Hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Khóa luận Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam sang thị trường EU (Trang 37 - 42)

phê duyệt. Quy định EU số 2019/1793, ngày 22/10/2019 xác định một số biện pháp tạm thời về kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu từ nước thứ ba. Đối với cà phê hữu cơ: mức dư lượng thuốc trừ sâu phải bằng 0, điều này gây khó khăn cho một số nhà xuất khẩu trong trường hợp glyphosate khiến cà phê mất trạng thái hữu cơ.

Truy xuất nguồn gốc, tuân thủ và trách nhiệm trong thực phẩm Tuân thủ các nghĩa vụ trong tất cả các giai đoạn của sản xuất và phân phối. Các nhà kinh doanh thực phẩm cần phải xác định được nhà cung cấp và người nhận hàng gần nhất theo Quy định EC số 178/2002, ngày 28/01/2002.

2. Hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thịtrường EU EU

2.1 Các hoạt động xúc tiến thương mại:

Tháng 8-2019, Đại sứ quán Việt Nam tại Áo đãtổ chức gian Việt Nam tại Hội chợ

quốc tế Agra của Slovenia từ ngày 24 - 29 tháng 8 năm 2019 và Hội chợ quốc tế Rieder Messe từ ngày 04 - 08 tháng 9 năm 2019 nhằm quảng bá các sản phẩm chè, cà phê và gia vị (đặc biệt là hạt tiêu). Đây là hai hội chợ nông nghiệp thường niên lớn nhất tại Áo và Slovenia, thu hút rất nhiều các hợp tác xã, doanh nghiệp, khách sở tại và quốc tế đến tham dự. Đồng thời, Thương vụ đã hỗ trợ tổ chức các buổi làm việc bên lề giữa doanh nghiệp Việt Nam và các nhà nhập khẩu, phân phối và sản xuất tương ứng của Áo và Slovenia nhằm tạo cơ hội tiếp xúc, trao đổi về cơ hội hợp tác cụ thể và tìm hiểu về thị trường, thị hiếu sở tại. Hôi chợ đã mở ra nhiều cơ hội lớn cho mặt hàng cà phê nói riêng và các sản phảm nông nghiệp của nước ta nói chung.

Ngày 08/6/2020, EVFTA được Quốc hội Việt nam phê chuẩn và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/8/2020. để triển khai thực thi hiệu quả Hiệp định, Chính phủ đã

ban hành Kế hoạch thực hiện EVFTA tại Quyết định số1201/Qđ-TTg ngày 06/8/2020.

Trên cơ sở Kế hoạch này của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương trên cảnước đã

triển khai việc xây dựng Kế hoạch thực hiện EVFTA của đơn vị mình. Ngày 06/8/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2091/Qđ-BCT về Kế hoạch thực hiện EVFTA của BộCông Thương. Với việc thực thi Hiệp định EVFTA, EU đã xóa bỏ thuế

cho toàn bộ cho các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang (giảm từ 7 – 11% xuống 0%); các loại cà phê chế biến từ giảm 9 - 12% xuống còn 0% vào thời điểm Hiệp định

28 có hiệu lực. Đồng thời, trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA chính thức đi vào thực thi có chỉ dẫn địa lý về cà phê.

Ngoài ra, Bộ Công Thương đã chỉ đạo và hướng dẫn các doanh nghiệp phân phối trong nước cũng như có vốn đầu tư nước ngoài triển khai các chương trình liên kết ổn định, lâu dài để tiêu thụ cà phê qua các hệ thống phân phối ngoài nước trong khuôn khổ Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng lưới phân phối ở nước ngoài giai đoạn năm 2020, góp phần đưa các sản phẩm cà phê của Việt Nam thâm nhập sâu hơn, trực tiếp hơn vào thịtrường nước ngoài, cụ thể tổ chức “Tuần hàng nông sản Việt Nam tại Pháp”, “Những ngày hàng Việt tại CHLB Đức” để đưa nông sản nói chung và cà phê nói riêng vào hệ thống phân phối của Tập đoàn Casino (Pháp), Tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức)…

Trong khuôn khổChương trình xúc tiến thương mại quốc gia, hàng năm Bộ Công

Thương dành trung bình 20% tổng kinh phí của Chương trình cho các hoạt động xúc

tiến thương mại tại thịtrường EU. Như vậy, Cục Xúc tiến thương mại cũng đã trực tiếp

hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoặc hướng dẫn các hiệp hội ngành hàng, tổ chức xúc tiến

thương mại lựa chọn các hội chợ, triển lãm, sự kiện xúc tiến thương mại chuyên ngành

lớn, có uy tín tại thị trường châu Âu. Từđó, xây dựng đề án xúc tiến thương mại quốc gia, tổ chức cho doanh nghiệp tham gia

Ngoài các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, thương vụ Việt Nam ở EU thực hiện các chương trình xây dựng, quảng bá thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế… Đồng thời, Cục Xúc tiến thương mại chú trọng đẩy mạnh hợp tác với thương vụ, đại sứ quán, các tổ chức xúc tiến thương mại của các nước trong khối EU như: Pháp, Italy, Hungary nhằm kết nối thông tin, trao đổi nhu cầu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp các bên.

Cục Xúc tiến thương mại cũng phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại thị trường châu Âu giới thiệu, quảng bá sản phẩm tiềm năng, doanh nghiệp uy tín của Việt Nam tới các đối tác sở tại. Các hoạt động này đã góp phần khích lệ, tạo động lực cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên trong việc xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Từ đó, góp phần thúc đẩy hoạt động trao đổi thương mại, đầu tư hai chiều giữa Việt Nam và các nước EU theo hướng bền vững.

29

2.2 Các chính sách thúc đẩy xut khu

2.2.1 Chính sách hỗ trợ sản xuất

Về chính sách hỗ trợ sản xuất, chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất cà phê, cụ thể là hoạt động tái canh cà phê trong 2 năm gần đây như: quy trình tái canh cà phê vối theo Quyết định số 273/QĐ-TT-CCN ngày 03/7/2013, Bộ NN và PTNT đã phê duyệt định mức kinh tế kỹ thuật trồng tái canh cà phê vối (Quyết định 340/QĐ-BNN-TT ngày 23 tháng 02 năm 2013), NHNN dành sẵn gói tín dụng 12.000 tỷ đồng hỗ trợ cho 5 tỉnh Tây Nguyên phục vụ chương trình tái canh cà phê; Bộ nông nghiệp chỉ đạo thành lập ban chỉ đạo tái canh cà phê (Quyết định số 2927/QĐ-BNN- TCCB ngày 11/12/2013). Ban hành đề án tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020. Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1685/VPCP-KTTH ngày 12/3/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc cho vay tái canh và phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa ban hành Công văn số 3227/NHNN-TD hướng dẫn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam triển khai chính sách cho vay tái canh cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020 và Công văn số 3228/NHNN-TD về việc triển khai chính sách cho vay tái canh cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020.

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ tái cơ cấu, chính phủ cũng đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ đầu vào (thủy lợi phí, giống, phân bón...) như: Nghị quyết số 55/2010/QH12 miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN), kèm theo Nghị định số 20/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12; Nghị định số 67/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP có đề cập đến miễn thủy lợi phí cho các hộ gia đình, cá nhân có đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp; Thông tư số 41/2013/TT-BTC hướng dẫn thi

hành một số điều của Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 sửa đổi, bổ sung

một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003.

Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT, Thông tư số 219/2013/TT- BTC hướng dẫn thi hành nghị định nhằm giảm thuế giá trị gia tăng đối với các đầu vào then chốt cho sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, thức ăn chăn nuôi và thủy sản xuống 5%; Thông tư số 02/VBHN-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ Công thương thay thế cho Thông tư số 07/2004/TT-BTM ngày 26/08/2004 của Bộ Thương mại miễn thuế nhập khẩu đối với các loại nguyên liệu sản xuất, vật tư nhập khẩu phục vụ nuôi

30 trồng nông, lâm, thủy sản, làm muối, sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới nhập khẩu.

Nhằm hướng đến nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cà phê gắn với phát triển bền vững, Nhà nước cũng đưa ra nhiều hỗ trợ cho việc sản xuất theo tiêu chuẩn VGAP, GAP như Sản xuất theo tiêu chuẩn như UTZ, 4C, GAP… theo (Thông tư 75/2009/TT-BNNPTNT quy chuẩn ATVSTP trong sản xuất nông sản, Quyết định 86/2007/QĐ-BNN, tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4193:2005 trong kiểm tra chất lượng cà phê nhân xuất khẩu. Thông tư 03/2010/TT-BNNPTNT tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia TCVN 4193:2005 đối với cà phê nhân. Quyết định 1415/QĐ-BKHCN, ngày 12/6/2014 về TCVN 4193:2014 cà phê nhân. Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành, Chỉ thị 1311/CT-BNN-TT năm 2012 đẩy mạnh ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất trồng trọt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, Thông tư 54/2014/TT- BNNPTNT, Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT, Thông tư 53/2012/TT-BNNPTNT liên quan tới sản xuất theo GAP trong nông nghiệp). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2 Chính sách hỗ trợ xuất khẩu

2.2.2.1 Chính sách thuế xuất khẩu

Đối với hàng nông sản xuất khẩu nói chung và cà phê xuất khẩu nói riêng chính sách thuế xuất khẩu được giảm đến mức tối thiểu hay nói một cách khác là ngành hàng cà phê không phải chịu thuế xuất khẩu để góp phần khuyến khích xuất khẩu mặt hàng này. Điều đó giúp cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong thời gian qua.

2.2.2.2 Chính sách thuế giá trịgia tăng

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ bổ sung dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật thuế giá trị gia tăng. Cụ thể: Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉqua sơ chếthông thường bán cho cơ sở kinh doanh nộp thuếtheo phương pháp khấu trừ trong khâu kinh doanh thương mại không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Với quy định trên, nếu cơ sở kinh doanh thương mại nộp thuế theo phương pháp khấu trừ bán nông sản, lâm sản, thủy sản chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chếthông thường cho cơ sở kinh doanh khác nộp thuếtheo phương pháp khấu trừ thì không phải xuất hóa đơn có thuế giá trị gia tăng.

31

2.2.2.3 Chính sách về tạm trữ cà phê

BộTài chính đã có công văn số 12545/ BTC -TCDN ngày 19-9-2013 đề nghịVăn

phòng Chính phủ trình Thủtướng Chính phủ cho tạm trữ khi giá cà phê thịtrường xuống dưới giá thành và giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội Cà phê quyết định lượng mua, phương thức mua tạm trữ theo nguyên tắc: DN thu mua cà phê để tạm trữ và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Vốn mua cà phê tạm trữđược các ngân hàng thương mại đảm bảo cho vay với lãi suất phù hợp được Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn.

2.2.2.4 Chính sách tín dụng xuất khẩu

Chính sách tín dụng xuất khẩu với nhiều ưu đãi cho chủ thể sản xuất và xuất khẩu cà phê. Từnăm 2000, doanh nghiệp mua tạm trữ cà phê xuất khẩu được hỗ trợ 70% lãi

suất vay ngân hàng. Năm 2006, ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lập , không

vì mục tiêu lợi nhuận với chức năng bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và cho vay xuất khẩu với mức lãi suất thấp. Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu được ưu tiên. Để khoanh nợ cho các DN kinh doanh cà phê, Chính phủ cũng đã có nhiều quy định cụ thể. Theo đó, gia hạn thời gian vay tín dụng xuất khẩu đối với mặt hàng cà phê theo Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số133/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định trước đó về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Trong đó quy định cụ thểnhư sau: “Gia hạn thời gian vay vốn lên tối đa là 36 tháng (tổng thời gian vay vốn tối đa 36 tháng) đối với khoản vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước cho các nhóm hàng xuất khẩu cà phê, hạt điều đã qua chế biến, rau quả, thủy sản với điều kiện DN lỗtrong năm 2011 và năm2012; không cân đối được nguồn vốn để trả nợtheo đúng hợp đồng tín dụng đã ký với Ngân hàng Phát triển Việt Nam”.

2.2.2.5 Chính sách bảo hiểm xuất khẩu cà phê

Căn cứ vào Quyết định số 110-2002/ QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập, sử dụng và quản lý Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng, năm 2011, Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam (VICOFA) đã ra quyết định về việc thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng cà phê Việt Nam và nhất trí thu phí 2 USD/tấn cà phê cho từng chuyến giao hàng thông qua Hải quan đối với Hội viên trong Hiệp hội kể từngày 01 tháng 1 năm 2012. Điều này đã giúp các doanh nghiệp xuất khẩu yên tâm hơn đểđầu tư sản xuất kinh doanh, nhất là khi có rủi ro trong kinh doanh.

32

3. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng tình hình thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thịtrường EU

Một phần của tài liệu Khóa luận Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam sang thị trường EU (Trang 37 - 42)