L ỜI C ẢM ƠN
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.3.3. Quyết toán chi ngân sách nhà nước
Công tác quyết toán chi ngân sách của huyện Bình Giang được thực hiện theo các quy định đã ban hành, được rà soát, tổng hợp quyết toán từ cấp cơ sở. Quyết toán được thực hiện vào cuối tháng 12 hàng năm, căn cứ vào các quy định, thông tư số
344/2016/TT-BTC quy định về quản lý ngân sách xã và hoạt động tài chính khác của xã, Thông tư số 137/2017/TT-BTC quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán và các quy định, văn bản hướng dẫn khác. Sau khi được HĐND huyện phê chuẩn, quyết toán ngân sách được công bố công khai theo Thông tư số
61/2017/TT-BTC.
Tình hình thực hiện quyết toán chi ngân sách của huyện Bình Giang được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4. Quyết toán chi ngân sách của huyện Bình Giang 2018-2020 Đơn vị: Triệu đồng Năm Nội dung 2018 2019 2020 Dự toán Quyết toán Dự toán Quyết toán Dự toán Quyết toán Tổng chi 376.377 510.843 409.591 871.430 516.557 736.194 Chi ĐTPT 63.374 22.398 92.371 35.416 138.844 50.796 Chi thường xuyên 247.197 267.535 251.524 302.141 291.770 316.392 Chi bổ sung NS cấp dưới 57.765 205.604 59.603 474.016 73.538 315.212 Chi chuyển nguồn năm sau
13.417 48.548 44.486
Chi khác 8.041 1.889 6.093 11.309 12.405 9.308
(Nguồn: Phòng Tài chính –Kế hoạch huyện Bình Giang)
Trong giai đoạn 2018-2020, công tác quyết toán chi ngân sách của huyện Bình Giang đã cơ bản được thực hiện đúng quy trình. Tuy vậy có thể thấy số liệu quyết toán thực tế cao hơn nhiều so với dự toán ban đầụ Năm 2018, tổng chi ước đạt 510.843 triệu đồng, cao gấp 1,4 lần so với dự toán. Năm 2019, mức chi tăng cao kỷ lục, đạt 871,430 triệu đồng, cao gấp hơn 2 lần so với mức dự toán, tăng 70,6% so với năm 2018. Năm 2020, tổng chi của huyện đạt736.194 triệu đồng, có sự giảm xuống so với năm 2019 nhưng vẫn cao hơn nhiều lần so với dự toán, tăng 42,5% so với dự toán.
Về chi đầu tư phát triển, thực hiện tổng kết, quyết toán các khoản chi cho các dự
án đầu tư, giải ngân vốn đối với các dự án đã hoàn thành. Quyết toán chi đầu tư phát triển đều thấp hơn so với dự toán. Năm 2018, mức chi đạt 22.398 triệu đồng, chỉ bằng
35,3% so với dự toán. Năm 2019, tổng chi tăng cao nhưng chi đầu tư XDCB chỉ có 35,416 triệu đồng, chỉ chiếm 6,9% so với tổng chi và bằng 38,3% so với dự toán ban đầụ Năm 2020, mức chi có sự tăng lên so với những năm trước, đạt 50.796 triệu đồng nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với dự toán và chỉ đạt 36,6% so với kế hoạch. Công tác
quyết toán dự án được thực hiện ngay sau khi các công trình được bàn giao đưa vào sử dụng, hồ sơ quyết toán các công trình đều có đầy đủ thủ tục pháp lý từ chủ trương xây dựng đầu tư, báo cáo phân bổ sử dụng vốn và quyết toán đầu tư.Phòng TCKH kết hợp với chủ đầu tư thực hiện công tác giám sát và đánh giá đầu tư, hoàn tất các thủ tục trình phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, lập hồ sơ thanh toán, giải ngân hết kế hoạch vốn
Công tác quyết toán dự án hoàn thành vẫn còn một số tồn tại: nhiều đơn vị chủ đầu tư, đặc biệt là các đơn vị đầu tư cấp xã vẫn còn hạn chế trong năng lực, ý thức trách nhiệm, còn để xảy ra nhiều sai phạm về trình tự thủ tục đầu tư, ký kết hợp đồng, chất lượng hồ sơ quyết toán chưa cao, không đúng theo trình tự quy định, gây nhiều khó khăn đối với các cấp quản lý.
Để nâng cao hiệu quả quyết toán đầu tư, các cơ quan ban ngành của huyện đã phối hợp thực hiện sát sao trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát đối với các nhà đầu tư, các chủ dự án, kịp thời tham mưu, giải quyết các vướng mắc về công tác quyết toán các dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn. Công tác giải phóng mặt bằng, đền bù thiệt hại cho người dân chịu ảnh hưởng đã có nhiều tiến bộ song bên cạnh đó vẫn chưa đạt hiệu quả do việc thực hiện vẫn còn chậm trễ, sai quy trình, chưa đạt được thỏa thuận giữa người dân và chủ đầu tư.
Về chi thường xuyên, quyết toán chi thường xuyên được tổng hợp từ bản quyết
toán của các đơn vị dự toán thuộc các lĩnh vực. Các đơn vị thực hiện quyết toán đầy đủ, chính xác các khoản chi của đơn vị mình theo đúng quy định hướng dẫn và nộp về phòng TCKH để thẩm định, đối chiếu và tổng hợp lại theo dữ liệu của Kho bạc Nhà nước.Việc tổng kết quyết toán của các đơn vị đã thực hiện đúng quy định và thời hạn, đảm bảo đúng tiến độ quyết toán được cấp trên giaọ Phòng TCKH thực hiện tổng kết chính xác, đầy đủ các bản quyết toán của các đơn vị và đối chiếu với dữ liệu của Kho bạc Nhà nước sau đó trình UBND huyện phê duyệt. Việc dự toán chi thường xuyên được thực hiện dựa trên việc tổng kết các nhiệm vụ chi cho các hoạt động sự nghiệp của huyện, quyết toán chi thường xuyên đều cao hơn so với mức dự toán. Tuy vậy sự chênh lệch cũng không quá lớn. Năm 2018, ước chi đạt 267.535 triệu đồng, chênh lệch 20.338 triệu đồng so với dự toán. Năm 2019 đạt 302.141 triệu đồng, bằng 120,1% so với dự toán. Năm 2020, mức chi đạt 316.392 triệu đồng, cao hơn những năm trước, vượt dự toán 24.622 triệu đồng.
Về chi bổ sung ngân sách cho các xã, các khoản chi bổ sung cho các xã chiếm phần lớn trong tổng chi và cao gấp nhiều lần so với bản dự toán. Năm 2018, mức chi cao gấp 3,6 lần so với dự toán, năm 2019 là gần 8 lần, năm 2020 là 4,2 lần. Về cơ bản, chi bổ sung ngân sách cho cấp dưới thường bao gồm chi cho các công việc đột xuất như chi phòng chống dịch bệnh, thiên tai và không thể dự toán trước, công tác quyết toán phải rõ ràng, tính toán chính xác từng khoản chi đã phát sinh. Ngân sách sau khi quyết toán phải được công khai thuyết minh.