1. Những điều cần biết về kho CFS 1.1. Khái niệm
Kho CFS trong tiếng Anh là viết tắt của cụm từ Container Freight Station hiểu một cách đơn giản là điểm giao hàng lẻ. Kho CFS là một hệ thống kho, bãi được sử dụng để thu gom, chia tách hàng lẻ- hàng LCL (Less than container load). Tại kho này dùng chứa hàng lẻ sẽ có bộ phận công vụ hỗ trợ tập kết hàng, bảo quản sẽ thu phí vận hành gọi là phí CFS.
1.2. Đặc điểm
CFS đóng một vai trò quan trọng trong xuất nhập khẩu và tạo ra một địa điểm tập trung cho các nhà cung cấp để gửi sản phẩm của họ. Kho CFS được thành lập tại địa bàn nơi có các khu vực sau đây:
Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế;
Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật.
Nếu muốn nhận hàng cần phải có lệnh giao hàng (cho phép xuất hàng) và đơn thông quan để cho biết sản phẩm được phép nhập cảnh vào. CFS có liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại điểm xuất xứ và điểm đến. Do đó, các trạm vận chuyển container được phân loại là “CFS xuất xứ” và “CFS đích”.
Theo khoản 3 điều 63 Luật Hải quan năm 2014 thì chủ hàng hóa, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ có quyền và nghĩa vụ sau đây:
Chủ hàng hóa được chuyển quyền sở hữu hàng hóa, đóng gói, đóng gói lại, gia cố, sửa chữa, bảo quản hàng hóa;
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ được chia tách, đóng ghép các lô hàng của nhiều chủ hàng hóa vận chuyển chung trong một công-te-nơ, sắp xếp, sắp xếp lại hàng hóa lưu giữ;
Định kỳ 03 tháng một lần, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ phải thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan đang quản lý địa điểm thu gom hàng lẻ về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ.
Tương tự như kho ngoại quan, hàng hóa lưu trữ trong kho CFS sẽ đa dạng chủng loại. Tuy nhiên không được phép lưu trữ các mặt hàng nhái, hàng giả, hàng cấm, hàng có tính chất nguy hại, phải đáp ứng đúng pháp luật Việt Nam.
Theo khoản 3 Điều 61 Luật hải quan 2014 quy định, những mặt hàng lưu trữ trong kho CFS thường sẽ rơi vào các trường hợp như:
Hàng nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục hải quan, đang chịu sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.
Hàng xuất khẩu đã hoàn tất thủ tục hải quan hoặc đã đăng ký xong tờ khai hải quan, được đưa vào kho CFS để tiến hành kiểm tra thực tế.
Thời hạn lưu trữ hàng trong kho CFS
Theo quy định, thời hạn tối đa để lưu trữ và xử lý hàng trong điểm thu gom hàng lẻ là 90 ngày tính từ lúc đưa vào. Tuy nhiên, nếu có lý do chính đáng và được chấp thuận từ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan đang quản lý kho CFS thì sẽ được gia hạn 1 lần nhưng không quá 90 ngày.
Trường hợp quá thời hạn lưu trữ hàng trong kho CFS nêu trên mà không có người nhận hoặc chịu trách nhiệm xử lý, thì cơ quan hải quan sẽ tiến hành thông báo công khai. Trong 60 ngày kể từ lúc phát đi thông báo, chủ hàng đến nhận vẫn có thể tiến hành thủ tục hải quan nhưng sẽ bị xử phạt theo quy định. Hoặc hàng sẽ bị thanh lý theo khoản 6 điều 58 Luật Hải quan.
1.3. Vai trò
Hỗ trợ lưu thông các cảng và thiết bị đầu cuối Giải phóng một số thủ tục thông quan
Chỉ định số nhận dạng duy nhất cho tàu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi hàng hóa và container dễ dàng
Lưu trữ hồ sơ về lô hàng, bao gồm tên của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và đại lý hải quan, chi tiết hàng hóa, cảng xuất xứ và điểm đến, tên hãng vận chuyển, số xe tải…
Cung cấp tất cả các lợi ích của việc vận chuyển bằng container như an ninh hàng hóa tốt hơn, xếp, dỡ, chất và dỡ hàng kịp thời và hiệu quả, và nhiều loại container phù hợp với nhu cầu của bạn.
1.4. Các hoạt động trong kho CFS
Trong kho CFS được thực hiện các hoạt động như:
Đóng gói, sắp xếp, hoặc đóng gói lại và sắp xếp lại các hàng hóa chờ xuất khẩu
Chia tách, đóng ghép hàng vào container đối với hàng quá cảnh hoặc hàng trung chuyển. Các hàng này sẽ được chia tách, đóng ghép với nhau hoặc ghép chung với hàng Việt Nam để xuất khẩu đi.
Chia tách các hàng nhập khẩu để chờ làm thủ tục nhập khẩu hàng vào thị trường Việt Nam. Đóng ghép container các mặt hàng xuất khẩu để chuẩn bị xuất khẩu sang nước thứ ba. với các lô hàng xuất khẩu khác để xuất sang nước thứ ba.
1.5. Chi phí CFS Khái niệm
Chi phí CFS là một loại phí được thực hiện trong xuất nhập khẩu khi hàng hoá ra vào kho. Sau khi kho CFS thực hiện các nghiệp vụ như nâng hoặc hạ hàng hóa, vận tài và di chuyển hàng hóa bằng xe nâng ra cảng và đóng hàng vào container từ từ hàng hoá của nhiều chủ hàng khác nhau.
Quy trình thu phí CFS
Quy trình thu phí sẽ diễn ra như sau:
Nhân viên tại cảng sẽ thu phí CFS sẽ thu trực tiếp từ forwarder;
Các forwarder sẽ phải thu lại từ chủ hàng đã gửi hàng đi được xuất nhập khẩu theo đúng loại chi phí CFS được quy định (Điều này sẽ phụ thuộc vào khối lượng hàng hoá)
Kho CFS do cảng quản lý nên người thu phí ban đầu sẽ là cảng. Cảng sẽ tiến hành thu và đóng ghép hàng LCL đồng thời phí CFS được thu trực tiếp ở xuất và đầu nhập khẩu. Mức phí CFS có thể dao động từ 15 - 18 USD, nhưng trên thực tế thì mức phí có thể cao hoặc thấp theo từng đơn vị vận chuyển hoặc tùy từng thời điểm.
2. Quy trình, thủ tục với hàng gửi tại kho CFS
Thẩm quyền cấp phép : tổng cục trưởng tổng cục hải quan.
Theo điều 47 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính quy định thì thủ tục hải quan của kho CFS:
Hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được lưu trữ tại địa điểm kho chuyên thu gom hàng lẻ. Nếu hàng hóa để trong kho quá thời hạn mà không đưa ra khỏi kho thu hàng lẻ sẽ bị xử lý theo quy định của hải quan.
Địa điểm CFS thu gom đơn hàng lẻ, sẽ phải chịu sự kiểm tra, giám sát của bộ phận hải quan có thẩm quyền.
Hàng hóa được chuyển từ cửa khẩu đến kho CFS sẽ nằm ngoài cửa khẩu, và ngược lại. Hoặc hàng hóa được chuyển từ kho CFS đến nơi hoàn tất thủ tục hải quan cần nằm ngoài cửa khẩu. Nhìn chung đơn hàng của kho CFS sẽ phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
Việc giám sát hải quan đối với tất cả các loại hàng hóa lưu trữ tại kho CFS cần được thực hiện dưới luật quy định của hải quan.
Nói một cách dễ hiểu thì quy trình tại kho CFS như sau:
Người gom hàng tiếp nhận các lô hàng từ nhiều chủ hàng khác nhau
Phân loại, sắp xếp, tập hợp hàng lẻ, tiến hành kiểm tra hải quan rồi đóng vào container tại kho CFS
Chuyển các container cho địa điểm đến bằng tuyến đường phù hợp (đường sắt, tàu, hàng không, …)
Tại nơi đến, đại lý của người gom hàng sẽ tiếp nhận các container này, dỡ hàng vào giao hàng cho người nhận.
Dưới đây là mô tả chi tiết về quy trình tại kho CFS (áp dụng đối với hình thức vận chuyển bằng tàu), các loại kho CFS bao gồm việc quản lý hàng xuất và hàng nhập:
2.1. Quy trình liên quan tới HÀNG NHẬP tại kho CFS Bước 1: Nhận chứng từ
Bộ chứng từ bao gồm:
02 giấy uỷ quyền của bên thuê kho cho CFS. 01 master bill of lading.
01 bộ manifest.
Việc nhận và kiểm tra hồ sơ chặt chẽ ngay khi bên thuê kho bàn giao để tránh tình trạng vướng mắc thủ tục hải quan và tồn đọng tại Cảng.
Bước 2: Làm thủ tục Hải quan khai thác hàng CFS
Bên CFS liên lạc với các hãng tàu về thời gian tàu cập cảng.
Với bộ hồ sơ chứng từ đầy đủ, hợp lệ thì thời gian chậm nhất trong vòng một ngày, bên CFS lấy container hàng nhập từ Cảng về để khai thác hàng. Bên thuê kho cần phải thông báo kế hoạch và cung cấp chứng từ đầy đủ trước cho bên CFS để tránh tồn đọng hàng tại Cảng nếu vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết……
Bên CFS phải thực hiện đồng thời các công việc khác như: Thông báo thời gian khai thác cho bên thuê kho;
Mời cơ quan giám định;
Bàn giao chứng từ và đăng ký thời gian khai thác với Hải quan kho bãi để kết hợp các bên liên quan đảm bảo khai thác nhanh nhất ngay sau khi đưa container hàng từ Cảng về cửa kho CFS…. Bước 3: Giao nhận hàng từ Cảng về kho
Bên CFS phải kiểm tra chặt chẽ số container, số chì và tình trạng kỹ thuật của container (bẹp méo, thủng, rách, rò rỉ nước, chất lỏng, …..) trước khi lấy container hàng ra khỏi Cảng. Nếu có các trường hợp sau thì bên CFS phải thông báo cho bên thuê kho và phải có sự đồng ý của bên thuê kho thì bên CFS mới được nhận:
Container hàng phát hiện bị sai số container, số chì
Container hàng trong tình trạng thủng, rách, biến dạng hoặc có biểu hiện tổn thất hàng hoá ra bên ngoài như rò rỉ nước, chất lỏng ….
Bên CFS phải yêu cầu Cảng cung cấp và bàn giao tất cả các chứng từ, hàng hoá có liên quan giữa cảng với chủ tàu và gửi nội dung đó cho bên thuê kho thông qua bản fax hoặc các phương tiện thông tin liên lạc khác.
Đồng thời bên CFS sẽ thực hiện nhận container tại cảng và khai thác hàng hoá có tổn thất về kẹp chì, sai số, hư hỏng tình trạng kỹ thuật của container, có biểu hiện tổn thất hàng hoá… trên cơ sở nhận được biên bản hàng vỡ của Cảng và yêu cầu bằng văn bản của bên thuê kho dưới sự giám sát của cơ quan giám định và hải quan kho bãi. Và họ sẽ không chịu trách nhiệm đến việc lưu kho bãi, đọng container phát sinh nếu không do lỗi của bên CFS.
Bước 4: Đưa hàng vào kho
Bên CFS bố trí thời gian hợp lý để việc bàn giao chứng từ và khai thác hàng hóa ngay sau khi đưa container hàng từ cảng về đảm bảo có đủ đại diện các cơ quan liên quan: Giám định, hải quan kho, đại diện bên thuê kho nếu bên thuê kho yêu cầu.
CFS và các bên liên quan đến việc khai thác hàng vào kho phải kiểm tra lại số container, số chì, tình trạng kỹ thuật container trước khi phá chì container……
Trong quá trình khai thác nếu tình trạng hàng hoá không nguyên đai, kiện có dấu hiệu tổn thất hàng hoá hoặc đã tổn thất thì bên CFS phải ngay lập tức dừng lại việc khai thác, thông báo cho bên thuê kho và tiến hành chụp ảnh những lô hàng trên. CFS kết hợp với bên thuê kho, giám định, Hải quan giám sát kho, thống nhất nguyên tắc xác định tổn thất hàng hoá và lưu kho, bảo quản tiếp theo để xác định chính xác tình trạng số lượng hàng hoá tại thời điểm khai thác và không gây tổn thất phát sinh trong quá trình lưu kho, bảo quản tiếp theo.
Bên CFS, Hải quan kho bãi và giám định viên cùng nhau thống nhất số lượng và tình trạng hàng hoá để lập biên bản và lên chứng thư giám định. Đồng thời tổ chức xuất hàng, nhập hàng căn cứ vào lệnh của bên thuê kho theo các nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ra vào kho CFS và Pháp luật hiện hành. Sau đó CFS thực hiện thu các khoản phí trên cơ sở căn cứ vào hợp đồng với bên thuê kho.
Bước 5: Báo cáo hàng nhập
Bên kho CFS phải báo cáo sản lượng hàng tuần, hàng tháng theo yêu cầu và biểu mẫu của bên thuê kho và cung cấp chứng từ bằng cả tiếng Anh, tiếng Việt đối với container có hàng hóa không nguyên đai hoặc có dấu hiệu tổn thất hoặc đã tổn thất hoặc số lượng hàng không đúng với manifest.
Nếu hàng hoá bình thường đúng số lượng và nguyên đai, kiện thì bên thuê CFS sẽ gửi báo cáo cho bên thuê kho ngay sau khi hàng hoá khai thác được đưa vào kho.
Đối với container hàng có sai số container, số chì hoặc tổn thất tình trạng kỹ thuật, hoặc có dấu hiệu tổn thất hàng hoá thì trước hết phải báo cáo với bên thuê kho, sau đó tập hợp các chứng
từ và biên bản giữa cảng với chủ tàu đồng thời phải có yêu cầu bằng văn bản của bên thuê kho trước khi tiếp nhận hàng và đưa ra khỏi cảng.
Đối với container hàng có tình trạng tổn thất trong quá trình khai thác thì bên CFS lập tức dừng việc khai thác lại, thông báo cho bên thuê kho và cùng các cơ quan liên quan thiết lập biên bản xác định thực tế tình trạng, số lượng hàng hoá.
Bước 6: Thủ tục thông quan để lấy hàng khỏi kho CFS
Bên cạnh đó công ty FWD sẽ truyền tờ khai trước lên hệ thống hải quan bằng phần mềm Ecus5. Sau khi có kết quả phân luồng thì công ty FWD sẽ thông báo cho khách hàng đóng thuế nhập khẩu và thuế GTGT
Nhân viên giao nhận cầm bộ chứng từ xuống gặp hải quaṇ phụ trách, căn cứ vào luồng tờ khai sẽ phân vào phải quan kiểm tra chứng từ hay là chuyển tiếp qua hải quan kiểm hóa hoặc giao trực tiếp cho hải quan thanh lý nếu là luồng xanh.
Nếu luồng xanh thì gặp hải quan kiểm tra chứng từ , nếu hợp lệ thì tờ khai sẽ được chuyển qua hải quan thanh lý. Nếu có nghi ngờ sẽ được chuyển qua hải quan kiểm hóa để tiến hàng kiểm tra hàng hóa, còn nếu chứng từ chưa hợp lệ thì phải khai lại và chuẩn bi chứng từ hợp lệ;
Nếu luồng đỏ thì sau khi quả quan kiểm tra chứng từ xong, nếu chứng từ hợp lệ thì sẽ chuyển qua hải quan kiểm hóa để tiến hành kiểm hàng. Nếu hàng hóa được kiểm tra đúng như đã khai thì sẽ được khải quan nhập vào hệ thống và tiến hành thanh lý hàng, còn hàng có vấn đề thì tiến hành xử lý theo từng trường hợp cụ thể. Sau khi tiến hành xong các bước kiểm tra chứng từ , kiểm hàng xong thì hải quan chuyên trách sẽ nhâp thông tin lên hệ thống, nhân viên giao nhận của bên thuê sẽ kiểm tra trên trang web hải quan để in mã vạch.
Trước khi in mã vạch để đưa cho hải quan thanh lý thì cần làm phiếu xuất kho. Khi đăng ký phiếu xuất kho thì đăng ký luôn số xe vào lấy hàng. Khi có phiếu xuất kho và mã vạch thì cầm thêm tờ khai (nếu có), mang đến cho hải quan thanh lý để thanh lý hàng. Sau khi kiểm ra xong hải quan thanh lý sẽ đóng mộc lên tờ mã vạch và nhập lệnh giải phóng lô hàng lên hệ thống. Bước 7: Lấy hàng ra khỏi kho CFS
Sau khi đươc đóng dấu thông quan lên mã vac h, thì nhân viên giao nhận phiếu xuất kho và mã vạch (photo và bản chính) xuống kho CFS và thông báo cho tài xế số kho, cửa kho để lấy hàng (hoăc đưa phiếu xuất kho và mã vac h cho tài xế tự xử). Khi lấy hàng xong thì thông báo cho khách hàng chuẩn bi kho bãi để tiếp nhâṇ hàng
2.2. Quy trình liên quan tới HÀNG XUẤT tại kho CFS Bước 1: Xác định booking
Bao gồm: Tên chủ hàng
Cảng dỡ hàng và nơi giao hàng Số lượng kiện hàng và tổng số
Đơn đặt hàng và số hiệu từng mặt hàng Loại hàng
Chủ vỏ
Tên tàu Feeder/ số thuế Thời gian bắt đầu xếp hàng Thời gian tàu cắt máng Thời gian tàu chạy
Bước 2: Liên lạc với chủ hàng về thời gian hàng về kho