Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng tình hình thúc đẩy xuất

Một phần của tài liệu Khóa luận Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam sang thị trường EU (Trang 42 - 44)

3.1 Thành công

Trong những năm vừa qua, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thịtrường EU đã đạt được nhưng kết quảđáng khích lệ. Điều này nhờđóng góp rất lớn từ hoạt động thúc

đấy xuất khẩu, tận dụng tương đối tốt các lợi thế từ hiệp định EVFTA, cũng như là

ngành cà phê của nước ta đã và đang nâng cao được năng lực cạnh tranh.

Mặc dù giai đoạn 2019-2020, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã chịu

ảnh hưởng rất nhiều từđại dịch Covid19 tuy nhiên sản lượng cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU vẫn đạt được những kết quả khá tốt.

Chất lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU đã được cải thiện và ngày một nâng cao, đặc biệt giá cà phê cũng tương đối rẻ do đó sức cạnh tranh về

mặt hàng này ở thị trường EU cao.

3.2 Hn chế

Tuy đã đạt được kết quảđáng khích lệ như đã nêu ở trên, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU vẫn còn một số tồn tại yếu kém như sau:

- Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới và là quốc gia xuất khẩu cà phê nói chung lớn thứ hai thế giới sau Braxin nhưng thị phần cà phê của Việt Nam ở thị trường EU chỉ chiếm 16,1% thị phần vềlượng, còn quá nhỏ bé so với tiềm

năng của cà phê Việt Nam và thịtrường EU, và đặc biệt là về kinh ngạch xuất khẩu cà phê sang thịtrường này giai đoạn 2016-2020 đã giảm nhẹ và liên tục qua các năm.

- Chất lượng cà phê xuất khẩu của việt nam nói chung và sang thị trường EU nói riêng còn kém nên dễ bị các nhà nhập ép giá.

- Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn thấp và không ổn định

- Cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang EU chủ yếu là cà phê nhân và loại cà phê vối, đây là 2 loại cà phê có giá trị không cao nên hiệu quả xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thịtrường EU là không cao.

Nguyên nhân:

- Bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới và có ưu

thế vềđịa lý so với Việt Nam như Mêhico, Braxin, Colombia.

- Công nghệ chế biến của Việt Nam chủ yếu là bằng phương pháp thủ công lạc hậu

và phân tán. Phương pháp chế biến chủ yếu của cà phê xuất khẩu Việt Nam là phương

33 - Phương thức mua bán cà phê xuất khẩu ở Việt Nam còn quá phức tạp cho các nhà nhập khẩu cà phê trên thế giới nói chung và của EU nói riêng.

- Các doanh nghiệp cà phê Việt Nam nói riêng cũng như ngành cà phê Việt Nam

nói chung chưa có được một thương hiệu mạnh.

- Các dịch vụ xúc tiến xuất khẩu kém, chất lượng lại không cao, trong khi đây lại là một vũ khí cạnh tranh hiệu quảđối với các doanh nghiệp xuất khẩu.

34

CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUT GII PHÁP VÀ KIN NGH V

THÚC ĐẨY XUT KHU CÀ PHÊ SANG TH TRƯỜNG EU

Một phần của tài liệu Khóa luận Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam sang thị trường EU (Trang 42 - 44)