6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.3.2. Chính sách và công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
a) Các chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Căn cứ vào cơ sở lý thuyết và tình hình thực tế hiện nay về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam, có một số chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau:
- Chính sách về giá
Vì có chi phí thấp nên doanh nghiệp có thể đặt giá thấp hơn đối thủ nhưng vẫn có mức lợi nhuận bằng họ. Nếu các doanh nghiệp trong ngành đặt giá như nhau cho sản phẩm của họ thì doanh nghiệp có chi phí thấp sẽ thu được lợi nhuận cao hơn. Nếu như cạnh tranh ngành tăng và các doanh nghiệp bắt đầu cạnh tranh về giá, doanh nghiệp có chi phí thấp sẽ có khả năng chịu đựng được sự cạnh tranh tốt hơn các doanh nghiệp khác.
Với cả hai lý do này, doanh nghiệp có chi phí thấp có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn mức trung bình. Mục tiêu của doanh nghiệp nhất thiết phải là phát triển những năng lực mà cho phép doanh nghiệp tăng hiệu quả và giảm chi phí so với các đối thủ cạnh tranh. Phát triển năng lực khác biệt trong quản lý sản xuất và nguyên liệu là vấn đề cốt lõi để đạt được mục tiêu này.
Để có được chi phí thấp các doanh nghiệp cần phải phát triển những kỹ năng trong sản xuất linh hoạt và sử dụng kỹ năng quản lý nguyên liệu hiệu quả. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn phải tập trung vào các chức năng khác tạo ra năng lực khác biệt của doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu của quản lý sản xuất và nguyên vật liệu. Ví dụ, chức năng bán hàng có thể phát triển năng lực, thu hút được nhiều và ổn định đơn đặt hàng của khách hàng. Sau đó nó cho phép khâu sản xuất hoạt động nhiều hơn và vì vậy đạt được tính kinh tế nhờ quy mô và giảm chi phí. Chức năng quản lý nhân lực có thể tập trung vào các chương trình đào tạo và hệ thống lương thưởng để làm giảm chi phí do nâng cao năng suất lao động. Và chức năng nghiên cứu và phát triển có thể tập trung vào việc cải tiến sản phẩm để giảm chi phí sản xuất. Chi phí thấp giúp doanh nghiệp có mức lợi nhuận cao, bảo vệ doanh nghiệp trước các khách hàng, nhà cung cấp mạnh, tạo ra một hàng rào chống gia nhập cao, giảm sự đe doạ của các sản phẩm thay thế.
Để đạt được tổng chi phí thấp, doanh nghiệp có thị phần cao, và có những lợi thế khác như tiếp cận thuận lợi với nguồn nhiên liệu, thiết kế sản phẩm để chế tạo dòng sản phẩm rộng để chia nhỏ chi phí, bán được sản phẩm cho các khách hàng lớn.
19 - Chính sách khác biệt hóa sản phẩm
Chính sách khác biệt hoá sản phẩm gắn với việc xác định chất lượng và hình thức biểu hiện của sản phẩm; những thay đổi về sản phẩm theo sự phát triển của thời gian; hình thành các nhóm sản phẩm đáp ứng sự đa dạng về nhu cầu và cầu của người tiêu dùng; cung những sản phẩm mới trong phạm vi nhóm sản phẩm đã có. Thực chất khác biệt hóa sản phẩm là tạo ra các sản phẩm dịch vụ có đặc tính, tính năng kỹ thuật nổi trội so với các đối thủ cạnh tranh. Đặc tính khác biệt của sản phẩm có thể là: chất lượng, đổi mới, độ tin cậy, đặc điểm kỹthuật, dịch vụ kèm theo sản phẩm, và rất nhiều các yếu tố khác nữa.
Thực hiện chính sách này doanh nghiệp này có khả năng thoả mãn nhu cầu khách hàng theo cách mà các đối thủ cạnh tranh không làm được, do đó doanh nghiệp có thể đặt giá cao hơn trung bình ngành. Khả năng tăng thu nhập bằng cách đặt giá cao cho phép doanh nghiệp khác biệt vượt các đối thủ và có được lợi nhuận cao hơn trung bình. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách phát triển sản phẩm với các bộ phận có liênquan như kỹ thuật, sản xuất và marketing để đề ra các chính sách khuyến mại, bao gói, và dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng đối với sản phẩm. Vì vậy, vấn đề quan trọng nhất là xác định các nguyên tắc, hình thức phối hợp đồng bộ các bộ phận nghiên cứu và phát triển, marketing, bán hàng....
Xây dựng các nguyên tắc, phương pháp và giải pháp phối hợp các hoạt động trên trong mộtchu trình xoáy ốc đòi hỏi phải đưa ra nhiều chính sách khác có liên quan như các chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân lực, nghiên cứu và phát triển, sản xuất, marketing, tiêu thụ,... Đồng thời, phải xây dựng phương pháp nghiên cứu hình thành sản phẩm mới và đưa ra các chính sách kích thích cần thiết.
- Chính sách tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định
Doanh nghiệp có thể lựa chọn một khúc thị trường để phục vụ. Doanh nghiệp nhìn vào tính hấp dẫn về lợi nhuận để lựa chọn khúc thị trường này. Ở đây, đoạn thị trường được chọn có thể chưa có đối thủ cạnh tranh hoặc là thị trường duy nhất mà doanh nghiệp chọn để chỉ bán những loại sản phẩm phù hợp với thị trường đó, tập trung vào thị trường mà doanh nghiệp có ưu thế vượt trội hơn so với các đối thủ khác (ưu thế chi phí thấp nhất hay khác biệt hoá sản phẩm). Chính sách này giúp doanh nghiệp có thể tập trung phát triển bất cứ năng lực đặc biệt nào mình có nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình, hoặc là sự khác biệt hoặc là lợi thế về chi phí. Vì vậy, doanh nghiệp có thể tìm kiếm lợi thế chi phí và tạo ra hiệu quả cao hơn trong sản xuất với chi phí thấp trong một vùng. Hoặc doanh nghiệp có thể tạo ra những kỹ năng tốt hơn trong việc đáp ứng yêu cầu khách hàng dựa vào khả năng của doanh nghiệp phục vụ nhu cầu
20
của khách hàng trong vùng theo những khách hàng mà doanh nghiệp theo chiến lược khác biệt không thể làm được hoặc có làm cũng bị chi phí cao.
b) Các nguyên tắc, công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Sáng tạo ra các giá trị cao, độc lập
Các doanh nghiệp với nguồn lực hạn hẹp, thường lo sợ lợi thế về quy mô và sức mạnh tài chính của các doanh nghiệp lớn. Thực ra, ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng luôn tránh được cuộc cạnh tranh đối đầu về giá. Bản chất hoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị cho cộng đồng, cụ thể là cho khách hàng. Giá trị được tạo ra càng lớn thì phần thưởng (lợi nhuận, uy tín, sự trung thành của khách hàng, nguồn lực...) mà công ty nhận được từ khách hàng càng lớn. Vì thế, các doanh nghiệp cần tập trung tìm hiểu nhu cầu của xã hội, khách hàng, phải có chiến lược kinh doanh riêng, bảo đảm tạo ra những giá trị cao, độc đáo cho khách hàng.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nổi lên trong việc tạo ra chỗ đứng riêng như bưởi Năm Roi, tranh cát, hoa đất sét... Hiệu quả này xuất phát từ việc nắm bắt những nhu cầu của khách hàng, từ đó tạo ra giá trị làm thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của khách hàng.
- Chú trọng hơn nữa đến yếu tố dịch vụ
Các nền kinh tế lớn hiện nay đều là nền kinh tế dịch vụ. Xu thế này cũng được thể hiện rất rõ khi Việt Nam hội nhập. Tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế ngày càng gia tăng. Vì vậy, đây là lĩnh vực mà các doanh nghiệp có thể khai thác cho tương lai lâu dài và bền vững của mình. Hơn nữa, nếu doanh nghiệp biết khai thác tốt hơn nữa các dịch vụ kèm theo sẽ mang lại hiệu quả nhân đôi, nhân ba.
Do gần gũi và hiểu rõ nhu cầu cụ thể của khách hàng, doanh nghiệp có lợi thế rất lớn trong việc tạo ra các dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu đó. Khi đáp ứng dịch vụ tốt, không ai có thể cạnh tranh được với họ.
- Có tầm nhìn dài hạn về sự phát triển
Không ai lớn lên mà không bắt đầu từ tấm bé, thậm chí bắt đầu từ số 0. Thành công vang dội của Google, Yahoo, Microsoft đi từ 0 đến "có nhiều” và trở thành người khổng lồ. Trong quá trình này, họ cũng không ngần ngại sự có mặt của những công ty lớn trước đó. Vì vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tự tin vào giá trị và sự tồn tại của bản thân, thực sự mang lại lợi ích cho xã hội và khách hàng. Để làm tốt điều này doanh nghiệp cần có tầm nhìn cho sự phát triển.
Tầm nhìn dài hạn sẽ giúp các doanh nghiệp hình thành được hệ thống sản xuất kinh doanh phù hợp, từng bước chuyên nghiệp hóa trong sự phát triển. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể bảo đảm năng lực quản lý các hệ thống lớn trong tương lai không
21
xa. Thường xuyên học tập và phát triển năng lực, chuẩn bị cho tương lai tươi sáng hơn là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp hiện nay.
- Tìm những phân khúc thị trường phù hợp
Khi quy mô và tiềm lực còn nhỏ, chiến lược thường được sử dụng của doanh nghiệp là chui vào các ngách nhỏ của thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp nên chú ý những ngành nghề, ngóc ngách trên thị trường mà các công ty lớn không khai thác hoặc khó thâm nhập.
Chiến lược thiết lập những "an toàn khu” hoặc "bám thắt lưng địch mà đánh" cũng có thể được áp dụng một cách sáng tạo trong kinh doanh ngày nay, nếu phải đương đầu với những người khổng lồ.
- Cạnh tranh dựa trên yếu tố tốc độ
Các doanh nghiệp lớn luôn có bộ máy cồng kềnh, các quy trình và thủ tục phức tạp nên thường gặp nhiều khó khăn và chậm chạp trong quá trình chuyển đổi sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong thời đại toàn cầu hóa và số hóa hiện nay, phần thắng luôn thuộc về các công ty kịp thời thỏa mãn nhu cầu và yêu cầu của khách hàng. Ai gần với khách hàng hơn, nắm bắt nhanh hơn, phản ứng tốt với sự thay đổi này và làm khách hàng thỏa mãn sẽ được lựa chọn.
22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM AN TOÀN BUSA TRÊN THỊ TRƯỜNG BẮC NINH 2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thị trường Bắc Ninh
2.1.1. Tổng quan tình hình năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thịtrường Bắc Ninh toàn Busa trên thịtrường Bắc Ninh
Công ty TNHH Busa được thành lập từ năm 2015, đến nay Công ty đã có 6 năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thực phẩm và suất ăn công nghiệp. Trên tiêu chí đảm bảo tuyệt đối đảm bảo sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch vụ suất ăn công nghiệp của Busa được đánh giá cao bởi những ưu điểm như:
Nguồn thực phẩm an toàn: Tất cả những thực phẩm trong suất ăn cung cấp bởi Busa đều được kiểm duyệt nghiêm ngặt từ khâu chọn lọc nguồn nguyên liệu trước khi đưa và quy trình chế biến thành món ăn để đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quy trình chế biến khép kín, trong môi trường sạch:Không ngừng đầu tư nâng cấp hệ thống nhà bếp, chế biến, cam kết mang tới các bữa ăn sạch đến với người dùng.
Đội ngũ quản lý, đầu bếp chuyên nghiệp: Đội ngũ nhân viên bếp là những người giàu kinh nghiệm trong việc nấu ăn, được khám sức khỏe định kỳ đồng thời đã trải qua các khóa huấn luyện đào tạo kỹ năng chuyên môn.
Từ nguồn nhân lực ban đầu là 8 người, đến nay công ty đã đào tạo và phát triển được đội ngũ nhân viên, lao động lên đến 40 người. Đây chưa phải là thành tựu quá to lớn nhưng là nỗ lực phát triển mở rộng quy mô, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Năm 2015 công ty chỉ kinh doanh Suất ăn công nghiệp. Từ kinh doanh nhỏ lẻ cung ứng cho các doanh nghiệp trong một khu công nghiệp của Thành phố Bắc Ninh, Busa mở rộng cung ứng cho các doanh nghiệp trong các cụm khu công nghiệp của Thành phố rồi mở rộng thêm các khu công nghiệp ở các huyện thị khác trong tỉnh Bắc Ninh. Bên cạnh đó, công ty cũng tận dụng cơ sở vật chất sẵn có và đối tác, khách hàng tiềm năng, công ty cung ứng thêm thực phẩm chưa qua chế biến.
Trong giai đoạn 2018 – 2020, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp biến động không ngừng, có năm tăng năm giảm, từ năm 2018 sang 2019 doanh thu tăng 9,48% (tương đương với 2,354,737,697 đồng), sang năm 2020 doanh thu lại giảm 34,6% (tương đương với 9,405,759,373). Điều này chứng tỏ năng lực cạnh tranh của công ty còn kém, tuy nhiên công ty vẫn luôn cố gắng thay đổi chiến lược kinh
23
doanh để tìm ra phương án phù hợp nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Đặc biệt bắt đầu từ năm 2020, do ảnh hường đại dịch Covid, đến nay đã có hàng chục nghìn doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động. Khó khăn đè nặng lên nền kinh tế và ảnh hưởng sâu sắc tới cộng đồng doanh nghiệp. Với Busa khó khăn lại tăng gấp bội phần. Bởi Busa là một công ty có quy mô nhỏ, một mặt chịu áp lực suy giảm kinh tế, một mặt vừa phải cạnh tranh với hàng chục doanh nghiệp trong tỉnh. Đó còn chưakể tới cuộc đua chuyển đổi công nghệ, mở rộng sản xuất, đổi mới quy trình quản lý, thay đổi phương thức kinh doanh đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn, nguồn nhân lực có trình độ cao... mà Busa khó có thể chạy đua với những ông lớn cùng ngành. Vì vậy, mục tiêu cần thiết Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa là nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Bắc Ninh.
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm an toàn Busa trên thịtrường Bắc Ninh
a) Môi trường bên ngoài –môi trường vĩ mô
Một thể chế chính trị và pháp luật rõ ràng sẽ là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, đảm bảo tính bình đẳng cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Nhân tố này có tác động rất lớn đến tình hình kinh tế xã hội của đất nước, tác động mạnh đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nước ta là nước chỉ có một Đảng lãnh đạo duy nhất nên có sự ổn định và thống nhất cao trong đường lối và chính sách nên rất thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung, Busa nói riêng phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Với môi trường kinh doanh lành mạnh và có sự ổn định cao từ đó khuyến khích công ty đầu tư và cải tiến công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua Việt Nam luôn được đánh giá là một quốc gia có môi trường kinh doanh an toàn, nền chính trị ổn định nên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư, thu hút được nhiều nguồn vốn ODA, FDI,... Đặc biệt Bắc Ninh cũng là một trong những tỉnh đứng đầu về độ hấp dẫn đối với FDI. Hoạt động trong môi trường đó thì Busa sẽ thu hút ngày càng nhiều hơn các đối tác trong và ngoài nước, mạnh dạn đưa ra những chiến lược kinh doanh mới, đó là một thuận lợi giúp cho công ty không ngừng phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Các nhân tố kinh tế (tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất..) ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia cao, tỷ lệ lạm phát ổn định dưới 10% đã tạo ra môi trường an toàn là điều kiện cần để công ty quyết tâm huy động mọi nguồn vốn đầu tư trang thiết bị, kho bãi nâng cao chất lượng sản phẩm.
24
Bắt đầu từ năm 2020, khi làn sóng đại dịch Covid lan ra toàn cầu, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế sụt giảm, tỉ lệ lạm phát tăng cao hơn, nguồn nguyên liệu đầu vào khó vận chuyển, giá thành tăng lên, Busa cũng phải đối mặt với nhiều thách thức