Một là, Khẩn trương giải quyết có hiệu quả của một vấn đề bức thiết, nóng bỏng nổi cộm lâu, nhức nhối nhất hiện nay và cũng là vấn đề chiến lược lâu dài và việc làm và đời sống.
Việc làm - đời sống - dân chủ và công bằng xã hội đã, đang và sẽ còn là những đòi hỏi bức bách, chính đáng của công nhân. Những vấn đề ấy có tác động chi phối rất lớn đến ý thức, hành động, tâm tư, tình cảm, lòng tin và khả năng sáng tạo, v.v.. của công nhân. Xuất phát từ quan điểm lấy việc “phục vụ con người là mục tiêu của chính sách xã hội và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội”, coi “mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người”, cũng như để củng cố mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với giai cấp công nhân, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có những phương hướng cơ bản, chiến lược; biện pháp cụ thể, kiên quyết, có hiệu lực và không thể chậm trễ để từng bước giải quyết và đáp ứng những yêu cầu tối thiểu, chính đáng ấy của công nhân. Đó vừa là vấn đề đạo lý, nhân văn, chính trị, vừa là đòi hỏi khách quan của cuộc sống, của chính yêu cầu sản xuất, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là tiền đề và điều kiện để công nhân tồn tại và phát triển về mọi phương diện. Vấn đề này có quan hệ chặt chẽ đến việc có thực hiện và phát huy được vai trò của giai cấp công nhân hay không, đến việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội mà Cương lĩnh đã nêu lên.
Đảm bảo việc làm đầy đủ cho công nhân là một trong những mục tiêu hàng đầu của các giải pháp kinh tế trước mắt và lâu dài. Nó vừa là vấn đề kinh tế, vừa là vấn đề nhân văn - xã hội, đồng thời còn là vấn đềchính trị. Là vấn đề kinh tế bởi lẽ, nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế của đất nước. Giải quyết đủ việc làm cho công nhân sẽ phát huy và khai thác được nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế. Nếu không đảm bảo đủ việc làm cho công nhân, để tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp kéo dài sẽ
là một gánh nặng, thậm chí là một tai hoạ, gây trở ngại, tổn thất cho nền kinh tế, và do vậy, khó có thể thực hiện được mục tiêu đã đề ra.
Là vấn đề nhân văn - xã hội, vì vấn đề việc làm không chỉ đơn thuần là vấn đề kiếm sống, mà quan trọng hơn, nó còn là điều kiện để phát triển năng lực và nhân cách người công nhân, là biện pháp tốt nhất để giáo dục, rèn luyện và tự hoàn thiện người công nhân xã hội chủ nghĩa. Lao động và việc làm đều nhằm phục vụ lợi ích con người, nâng cao chất lượng cuộc sống con người một cách toàn diện, cả vật chất lẫn tinh thần, văn hoá. Tính ưu việt của chế độ mới cũng được thể hiện ra ở vấn đề này.
Nó còn là vấn đề chính trị, vì đây là quyền con người. Quyền cơ bản nhất của con người là tự do lao động và quyền có việc làm. Bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa là đảm bảo quyền cơ bản ấy của con người, vì đây chính là nội dung quan trọng của vấn đề dân chủ, vì nếu giải quyết tốt vấn đề việc làm cho công nhân thì uy tín của chế độ xã hội, của nhà nước xã hội chủ nghĩa, của Đảng sẽ được nâng cao, mối quan hệ giữa giai cấp công nhân với Nhà nước, với Đảng sẽ được tăng cường. Và ngược lại, nếu giải quyết không tốt thì sẽ gây nên những bất mãn chính trị, kẻ thù sẽ lợi dụng, kích động quần chúng công nhân, có thể chứa đựng và gây nên những hậu quả nghiêm trọng khó có thể lường hết được về mặt chính trị.
Bởi thế, trong quá trình hoạch định các kế hoạch kinh tế -xã hội, xử lý các chính sách, trước hết phải có trách nhiệm đầy đủ với người công nhân. Tăng thêm việc làm và thu nhập cho công nhân phải là mục tiêu của các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, là mục đích của việc sắp xếp lại sản xuất, tổ chức lại lao động, không được đẩy người thợ ra khỏi dây chuyền sản xuất, ra ngoài xí nghiệp một cách vô trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm. Cần quan tâm giải quyết vấn đề đời sống của công nhân. Nhanh chóng cải cách một cách cơ bản chế độ tiền lương cho công nhân trên nguyên tắc phân phối theo lao động, đảm bảo cho công nhân đủ sống và tái sản xuất được sức lao động. Từ thực trạng tiền lương hiện nay và để thực hiện được những chức năng cơ bản của nó, Nhà nước cần nhanh chóng cải cách căn bản chế độ tiền lương, sao cho tiền lương phải là đòn
bẩy kinh tế của sản xuất, tạo ra động lực kích thích người lao động, khuyến khích công nhân nâng cao tay nghề, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Xoá bỏ ngay những bất hợp lý trong cơ chế chính sách tiền lương hiện hành, đặc biệt là trong khu vực sản xuất kinh doanh.
Thường xuyên quan tâm và coi trọng cải thiện điều kiện lao động cho công nhân, có biện pháp chống bệnh nghề nghiệp, nhất là đói với nữ công nhân, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra an toàn lao động, bảo vệ môi trường, môi sinh trong lao động công nghiệp.
Đây là mọt chính sách xã hội không thể xem nhẹ. Quan tâm và thực hiện tốt vấn đề này thực chất là quan tâm đến con người, vì con người. Mặt khác nó còn trực tiếp tác động đến việc nâng cao săng suất lao động, tăng thêm nhiệt tình, hứng thú và khả năng lao động sáng tạo cho công nhân. Nó cũng là đòi hỏi bức thiết của công nhân trước thực trạng rất xấu, xuông cấp nghiêm trọng của công tác bảo hộ lao động hiện nay. Trong cơ chế thị trường, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, nhiều loại hình sở hữu, cần phải hết sức quan tâm đến công tác này.
Chăm lo đời sống tinh thần, văn hoá cho công nhân. Đời sống văn hoá tinh thần của công nhân là một nhu cầu không thể thiếu. Làm tốt vấn đề này sẽ góp phần quan trọng vào công tác giáo dục, nâng cao nhận thức tư tưởng, củng cố lập trường giai cấp, lòng tin vào Đảng, vào chế độ, bồi dưỡng tình cảm, góp phần trực tiếp vào sự phát triển nhân cách, tạo ra một đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú cho người lao động. Cần đặc biệt chú ý đến bộ phận công nhân làm việc ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài quốc doanh nói chung và ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh do nước ngoài đầu tư và nói riêng; đấu tranh chống ảnh hưởng tư tưởng, văn hoá tư sản, phản động, đồi trụy.
Bảo đảm quyền lợi của công nhân trong các xí nghiệp tư nhân, xí nghiệp nước ngoài đầu tư, xí nghiệp liên doanh với nước ngoìa, quan tâm chăm sóc và thực hiện đúng chính sách đối với những công nhân đã về hưu.
Hai là, Thực hiện trong cuộc sống quyền làm chủ thực sự của công nhân, thực hiện dân chủ - công khai - công bằng xã hội; đấu tranh khắc phục tệ quan
liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi trong bộ máy Đảng và Nhà nước, trong các xí nghiệp, đơn vị sản xuất thuộc khu vực Nhà nước quản lý.
Dân chủ và công bằng xã hội là bản chất ưu việt cảu chủ nghĩa xã hội, là động lực tinh thần khuyến khích mọi người lao động sáng tạo xây dựng cuộc sống mới. Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Có đấu tranh thực hiện dân chủ và công bằng xã hội, khắc phục tệ quan liêu, cặc quyền, đặc lợi thì mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với giai cấp công nhân mới được củng cố, tăng cường, đảm bảo cho công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đến thắng lợi.
Để phát huy quyền làm chủ thực sự của công nhân cần phải: Quan tâm bồi dưỡng toàn diện cho đội ngũ công nhân để họ có kiến thức, thói quen và năng lực làm chủ. Không có kiến thức, năng lực làm chủ thì quyền làm chủ chỉ là hình thức. Do vậy, phải tạo điều kiện để nâng cao trình độ công nhân một cách toàn diện: trình độ chính trị, nghề nghiệp, văn hoá, khoa học- kỹ thuật, kiến thức quản lý kinh tế, tổ chức sản xuất, hiểu biết về kinh doanh,… cần phải làm cho công nhân có thói quen làm chủ vì giai cấp công nhân nước ta sinh ra và lớn lên ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến và mới trở thành giai cấp làm chủ lãnh đạo xây dựng xã hội mới nên chưa có thói quen làm chủ, năng lực làm chủ còn hạn chế, năng lực quản lý, tổ chức sản xuất, kinh doanh trong cơ ché mới còn nhiều yếu kém. Phải tạo ra những điều kiện và xây dựng được cơ chế hữu hiệu để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của công nhân trong từng loại hình xí nghiệp, đơn vị sản xuất, trong các thành phần kinh tế và trên phạm vi toàn xã hội. Điều quan trọng là phải xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của công nhân. Đổi mới và dân chủ hoá công tác thông tin cũng như quy trình ra và tổ chức thực hiện các quyết định, chủ trương, chính sách, các chương trình kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước. Sao cho công nhân có dược những thông tin cần thiết để có thể thực sự tham gia vào các quá trình xây dựng và thực hiện các quyết định, chủ trương, sẵn sàng ấy. Nó phản ánh được trí tuệ
của toàn Đảng và giai cấp công nhân. Ho không chỉ là người trực tiếp góp phần xây dựng lên, là người thực hiện mà còn là người giám sát, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện. Chỉ trên cơ sở đó, các quyết định, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mới phản ánh được một cách sâu sắc nguyện vọng và lợi ích của giai cấp công nhân. Và do đó mà làm bật dậy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần làm chủ của giai cấp công nhân, tăng cường vai trò của họ trong việc tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách và các chương trình kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước mà Cương lĩnh và chiến lược kinh tế- xã hội đã nêu lên.
Cần khắc phục tình trạng dân chủ hình thức, đấu tranh ngăn chặn tệ quan liêu và những hành vi xâm phạm quyền làm chủ của công nhân, bóp nghẹt dân chủ; không thể có dân chủ, nếu không đấu tranh ngăn chặn tình trạng này.
Công nhân thực hiện quyền làm chủ bằng Nhà nước và các Đoàn thể đại diện cho mình, đồng thời làm chủ một cách trực tiếp, thường xuyên ở cơ sở, vì vậy Đảng và Nhà nước cần phải.
Nghiên cứu ban hành các quy chế phát huy dân chủ, đảm bảo cho người công nhân thực sự tham gia vào việc lựa chọn những đại biểu ưu tú nhất, xứng đáng nhất đại diện cho họ trong các cơ quan dân cử, công nhân có thể thường xuyên giám sát được hoạt động của những người đại diện cho mình và bãi miễn họ bất cứ lúc nào, nếu những đại biểu ấy không còn xứng đáng đại biểu cho giai cấp công nhân.
Ở các đơn vị cơ sở, phải đảm bảo quyền làm chủ của công nhân theo luật định, bổ sung các cơ chế, quy định cụ thể để đảm bảo quyền làm chủ thực sự của công nhân và quyền của công đoàn trong sản xuất, kinh doanh, quản lý xí nghiệp, phân phối lương, thưởng, phúc lợi xã hội, kiểm kê và kiểm soát mọi mặt hoạt động của xí nghiệp theo đúng pháp luật và các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo vệ lợi ích của công nhân, lao động. Mở rộng dân chủ phải đi đôi với tăng cường kỷ luật, chống tự do vô chính phủ, dân chủ quá trớn.
Ba là, Phát triển lực lượng sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và những thành tựu tiên tiến của cách mạng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất,
phát triển công nghiệp là điều kiện có ý nghĩa quyết định để phát triển số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giai cấp công nhân.
Giai cấp công nhân do cuộc cách mạng công nghiệp sinh ra. Nó lớn lên cùng với sự phát triển của đại công nghiệp và cách mạng khoa học- kỹ thuật. Nếu như “các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp “thì” giai cấp vô sản, trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”.
Như vậy, phát triển lực lượng sản xuất, ứng dụng những thành tựu của cách mạng khoa học- kỹ thuật vào sản xuất, phát triển công nghiệp chẳng những là tất yếu khách quan đối với nước ta trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay nhằm nâng cao năng suất lao động, đời sóng của nhân dân và từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, mà còn là điều kiện hết sức quan trọng đẻ phát triển giai cấp công nhân về số lượng và chất lượng.
Phát triển lực lượng sản xuất và công nghiệp sẽ làm cho giai cấp công nhân tăng lên về số lượng tuyệt đối cũng như về tỷ lệ trong tổng số dân cư và cơ cấu lao động xã hội làm cho cơ cấu xhu- giai cấp biến đổi tương xứng với vai trò, vị trí của giai cấp công nhân.
Sự phát triển về số lượng đến một chừng mực nhất định sẽ dẫn đến ssj nhảy vọt về chất lượng của đội ngũ giai cấp công nhân.
Cùng với sự phát triển về số lượng, chất lượng giai cấp công nhân về mọi phương diện: trình độ chính trị, văn hoá, tay nghề, bậc thợ, đội ngũ công nhân kỹ thuật, thợ bậc cao, lành nghề, năng suất lao động, khả năng sáng tạo làm chủ, phẩm chất giai cấp, tính tổ chức, kỷ luật, tinh thần đoàn kết giai cấp, đoàn kết quốc tế, tác phong đại công nghiệp… sẽ được nâng cao song song với quá trình phát triển công nghiệp, lực lượng sản xuất, ứng dụng những thành tựu của cách mạng khoa học- kỹ thuật vào sản xuất, hiện đại hoá công nghệ, quá trình ấy vừa đòi hỏi, vừa tạo ra những điều kiện vật chất cho việc nâng cao chất lượng giai cấp công nhân.
Bốn là, Đổi mới công tác giáo dục, đào tạo công nhân, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục giác ngộ giai cấp.
Từ thực trạng đội ngũ giai cấp công nhân và công tác giáo dục, đào tạo công nhân trong thời gian vừa qua, cũng như để đáp ứng với yêu cầu sản xuất hiện đại, của cơ chế quản lý mới trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, và vai trò ngày chủ càng tăng về mọi mặt của nó, một nhiệm vụ đặt ra như một đòi hỏi bức bách là, phải hết sức quan tâm đến vấn đề giáo dục và đào tạo công nhân, đổi mới công tác giáo dục và đào tạo đội ngũ người thợ.
Cần phải đổi mới cả về nội dung, hình thức, phương pháp và biện pháp giáo dục dưới ánh sáng của quan điểm đổi mới và hiện đại hoá.
Cần lam cho công nhân nhận rõ: Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành pầhn là một quyết định đúng đắn. chính sách phát triển các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mà Đại hội VII của Đảng thông qua là một phương hướng chiến lược lâu dài nhằm khai thác một nguồn tiềm năng to lớn trong việc giải quyết các vấn đề về việc làm, thu nhập và