UBND huyện và Pháp luật về các nhiệm vụ được phân công phụ trách.
- Dự thảo công văn đưa xuống các xã, thị trấn về chương trình phòng,
chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh trên các loại cây trồng.
- Xây dựng và mở các lớp tập huấn về kỹ thuật gieo trồng, triển khai lịch mùa vụ cho các cán bộ nông nghiệp xã, thị trấn tiếp nhận để người dân nắm rõ và thực hiện.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng phòng, phó phòng phân công.
- Cung cấp các thông tin về các loại giống, cây trồng mới đưa xuống
địa bàn các xã, thị trấn, chỉ đạo các cán bộ cấp xã hướng dẫn người dân các biện pháp bảo vệ và chăm sóc nhằm giúp cho hoạt động sản xuất của người dân tốt hơn, hiệu quả hơn. Kết quả đạt được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 3.9: Diện tích, năng suất và sản lượng các cây trồng chính của ngành trồng trọt huyện Thanh Sơn qua 3 Năm 2015 - 2017 Năm 2015 Cây Diện tích Năng trồng (ha) suất (tạ/ha) Lúa 2.900,00 56,23 (xuân) Lúa 3.743,13 55,56 (mùa) Ngô 2.432,96 48,47 Lạc 340,00 24,00 Chè 2.445,71 50,00 Sắn 1.722,00 140,00 Khoai 461,80 400,00 lang
Từ bảng 3.9 ta thấy: Cây trồng chủ yếu trên toàn huyện là; lúa, chè, sắn, ngô.. Một số cây khác cũng chiếm diện tích tương đối lớn.
- Cây Lúa: Cây lúa là cây có diện tích trồng lớn nhất của toàn huyện.
Lúa vụ Mùa có diện tích cao hơn so với lúa vụ Xuân, nhưng năng suất của lúa vụ Mùa lại thấp hơn năng suất của lúa vụ Xuân. San lượng bình quân cũng thấp hơn 0,32% so với vụ Xuân. Giống lúa vụ Mùa của huyện chủ yếu là: J02, Thiên Ưu 8, TBR 225, Khang Dân,…. Diện tích lúa qua các năm có giảm nhưng năng suất lúa qua các năm dần tăng. Nhờ vào sự hướng dẫn và phổ biến các biện pháp phòng trống sâu bệnh kịp thời của các cán bộ trồng trọt phòng nông nghiệp, và cán bộ trạm khuyến nông.
- Cây Ngô: Cây ngô là cây có diện tích trồng lớn thứ 2 của
huyện
Thanh Sơn. Diện tích trồng ngô cũng tăng qua các năm cụ thể năm 2015 là 2.432,96 sang năm 2016 đạt 2.540,12 ha. Đến năm 2017 tăng thêm 21,98 ha so với năm 2016. Sản lượng đạt 12.462,05 tấn/năm. Sản lượng bình quân tăng 102,81%.
- Cây Chè: Tiếp đến là cây chè, tổng diện tích cây chè của toàn huyện
là 2.480,32 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là 2.125 ha, diện tích chăm sóc là 554,7 ha. Sản lượng chè búp tươi đạt 13.145,6 (tấn). Sản lượng bình quân đạt 103,85%. Giá bình quân là 6.000 đồng/kg chè búp tươi, tổng giá trị ước đạt trên 65 tỷ đồng. Cây chè được trồng nhiều nhất ở xã Địch Quả, Văn Miếu, Võ Miếu, Yên Lãng...
- Cây Sắn: Diện tích trồng sắn của toàn huyện cũng tương đối lớn.
Năng suất cao cho sản lượng lớn. Diện tích trồng sắn trung bình của toàn huyện là 1.742 ha. Sản lượng đạt 24.962,86 tấn. Tương đương tăng 101,76%.
- Khoai Lang: Diện tích trồng khoai lang qua các năm có sự
tăng nhẹ.
Đến năm 2017 diện tích trồng là 489,2 ha sản lượng đạt 20.057,20 tấn. Sản lượng bình quân tăng 104,24%. Một số giống khoai được trồng chủ yếu là: giống khoai Hoàng Long, giống khoai KL5, giống khoai mật...
- Nhìn chung sản lượng các cây trồng chính của toàn huyện khá cao,
đem lại nguồn lợi kinh tế ổn định cho người dân. Có được sự phát triển ổn định này không thể không nhắc đến cán bộ phụ trách trông trọt. Người trực tiếp hướng dẫn chỉ đạo người dân nhưng phương pháp chăm sóc cho thu hoạch hiệu quả. Hay nói cách khác cán bộ phụ trách trồng trọt chính là người đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển ngành trồng trọt nói riêng và ngành nông nghiệp của toàn huyện nói chung.
Bảng 3.10: Giá trị sản xuất các cây trồng chính của huyện Thanh Sơn năm 2015-2017
STT 1 Cây lúa 2 3 4 5 6
- Cây Lúa: Là cây có giá trị sản xuất cao nhất, năm 2017 giá trị sản
xuất cả 2 vụ của cây lúa đạt 262.733,66 tỷ đồng, cao hơn giá trị sản xuất của năm 2015 là 21.560,57 tỷ đồng và cũng cao hơn giá trị sản xuất của năm 2016 là 0,77 tỷ đồng. Giá trị sản xuất năm 2017 của cây lúa cao nhất là do đơn giá bình quân cao và sản lượng đạt được của năm 2017 cũng cao.
- Khoai Lang: Giá trị sản xuất khoai lang năm 2015 đạt 55.416,00 tỷ
đồng , đến năm 2016 giá trị sản xuất tăng lên là 13.865,10 tỷ đồng, năm 2017 tiếp tục tăng thêm 6.936,26 tỷ đồng. Có được sự tăng trưởng này là nhờ vào đơn giá bình quân qua các năm tăng lên và sản lượng cũng tăng lên đáng kể.
- Cây Chè: Cây chè là cây có giá trị sản xuất cao đứng thứ 3 trong các
cây trồng chính của huyện Thanh Sơn, giá trị sản xuất của cây chè tăng dần qua từng năm, năm 2015 giá trị sản xuất đạt 55028,25 tỷ đồng , thấp hơn giá trị sản xuất năm 2016 là 10.699,75 tỷ đồng do đơn giá bình quân của năm 2016 tăng lên 5.000đ/kg và sản lượng cũng tăng lên 917,1 tấn, đến năm 2017 đơn giá bình quân tăng 5.500đ/kg, giá trị sản xuất đạt 72.443,8 tỷ đồng.
- Cây Ngô: Cây ngô là cây có sản lượng cũng như giá trị kinh tế tương
đối cao của toàn huyện. Năm 2015 giá trị kinh tế cây ngô đem lại là 47.170,20 tỷ đồng. Sang đến năm 2016 nhờ vào đơn giá bình quân tăng lên 500đ/kg mà giá trị kinh tế cũng tăng thêm 8.336,49 tỷ đồng so với năm trước. Năm 2017 khi đơn giá lại giảm 500đ thì giá trị kinh tế mà cây ngô đem lại là 49.848,20 tỷ đồng.
- Cây Sắn: Giá trị sản xuất của cây sắn tăng theo từng năm. Cụ thể năm
2015 là 36.162,00 tỷ đồng đến năm 2016 tăng lên 49.450,10 tỷ đồng. Và năm 2017 cao hơn năm 2016 là 5.468,19 tỷ đồng. Có được sự tăng trưởng đó là do đơn giá bình quân qua các năm đều tăng lên.
- Cây Lạc: Giá trị sản xuất của cây lạc năm 2017 có tăng hơn so với 2
năm trước do đơn giá bình quân có tăng lên. Giá trị sản xuất đạt 18.885,76 tỷ đồng cao hơn năm 2016 là 0,72 tỷ đồng và năm 2015 là 0,93 tỷ đồng.