Mục tiêu của điều trị là làm giảm áp lực mao mạch phổi, duy trì khả năng co bóp
- Làm giảm áp lực mao mạch phổi: thuốc lợi tiểu làm tăng thải niệu nên làm giảm tiền gánh, các thuốc làm giãn tĩnh mạch như các nitrat làm giảm lượng máu
trở về tim, giảm áp lực tiểu tuần hoàn và giảm thể tích cuối tâm trương thất trái.
- Duy trì khả năng co bóp của nhĩ trái:
. Phục hồi nhịp xoang nếu có rung nhĩ; nếu không thể phục hồi được thì làm giảm tần số thất để kéo dài thời gian tâm trương; khi cần thiết thì phải đặt máy
tạo nhịp đồng bộ nhĩ - thất.
. Nhịp tim nhanh kéo dài sẽ làm quá trình thư giãn chậm và không hoàn toàn: các chất ức chế thụ thể giao cảm và các chất ức chế calci làm cho tần số tim chậm
lại, tăng thời gian tâm trương; nên đưa tần số tim xuống khoảng 60 ck/phút để
làm giảm tần số tim cả khi gắng sức.
- Cải thiện khả năng gắng sức: các chất ức chế thụ thể giao cảm , các chất ức
chế calci, các chất ức chế men chuyển và các chất chẹn thụ thể AT1 của
angiotensin II có lợi cho việc làm tăng khả năng gắng sức cho bệnh nhân suy tim tâm trương.
* Những chú ý khi sử dụng thuốc:
- Các chất ức chế men chuyển và các chất chẹn thụ thể AT1 của angiotensin II: 2 nhóm thuốc này cải thiện quá trình thư giãn của thất, hạn chế tiến triển của phì
- Thuốc lợi tiểu: cần thiết để làm giảm ứ nước trong nhĩ và trong tiểu tuần hoàn. Tuy nhiên nếu thải niệu quá nhiều, cơ thể bị mất nước thì thể tích tống máu tâm thu và cung lượng tim sẽ giảm.
- Các chất ức chế thụ thể giao cảm : các thuốc này làm giảm tần số tim nên làm kéo dài thì tâm trương.
- Digitalis: do làm tăng nồng độ Ca++ ở thì tâm trương, digitalis có thể làm giảm
quá trình thư giãn của thất trái và làm cho rối loạn chức năng tâm trương càng
xấu đi. Không dùng digitalis trừ khi có rung nhĩ mạn tính hoặc phù phổi cấp tính liên quan đến cả suy tim tâm trương và tâm thu.
- Các thuốc trợ tim mới: các thuốc này có thể tăng cường chức năng của lưới cơ
tương, thúc đẩy quá trình thư giãn nhanh hơn và trọn vẹn hơn; tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy ngay cả khi điều trị ngắn ngày, các thuốc này làm tăng nhu
cầu oxy của cơ tim nên có thể gây thiếu máu cơ tim, tăng tần số tim và gây rối
loạn nhịp tim. Do vậy, cần cân nhắc khi phải dùng các thuốc tăng cường co bóp cơ tim này.
VI. DỰ PHÒNG