Kết quả thí nghiệm

Một phần của tài liệu Báo cáo thí nghiệm PTTP nhóm 4 (Trang 45 - 50)

46

Mẫu Mẫu và giấy ban

đầu M1

Mẫu và giấy sau khi trích ly lipid và sấy khô M2

1.0058g 1.4990g 1.0017

Công thức tính khối lượng lipid:

X=(M1−M2)×100/m

Trong đó:

M1 : Khối lượng túi giấy và mẫu ban đầu [g]

M2 : Khối lượng túi giấy và mẫu sau khi trích lipid và sấy khô [g]

v Xử lý số liệu:

X=(1.4990-1.00170)×100/1.0058=49.44%

5. Bàn luận

v Nhận xét:

Hàm lượng lipid trích ly ra được có sự chênh lệch so với lí thuyết (49g lipid trong 100g đậu)

v Kết quả của các nhóm khác

Nhóm 1: 52.98% Nhóm 2: 52.77% Nhóm 3: 49.29%

Kết quả trích ly chất béo thực nghiệm của cả 4 nhóm đều lớn hơn so với lượng chất béo lý thuyết có trong hạt đậu phộng. Do thao tác trong lúc làm thí nghiệm không chính xác, sai số khi nghiền mẫu , hoặc trong mẫu còn nhiều ẩm chưa loại hết ẩm dẫn đến kết quả cao hơn lí thuyết.

• Có sự sai lệch này là do quá trình nghiền chưa đủ nhỏ

• Thời gian chỉ khoảng 6h, chưa đủ thời gian trích ly hoàn toàn mẫu

• Các sai số trong quá trình thực hiện như cân mẫu, trong quá trình thao tác.

v Biện pháp khắc phục

• Tăng thời gian trích ly

• Nghiền nhỏ mẫu để tăng diện tích tiếp xúc

• Trong quá trình thao tác thí nghiệm cần cẩn thận và chính xác

• Cần kiểm soát tốt ẩm trước khi trích ly béo.

v Mở rộng vấn đề

Phương pháp soxlet:

• Dựa vào tính tan hoàn toàn của chất béo vào dung môi hữu cơ.

• Dùng dung môi hữu cơ trích ly chất béo có trong sản phẩm thực phẩm. Sau đó làm bay hơi hết dung môi, chất béo còn lại đem cân, tính ra hàm lượng chất béo có trong sản phẩm thực phẩm.

• Chất béo phải tan hoàn toàn trong dung môi hữu cơ

• Có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiều so với chất béo (có thể bay hơi ở nhiệt độ thường)

• Thường chọn các dung môi sau: diethyl ether , petroleum ether,…

Ưu điểm:

• Có thể thu hồi được dung môi sau khi trích ly xong.

• Thiết bị đơn giản, chi phí lắp đặt thấp.

48

• Mất nhiều thời gian để xử lý mẫu trước khi trích ly.

• Nhiều dung môi sử dụng có thể gây cháy nổ.

6. Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn công nghệ thực phẩm. Tài liệu hướng dẫn thí nghiệm phân tích thực phẩm. Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm – Trường ĐH Sư phạm Kỹ Thuật Tp.HCM.

2. Reducing Sugars, Carbohydrate Classification and Properties. R.F. Tester, J. Karkalas, in Encyclopedia of Food Sciences and Nutrition (Second Edition), 2003

Danh sách sinh viên:

Sơn Thị Ve Ry 18128087

Lớp: 181160A Ngày TN: 19/08/2020

Võ Nguyễn Gia Hân 18116165

Phạm Thị Hồng 18116171 Trần Thị Lan Tường 18116224 Lê Thị Bích Dâ Nhóm 04 18116154 Điểm số BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 5:

ĐỊNH LƯỢNG LIPID TỔNG TRONG MẪU LỎNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ADAM ROSE – GOTTLIEB

1. Mục tiêu bài thí nghiệm

v Tổng quan

Đối với các loại thực phẩm dạng lỏng từ động vật như sữa bò, sữa dê hay sữa cừu và dịch lỏng từ thực vật như sữa dừa (nước cốt dừa) và sữa dầu cọ thì các chất béo phân bố trong dịch sữa dưới dạng các hạt cầu và được bao bọc và nhũ hóa bởi một lớp màng phospholipid và protein. Do đó, để việc xác định chất béo trong dịch sữa đạt độ chính xác cao thì cần loại bỏ lớp protein bảo vệ trước khi trích ly chất béo bằng các dung môi hữu cơ. [1]

v Kĩ năng

• Hiểu được cơ sở lý thuyết việc trích ly chất béo trong các sản phẩm thực phẩm dạng dỏng, đặc biệt là các loại sữa động vật và thực vật, đồng thời ứng dụng cơ sở lý thuyết này để xác định béo tổng trong dịch sữa dừa bằng phương pháp Adam Rose – Gottlieb cải tiến.

• Rèn luyện kỹ thuật thực hành, sử dụng các loại dụng cụ, rèn luyện kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm.

50

• Nắm được được nguyên tắc, trình tự tiến hành, tính toán kết quả và đánh giá kết quả, sai số và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

2. Nguyên tắc

Chất béo trong mẫu sữa được trích ly bằng cách bổ sung lần lượt 4 dung môi khác nhau: amoniac, cồn, diethy ether và petroleum ether. Cồn và amoniac được dùng để kết tủa và loại protein ra khỏi các hạt cầu béo. Diethy ether và petroleum ether được dùng để trích ly béo và các thành phần tan trong chất béo.

Hỗn hợp sau khi bổ sung dung môi và khuấy đảo tách thành hai pha: pha nhẹ nằm ở trên gồm dung môi và chất béo, pha nặng nằm dưới gồm nước và các chất hòa tan trong nước. Ta thu pha nhẹ gồm dung môi và chất béo, làm bay hơi dung môi ta thu được tổng chất béo trong mẫu sữa.[1]

Một phần của tài liệu Báo cáo thí nghiệm PTTP nhóm 4 (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)